Góc nhìn Phật tử

Học Phật: Sự quay về tìm căn bản đạo đức 

Thứ bảy, 18/10/2019 11:34

Có lẽ lịch sử nhân loại chưa bao giờ tăng tốc trong hành trình tiến hóa vật chất, công nghệ, học thuật...như thời  đại chúng ta đang sống, được khái quát định danh cách mạng công nghiệp 4.0.

>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Lời Phật dạy 

Chẳng những trong tăng trưởng đời sống vật chất, các trào lưu tư tưởng - văn hóa mới, về tinh thần, đã tăng tốc xuất hiện, đối tượng tiếp nhận và tác động trở lại mạnh mẽ nhất  chính giới trẻ.

Hàng loạt "vấn đề" thuộc văn hóa, tư tưởng, thậm lịch - lịch sử và quan niệm đạo đức, đã được hay bị, xét lại, cách tân hay biển cải có khi rất mạnh tay.

Người ta luôn tin và mong mỏi rằng dù vận động xã hội, tiến trình tăng trưởng vật chất - tinh thần ở mức độ nào, sự căn bản trong chuẩn mực đạo đức vẫn nên giữ trên nền giá trị vốn có, song hiện nay điều ấy có khi lung lay. 

Đạo đức, nhân tính, giá trị sống… có lẽ không nên xem là chiếc áo bị chật chội khi xã hội loài người vận động phát triển, mà nên là cái nền kiên cố bảo đảm nhân tính và các thuộc tính ưu việt của con người được giữ vừng, làm kim chỉ nam trong hành trình tiến hóa không ngừng nghỉ. Ảnh minh họa

Đạo đức, nhân tính, giá trị sống… có lẽ không nên xem là chiếc áo bị chật chội khi xã hội loài người vận động phát triển, mà nên là cái nền kiên cố bảo đảm nhân tính và các thuộc tính ưu việt của con người được giữ vừng, làm kim chỉ nam trong hành trình tiến hóa không ngừng nghỉ. Ảnh minh họa

Đạo đức, nhân tính, giá trị sống… có lẽ không nên xem là chiếc áo bị chật chội khi xã hội loài người vận động phát triển, mà nên là cái nền kiên cố bảo đảm nhân tính và các thuộc tính ưu việt của con người được giữ vừng, làm kim chỉ nam trong hành trình tiến  hóa không ngừng nghỉ.

Bài liên quan

Ngày nay, có khi học vấn cao vẫn không song hành năng lực  đạo đức tương ứng và riêng về chuyện ấy, kẻ sĩ - trí thức hiện đại khác biệt tiền nhân. Sự tiếp nhận cái mới quá mạnh mẽ có khi làm khó chủ thể - người học, giới trẻ, trí thức - khi không được xây dựng nền tảng đạo đức vững vàng, ở học đường hay từ gia đình, khiến có khi họ xét lại các giá trị cũ, thậm chí bỏ qua hay tự bằng lòng với hệ giá trị mới tiếp nhận  được. Mâu thuẫn này khiến không ít người có tâm đau lòng.

Đạo Phật được phát hiện, hoàn thiện lý luận và hoằng  pháp rộng rãi, có thành tựu ở nhiều quốc gia trong hành trình lịch sử nghìn năm, khởi đầu khi Đức Chí Tôn, một cá nhân thượng lưu và trí thức cổ đại Ấn, không tìm thấy sự thỏa đáng trong các giá trị học thuật và tư tưởng đương thời, sự bế tắt trong đời sống tinh thần đạo đức trước khổ ải của đời sống nhân sinh ở bổn cửa thành hay nói rộng ra, của xã hội không riêng gì Ấn Độ. Và ánh sáng tâm linh của một tôn giáo hoàn bị về kinh điển - lý luận và thực  tiễn chính là lời giải cho bài toán khó mà Thích Ca Mâu ni Phật tìm thấy, nó bao hàm - đương nhiên - nền tảng đạo đức cần có, và đấy mới chỉ một phần trong pho lý luận Phật giáo. Đạo Phật - thông qua con đường vạch ra bằng lý luận và hành tập theo hướng dẫn, thỏa mãn mong cầu đạo đức và cao hơn, khát vọng giải thoát, đạt ngộ, giải thoát rốt ráo - hạnh phúc theo nghĩa cao sâu nhất, hay - cao siêu nhất.

Học Phật, trước nhất để làm người tốt, công dân tốt của quốc gia và nhân loại, trước khi nói đến sự ngộ mang tính tôn giáo tâm linh hay triết học, sự giải thoát. Ảnh minh họa

Học Phật, trước nhất để làm người tốt, công dân tốt của quốc gia và nhân loại, trước khi nói đến sự ngộ mang tính tôn giáo tâm linh hay triết học, sự giải thoát. Ảnh minh họa

Bài liên quan

Ví như chúng sinh  tiếp cận Đạo và sơ cơ thọ ngũ giới, cũng chính tiếp cận và hành tập đời sống đạo đức dưới góc nhìn đời thường: không nói dối, không sát sinh, không uống rượu, không trộm cắp, tà dâm. Và, từng bước, sự tiếp nhận Đạo song hành cùng sự tiếp nhận đạo đức và thực hành đạo đức - làm người. ý nghĩa này khiến Phật giáo dễ dàng dung nạp trong các môi trường văn hóa - dân tộc..khác biệt, tìm thấy chỗ đứng có giá trị.

Quay lại sự chao đảo hay lung lay, chông chênh - bất cân xứng về đời sống đạo đức ngày nay chỗ này chỗ khác, thực trạng xây nhà tù nóc - sự mất hay vơi mòn đời sống đạo đức có ở hay bên cạnh sự dư thừa vật chất và học vấn hay công nghệ. Chính cảnh của thiền hứa hẹn sự về nguồn, quay lại các giá  trị căn bản vốn có và hằng có để có nền vững chắc trong đời sống vật động như vũ bão ngày nay. Học Phật, trước nhất để làm người tốt, công dân tốt của quốc gia và nhân loại, trước khi nói đến sự ngộ mang tính tôn giáo tâm linh hay triết học, sự giải thoát.

Nên chăng đặt vấn đề gia cố nền tảng đạo đức - như cách đặt vấn đề ở trên - để cách mạng công nghiệp 4.0 hài hòa dẫn dắt sự tiến hóa, mang đến hạnh phúc đích thực cho con người, không phải xây nhà từ nóc mà từ nền tảng căn bản kiên cố hằng có.

loading...