Góc nhìn Phật tử

Nhiều điều không thấy 

Thứ sáu, 11/10/2019 10:12

Ông trời đã cho chúng ta đôi mắt sáng để nhìn cuộc đời, và đức Phật đã chỉ cho chúng ta cách làm sao để có đôi mắt bi mẫn (từ nhãn thị chúng sanh) mắt thương nhìn đời. Và chỉ cho ta biết làm sao để có được cái thấy chân chánh (chánh kiến).

>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Lời Phật dạy 

Bài liên quan

Hạnh phúc là khi có đôi mắt không khuyết tật, để được thấy, dù thấy đúng hay thấy sai, không bị mù thì vẫn còn thấy. Thấy tất cả những gì có thể diễn ra xung quanh trong phạm vi cho phép, nhưng nếu giả sử đôi mắt bị khiếm khuyết, bị mù thì vẫn có thể cảm nhận sự thấy và biết. Cái thấy này thuộc sự nhận biết trong tiềm thức và qua sự tác động của bên ngoài, đó là nghe.

Tuy thế, hiện nay có rất nhiều điều diễn ra sờ sờ trước mắt, mà con người không thể thấy được. Hiện tượng này, thường gọi là “có mắt cũng như mù”, còn tệ hơn người mù, đó là cái thấy của nhãn căn. Thấy mà không biết gì nghĩa là lúc này tâm thức vắng mặt. Khi tâm-ý-thức có mặt thì được gọi là nhãn thức, cái thấy của nhãn thức là cái thấy vọng động, mặc dù không được chính xác, nhưng vẫn thấy và vẫn biết mọi hiện tượng. 

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Bài liên quan

“Con voi chui qua lỗ kim” là cách nói ví von để chỉ những vấn nạn nổi cộm hiện nay. Những trái ngang to tát diễn ra trước mắt, mà những người có trách nhiệm lại không thấy. Đó là chuyện một cô gái xuất thân từ nghề cắt tóc gội đầu, mượn bằng cấp của người khác, để tiến thân lên đến chức trưởng phòng quản trị hành chính ở tỉnh Đắk Lắk. Trong một thời gian dài, cô đã vượt qua cái không thấy của một ban bệ kiểm soát nghiêm ngặt. Cái không thấy của một toà nhà đồ sộ, nhà hàng Panorama được xây dựng trái phép, nằm cheo leo trên đỉnh núi danh thắng Mã Pì Lèng trong một thời gian khá lâu... Rồi đến chuyện không thấy, dẫn đến hậu quả ghê gớm luôn bị lên án. Là chuyện nhiều giáo viên vẫn còn những hành vi đánh đập, thô ác với học sinh mầm non và tiểu học. Thế mà chuyện này vẫn diễn ra thường  xuyên, làm dấy lên sự sợ hãi, mất niềm tin với giáo dục của các bậc phụ huynh và khiến dư luận xã hội thù hận đối với các Thầy cô, một chức nghiệp cao cả.

Nếu nói không thấy thì không đúng, bởi trong số chúng ta không bị mù loà hết? Mắt của chúng ta vẫn sáng, vẫn long lanh? Đau xót đến thốt lên, cả Việt Nam mù hết hay sao vậy trời? Vậy mà không thấy??? Chỉ có thật sự khuyết tật thôi, bệnh hết rồi. Nhưng khổ nỗi, đây không phải là bệnh của mắt mà là bệnh tâm thức - Nhãn thức. Nhãn thức đã bị bệnh; bị bệnh che đậy, bị sẹo tham lam làm hư hoại; bị vẩn đục; bị khuyết tật mù loà; bị mờ mắt với một di căn bao che, vị nể, sợ hãi. Nhãn thức chứa đầy ký sinh trùng tật bệnh tham lam, hệ quả của bệnh nhận thức hư hoại.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Làm sao để chữa được căn bệnh mắt này? Làm sao cho mắt chúng ta thấy trở lại, thấy được những điều trung thực, thấy được sự bình đẳng trong xã hội… Mặc dầu vẫn biết rằng cái thấy của con mắt là cái thấy của phan duyên trần cảnh, cái thấy cần phải có sự trợ giúp bên ngoài, mắt của chúng sanh thì không thể tự mình để thật thấy.

Bài liên quan

Và biết rằng, chúng ta thực sự không thật thấy, thì chúng ta cần phải có sự trợ giúp, phải lắng nghe sự phản ánh của dư luận, từ các chuyên gia, các chuyên ngành và từ  những tâm thức trong sáng… thế mới có thể đủ khả năng để cứu vãn được đôi mắt này.

Ông trời đã cho chúng ta đôi mắt sáng để nhìn cuộc đời, và đức Phật đã chỉ cho chúng ta cách làm sao để có đôi mắt bi mẫn (từ nhãn thị chúng sanh) mắt thương nhìn đời. Và chỉ cho ta biết làm sao để có được cái thấy chân chánh (chánh kiến). Tà kiến là cái thấy bệnh hoạn, bệnh hoạn của căn và thức, cái thấy này luôn dẫn chúng sanh đến đau khổ và bất hạnh. Cái thấy này dẫn con người đi vào các con đường ác, đưa con người đến những hành vi làm huỷ hoại môi trường sống. Môi trường sống của chúng ta là xã hội mà chúng ta đang sống, đang thụ hưởng và đang xây dựng.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Vậy, muốn xây dựng một xã hội công bằng, phát triển và văn minh, thì trước nhất phải thay đổi và chữa trị con mắt bệnh hoạn này. Để một ngày nào đó, thế hệ con cháu cũng như đất nước chúng ta có được sự bình an và hoà thuận trong hạnh phúc lẫn khổ đau.

Rất cần lắm, những đôi mắt sáng trong để nhìn đời khi thức dậy. Rất cần lắm, những đôi mắt thật sự biết thương yêu và trách nhiệm để cuộc đời này thêm phần bình an. Rất cần lắm, những đôi mắt thật sự nhìn thấy điều tốt và xấu đang dàn trải giữa những cơn mộng bao la này. Hãy chung sức gìn giữ và tạo dựng đôi mắt cuộc đời, luôn thức tỉnh trong vô vàn mê muội.

loading...