Kiến thức
100 phước báu niệm Phật
Chủ nhật, 27/06/2023 12:00
Khi niệm Phật, tâm của chúng ta tương ưng với nguyện lực và hào quang của Phật, và cũng hoàn toàn tương ưng với Phật tánh của bản thân chúng ta.
Trì danh niệm Phật đơn giản lắm
Nếu nói do một môn niệm Phật sanh ra pháp thế gian lẫn pháp xuất thế gian thì:
1. Vì Ngũ Dục phát tâm niệm Phật thì là Địa Ngục giới
2. Vì danh lợi phát tâm niệm Phật là Ngạ Quỷ giới
3. Vì quyến thuộc phát tâm niệm Phật là Súc Sanh giới
4. Vì trỗi vượt người khác liền phát tâm niệm Phật là A Tu La giới
5. Vì sợ Ác Đạo nên phát tâm niệm Phật là Nhân Pháp giới
6. Vì cầu sự vui cõi Trời nên phát tâm niệm Phật là Thiên Pháp giới
7. Thích sự vui Niết Bàn phát tâm niệm Phật là Thanh Văn giới
8. Vì hâm mộ Vô Sanh nên phát tâm niệm Phật là Duyên Giác giới
9. Vì muốn độ người nên phát tâm niệm Phật là Bồ Tát giới
10. Vì mong thành Phật nên phát tâm niệm Phật là Phật Pháp giới
11. Vững lòng niệm Phật là Địa Đại
12. Tâm vui mừng niệm Phật là Thủy Đại
13. Tâm thành thục niệm Phật là Hỏa Đại
14. Tâm siêng năng niệm Phật là Phong Đại
15. Trống lòng niệm Phật là Không Đại
16. Tâm linh thông niệm Phật là Căn Đại
17. Tưởng tâm niệm Phật là Thức Đại
18. Niệm Phật xoay chuyển được cái Nhìn là Nhãn Căn
19. Niệm Phật xoay chuyển cái Nghe là Nhĩ Căn
20. Niệm Phật chuyển cái Ngửi là Tỷ Căn
21. Niệm Phật xoay lại cái Nếm là Thiệt Căn
22. Niệm Phật thâu nhiếp sự cảm nhận là Thân Căn
23. Niệm Phật xoay ngược cái Biết là Ý căn
24. Niệm Phật quán tượng là Sắc Trần
25. Niệm Phật nghe danh hiệu là Thanh Trần
26. Niệm Phật nhiễm hương là Hương Trần
27. Niệm Phật có mùi vị là Vị Trần
28. Niệm Phật được trang nghiêm bởi ánh sáng là Xúc trần
29. Niệm Phật quán tưởng là Pháp Trần
30. Nhãn căn chẳng phân biệt Sắc – Nhãn Thức niệm Phật
31. Tai chẳng phân biệt Thanh – Nhĩ Thức niệm Phật
32. Mũi chẳng phân biệt Hương – Tỷ Thức niệm Phật
33. Lưỡi chẳng phân biệt Vị – Thiệt Thức niệm Phật
34. Thân chẳng phân biệt Xúc – Thân Thức niệm Phật
35. Ý chẳng phân biệt Pháp – Ý Thức niệm Phật
36. Sợ sanh tử khổ – Khổ Đế niệm Phật
37. Dứt các Hoặc Nghiệp – Tập Đế niệm Phật
38. Tu Giới Định Huệ – Đạo Đế niệm Phật
39. Chứng Lý Tịch Diệt – Diệt Đế niệm Phật
40. Phiền não chẳng sanh – Vô Minh Duyên niệm Phật
41. Chẳng tạo các Nghiệp – Hành Duyên niệm Phật
42. Chẳng nương gá vào thai Mẹ – Thức Duyên niệm Phật
43. Sắc, tâm đoạn diệt – Danh Sắc Duyên niệm Phật
44. Các căn đều nguội lạnh, mất hết – Lục Nhập Duyên niệm Phật
45. Lìa Căn, Trần, Thức – Xúc Duyên niệm Phật
46. Chẳng nhận lãnh Tiền Cảnh – Thọ Duyên niệm Phật
47. Chẳng tham tài sắc – Ái Duyên niệm Phật
48. Chẳng cầu những dục lạc trong cõi trần – Thủ Duyên niệm Phật
49. Nghiệp chẳng có thành – Hữu Duyên niệm Phật
50. Chẳng thọ Hậu Ấm – Sanh Duyên niệm Phật
51. Trống rỗng, không có chín muồi, hư hoại – Lão Tử Duyên niệm Phật
52. Nhất tâm niệm Phật, vạn duyên tự bỏ là Thí độ
53. Nhất tâm niệm Phật, các ác tự dứt là Giới độ
54. Nhất tâm niệm Phật, tâm tự nhu thuận là Nhẫn độ
55. Nhất tâm niệm Phật vĩnh viễn chẳng thoái chuyển là Tấn độ
