Chùa Việt

Uy thiêng chùa Gia Kiết 

Chủ nhật, 11/10/2019 02:33

Tĩnh lặng, uy nghiêm, thư thái, trầm mặc, đó là những cảm giác đọng lại trong lòng du khách mỗi khi đến đây. Còn với người Khmer bản xứ, ngôi chùa này đã gắn liền với nhiều câu chuyện hào hùng trong tháng ngày đấu tranh gian khổ, nuôi chứa cách mạng, góp phần giải phóng quê hương.

>>Những ngôi chùa Việt độc đáo 

Chùa Gia Kiết còn có tên là chùa Bà Hét, chùa Mới, để phân biệt với chùa Cũ tại xã Tân Mỹ. Chùa Gia Kiết tọa lạc tại ấp Mỹ Thuận, xã Tân Mỹ (Trà Ôn, Vĩnh Long).

Chùa Gia Kiết còn có tên là chùa Bà Hét, chùa Mới, để phân biệt với chùa Cũ tại xã Tân Mỹ. Chùa Gia Kiết tọa lạc tại ấp Mỹ Thuận, xã Tân Mỹ (Trà Ôn, Vĩnh Long).

Bài liên quan

Ông Thạch Nhiều, ngụ ấp Trà Mòn xúc động nói: “Ngôi chùa này đã gắn liền với tuổi thơ của chúng tôi từ mấy mươi năm qua. Nghe người lớn kể, đây là nơi cách mạng về hoạt động bí mật với sự cưu mang, đùm bọc của nhân dân địa phương. Giặc nhiều lần lùng sục nhưng đều thất bại”.

Chùa Gia Kiết còn có tên là chùa Bà Hét, chùa Mới, để phân biệt với chùa Cũ tại xã Tân Mỹ. Chùa Gia Kiết tọa lạc tại ấp Mỹ Thuận, xã Tân Mỹ (Trà Ôn, Vĩnh Long). Cũng như nhiều ngôi chùa Khmer khác, chùa Gia Kiết ban đầu được dựng bằng cây lá, sau đó bà con xây lại bằng gạch, vôi, gỗ. Ðến năm 1977 trùng tu lớn có kiến trúc liên hoàn: cổng, chính điện, giảng đường, sa-la và các tháp cốt, chung quanh có cổ thụ sao dầu, thốt nốt, vườn cây xanh mát. Nổi bật nhất là chính điện được xây dựng trên nền cao 2 mét, mái lợp tôn giả ngói, ba tầng. Trên nóc mái trên, ở giữa, có một tháp nhỏ, hai bên đắp tượng bốn chiếc vòi và miệng con voi. Ở mỗi đầu mái dưới là tượng đầu rồng, mặt trước mái trên chạm phù điêu "thiên hầu" (khỉ thần). Chống đỡ mái chính điện là 24 cột tròn (bên ngoài), trên đầu cột có tượng nữ thần cánh dơi Kâyno tượng trưng cho sự bền vững của Phật pháp.

Chống đỡ mái chính điện là 24 cột tròn (bên ngoài), trên đầu cột có tượng nữ thần cánh dơi Kâyno tượng trưng cho sự bền vững của Phật pháp.

Chống đỡ mái chính điện là 24 cột tròn (bên ngoài), trên đầu cột có tượng nữ thần cánh dơi Kâyno tượng trưng cho sự bền vững của Phật pháp.

Bên trong chính điện là tám cột tròn cao khoảng 10 mét, mỗi bên bốn cột, được vẽ hình rồng lượn trong mây rất sắc sảo. Chính điện có một bệ thờ cao 2,5 mét với ba bậc, trên cùng là tượng Phật Thích Ca cao 2 mét ngự trên tòa sen, nét mặt trầm ngâm, thanh thoát. Bên cạnh là nhiều tượng Phật nhỏ làm bằng nhiều chất liệu, sơn phết sặc sỡ.

Trên bốn mặt tường và vòm phông có 22 bức họa lớn miêu tả cuộc đời của Phật Thích Ca từ lúc xuất gia đến khi thành đạo. Nét vẽ sinh động, nổi bật trong không gian yên tĩnh. Trước mặt chính điện là bức tranh lớn mô tả lúc Phật còn tại thế cùng đệ tử đi hành đạo tìm chân lý giác ngộ chúng sinh. Chung quanh chùa là sân lát gạch có hàng rào tường bao quanh. Phía ngoài rải rác các tháp chứa xương cốt các sư sãi và phật tử qua đời.

Trải qua nhiều năm, chùa Gia Kiết luôn bị địch theo dõi, rình rập. Miền nam giải phóng, đất nước thống nhất, chùa và bà con mới sống trong hòa bình, tự do tín ngưỡng thực sự.

Trải qua nhiều năm, chùa Gia Kiết luôn bị địch theo dõi, rình rập. Miền nam giải phóng, đất nước thống nhất, chùa và bà con mới sống trong hòa bình, tự do tín ngưỡng thực sự.

Bài liên quan

Những ngày lễ Tết, bà con địa phương thường làm bánh bằng gạo nếp đem vào chùa, luôn dành một phần chuyển cho cách mạng. Sau cuộc Tổng tiến công Mậu Thân 1968, địch đưa một trung đội bảo an vào đóng trong chùa. Dân làng và sư sãi đấu tranh quyết liệt, buộc địch phải rút ra đóng quân xa chùa hơn 100 mét. Dù vậy, trải qua nhiều năm, chùa Gia Kiết luôn bị địch theo dõi, rình rập. Miền nam giải phóng, đất nước thống nhất, chùa và bà con mới sống trong hòa bình, tự do tín ngưỡng thực sự.

Ông Trần Văn Sơn, chủ tịch UBND xã Tân Mỹ nói thêm: “người dân quanh chùa sống tốt đời đẹp đạo, chung sức chung lòng xây dựng quê hương mới, luôn duy trì mối đoàn kết giữa 2 dân tộc Việt – Khmer”.

Ông Sơn nói thêm: Chùa Gia Kiết là một trong sáu ngôi chùa Khmer của huyện Trà Ôn có kiến trúc nghệ thuật văn hóa đặc trưng của người Khmer Nam Bộ, là trung tâm sinh hoạt văn hóa của bà con nơi đây. Thời gian qua, chùa đã được ngành văn hóa - thông tin hỗ trợ, lập phòng đọc sách, cấp bộ nhạc ngũ âm, một ghe ngo. Hằng năm vào dịp lễ, Tết cổ truyền, chùa tụ hội không chỉ bà con Khmer mà cả người Hoa, người Kinh đến hội.

loading...