Đạo Phật trong tim tôi

Ngày Đức Châu ra đời 

Thứ năm, 08/03/2023 01:48

Hôm nay mình được đi Quy y Tam Bảo, hồi nhỏ mình hay hào hứng khoe rằng mình qui y từ 2 tháng tuổi rồi vì mình nghĩ như vậy là mình được làm “đồ đệ” của Phật từ sớm.

Nhưng bây giờ khi tìm hiểu sâu hơn về Phật pháp mình mới thật sự hiểu được lễ qui y là như thế nào và muốn đi quy y lại để được nghe thầy truyền giới, mình hào hứng lắm, từ bây giờ mình thật sự là con của Phật rồi.

Mình được 2 vị thầy truyền đạo, mình và rất nhiều người xung quanh ngồi nghe như trong khung  cảnh thời Đức Phật thời tại thế, mình nghe từng câu mà hạnh phúc vô bờ bến những lời khai thị của  sư thầy, trước lúc quy y mình rối ren lắm, mình còn nhiều câu hỏi, mình muốn làm cái này muốn làm  cái kia, mình lựa chọn giữa ngành nghề này ngành nghề nọ, mình sợ thất bại sợ đi sai đường, mình hoang mang với cái chữ “tu” ở nhà, tu ở “chợ”, rất rất nhiều câu hỏi không có lời giải đáp, sau khi  được thầy giảng pháp trong lễ qui y, mình hạnh phúc vô bờ bến, mình hạnh phúc lắm, mình vui vì mình đã thật sự hiểu ra được 1 điều mà mình mắc kẹt lại từ rất lâu rồi. 

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Thời kì này là thời kì mạt pháp, là thời kì khó kiếm ra chánh pháp chánh đạo, khó tìm ra 1 bậc toàn giác như Đức Phật, bởi nói Phật tánh trong ta, mình đã từng đi tìm kiếm rất nhiều vị thầy, nhưng giờ mình nhận ra vị thầy lớn nhất thật sự chính là “ta”. Vạn pháp duy tâm tạo, và trong Phật đạo không niềm tin nào cao hơn “nhân quả” , đủ duyên hoa sẽ nở, không nhân duyên nào đến rồi đi mà  không có hạt giống gieo nên. 

Tâm và cảnh không dính nhau là giải thoát 

Bản chất người ta xây nhà lên nó không có số, con người cũng vậy, nhiều nhà mới có số mà phân biệt  với nhau, nhưng con người người ta chấp vào cái số và chấp vào những cái mặc danh gán ghép, ta là li trà, ta là li cát, ta là li nước, luân hồi vẫn diễn ra. Trước khi qui y, mình muốn hỏi thầy thời của mình khi nào, mình nên làm nghề gì, vì mình quá tham lam và sợ thất bại, mình chưa ở dưới đáy xã  hội, mình chưa mất tất cả, nỗi sợ thành công thật sự lớn.

Bản chất ta không là gì cả. 

Ta không là gì, ta mới là tất cả 

Người tu hành vượt lên khỏi luân hồi nghĩa là chỉ tin vào nhân quả, ta đã gieo thiện nghiệp nên ta  có được sự suôn sẻ này, ta đã gieo ác nghiệp nên ta mới gặp trắc trở khó khăn, người tu hành không sợ hãi, không tránh nghiệp, không cần tin vào số mạng tử vi vì họ chấp nhận trả những duyên cũ đã  qua và tu tập tinh tấn để gieo nhân tốt mới và trở thành 1 người có giá trị.

Hiểu được điều ấy khiến mình cũng tự tin hơn rồi, mình sẽ bắt đầu bước đi lại từ đầu, chọn bất kì lĩnh vực gì cũng được, thành công hay không là do nghiệp quả của mình, khó khăn hay không cũng vậy, giáo lí gốc rễ nhất là giáo lí Gieo hạt & Tẩy hạt là pháp Bố thí trong Phật đạo, muốn điều gì hãy  làm điều ấy cho người khác, ta không muốn điều gì đừng làm điều ấy cho người khác, thực hành pháp đó với niềm tin sâu sắc vào nhân quả mới chính xác là thoát khỏi luân hồi ngay trong thực tại!  

Nhân nào thì quả đấy, hạt giống phải chính xác và đủ năng lượng, nghiệp quả mới trổ ra.  

Muốn đạt được quả ngọt, không phải chỉ cầu nguyện ông trời và Đức Phật để trái cây tự rơi xuống, phải nâng cấp cỗ máy này lên, phải “Thọ trì giới pháp” của Đức Phật .

Tất cả giới pháp của Phật đều nhằm 1 mục đích duy nhất là giúp con người thành tựu, là chiếc thuyền với nhiều mục đích khác nhau giúp ta sang bến bờ tỉnh thức. Ví như giới không sát sanh để ta không nạp vào quá nhiều thần thức, ma trận của những sinh vật đau khổ để rồi đối diện với tình huống ta sinh ra sân hận, pháp không tà hạnh để giữ bộ máy nội tạng hoạt động tốt, từ đó khí huyết lưu thông  hoạt động tốt trí huệ minh mẫn hơn và cuộc sống được vận hành tốt hơn.

Giới pháp không phải luật lệ, giới pháp là sự thông minh, là chiếc xuồng nhanh nhất giúp ta nâng cấp nội lực, nâng cấp cỗ máy thân tâm lên để đạt được thành tựu. 

Giới pháp giúp ta nâng cấp 2 thứ: Sự sống động và sự tận hiến.

Sự sống động là làm mọi thứ với niềm vui, năng lượng cao, hạnh phúc.

Sự tận hiến là làm tất cả mà không cần đền đáp, có biết ơn sẽ có tận hiến, tận hiến là hưởng thụ tình  yêu của sự tận hiến. 

Ta ý thức được việc ta làm đem lại điều gì. 

Ta làm hết mình, hết sức, đàng hoàng, tập trung, thực hiện tốt và hưởng thụ niềm vui của quá trình đó. 

Nếu ta loạn động, 1 là ta thiếu sự sống động (sức khỏe của thân), 2 là ta thiếu sự tận hiến (năng lượng của ý thức). 

Mình hiểu rồi, từ bây giờ mình là con của Phật, mình bắt đầu tu, mình kính Phật Pháp Tăng, mình được thệ nguyện giữ 4 giới trong qui y Tam Bảo.  

Không sát sanh hại vật 

Không gian tham trộm cắp 

Không tà dâm 

Không uống rượu 

Còn giới thứ 4, không nói dối mình chưa làm được, nhưng mà, mình đã đối trước Phật mà thệ  nguyện, vậy là mình chính thức tu rồi đó.

Mình hạnh phúc lắm, mình được tu rồi!. Quy y, là trở về nương tựa Phật Pháp Tăng, qui y là bắt đầu bước vào con đường thọ trì giới pháp và phụng sự, mình là ưu bà di, mình là cận sự nữ.

Một vị sư từng cho mình một lời chúc rất hay vào dịp Tết, sư chúc mình trở thành một hạt giống có chọn lọc, và nay quy Y mình được đặt cái pháp danh là Đức Châu, sư thầy giải thích là: Đức - là đức hạnh, Châu - là châu báu.

Một viên châu báu có chọn lọc, thật quý, thật đức hạnh, để đem cái quý đó đi phụng sự cho đời Mình không còn là Nhuận An nữa rồi, mình không còn lo lắng về sức khỏe và sự bình an của mình nữa.  

Mình là Đức Châu đấy nhé. Mình sẽ làm đúng sứ mệnh mà cái tên này mang lại! 

Hồi đấy không khỏe thì sợ không làm được việc. Giờ không khỏe thì đi tập thể dục để khỏe lên mà làm được việc. Tu là đó chứ đâu. 

*Bài viết được gửi từ tác giả Nguyễn Như Bình; địa chỉ: Phường Đông Hưng Thuận, quận 12, TP.HCM.

loading...