56. Nhất tâm niệm Phật, các tưởng khác chẳng sanh là Thiền độ
57. Nhất tâm niệm Phật, Chánh Trí phân minh là Trí độ
58. Nhất tâm niệm Phật, thành Chánh Biến Tri là Bồ Đề
59. Nhất tâm niệm Phật thường lạc ngã tịnh là Niết Bàn
60. Tịch tĩnh niệm Phật – Không Như Lai Tạng
61. Tưởng đến hình tượng để niệm Phật – Bất Không Như Lai Tạng
62. Viên thông niệm Phật – Không Bất Không Như Lai Tạng
63. Mặt trời mọc niệm Phật – Trước hết chiếu thời (xét soi thời khắc)
64. Khi ăn niệm Phật – Chuyển chiếu sơ (xoay lại xét soi lúc ban đầu)
65. Giữa trưa niệm Phật – Chuyển chiếu trung (xoay lại xét soi chặng giữa)
66. Buổi chiều niệm Phật – Chuyển chiếu vào chặng sau
67. Mặt trời lặn niệm Phật – Hoàn chiếu thời (trở lại xét soi thời gian)
68. Niệm Đức Phật ở ngoài cái tâm là Tiểu Giáo
69. Niệm Đức Phật trong tâm là Thỉ Giáo
70. Niệm Đức Phật chính là tâm thì là Chung Giáo
71. Niệm Phật chẳng phải là tâm thì là Đốn Giáo
72. Niệm Đức Phật viên dung trọn khắp là Viên Giáo
73. Có Phật, có tâm, tịnh niệm liên tục – Sự Pháp giới
74. Không Phật, không tâm, chẳng cần tới phương tiện – Lý Pháp giới
75. Niệm Phật, niệm tâm, nhập Vô Sanh Nhẫn – Sự Lý Vô Ngại Pháp giới
76. Dù Phật hay tâm đều chứa đựng khắp vô tận – Sự Sự Vô Ngại Pháp giới
77. Một môn Niệm Phật gồm vô tận nghĩa là Tổng Tướng
78. Có bốn hay năm nghĩa môn, chẳng phải chỉ có một cách niệm Phật là Biệt Tướng
79. Mười sáu pháp quán v.v… cùng thành Niệm Phật là Đồng Tướng
80. Y Báo thanh tịnh, chẳng phải là Chánh Báo trang nghiêm chính là Dị Tướng
81. Một môn niệm Phật bao quát các nghĩa thành tựu là Thành Tướng
82. Bốn thứ hay năm thứ, mỗi thứ đều trụ trong địa vị của mình là Hoại Tướng
83. Công đức của Y Báo lẫn chánh báo do niệm Phật liền trọn vẹn, đồng thời đầy đủ, đấy là Tương Ứng môn
84. Các pháp trọn khắp chẳng rời niệm Phật, rộng hẹp tự tại – Vô Ngại môn
85. Một căn niệm Phật, sáu căn đều nhiếp – Môn một và nhiều dung chứa nhau chẳng đồng
86. Niệm Phật Tam Muội tức là hết thảy pháp – Các pháp tương tức tự tại
87. Lúc đang niệm Phật, các môn khác chẳng hiện – Môn bí mật ẩn hiển đều thành
88. Môn niệm Phật này đều nhiếp hết thảy chính – Môn vi tế tương dung an lập
89. Năm thứ niệm Phật nhiếp lẫn nhau trùng trùng – Môn cảnh giới lưới của Nhân Ðà La (Indra: Ðế Thích)
90. Thấy môn Niệm Phật liền thấy vô tận, chính – Môn mượn sự tỏ rõ pháp để sanh lòng hiểu biết
91. Trước sau niệm Phật chẳng khác với đương niệm – Môn thập thế cách pháp dị thành
92. Một pháp Niệm Phật mang vô tận pháp – Môn chủ bạn viên minh đầy đủ công đức
93. Niệm đức Phật của tự tâm là Bổn Giác
94. Niệm Phật tâm tin tưởng chính là Danh Tự trong Thỉ Giác
95. Niệm Phật hiểu được tâm là Tương Tự trong Thỉ Giác
96. Niệm Phật chứng tâm là Phần Chứng trong Thỉ Giác
97. Niệm Phật thành Phật là Cứu Cánh Giác
98. Lúc đang niệm Phật tịch mịch vô vi là Pháp Thân Phật
99. Lúc đương niệm Phật không đức gì chẳng đủ là Báo Thân Phật
100. Lúc đương niệm Phật, phàm thánh cùng vui là Hóa Thân Phật
Trích Kinh Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm.