Lời Phật dạy
Cầu có được như nguyện?
Cầu nguyện là một phương thức tu tập phổ biến trong Phật giáo và các tôn giáo khác. Tuy nhiên, cầu nguyện theo tuệ giác của Thế Tôn rất đặc thù, không phó thác thân phận vào một sự ban ơn của một đấng siêu nhiên mà hoàn toàn tự chủ, nguyện cầu được sáng suốt để chuyển hoá nghiệp lực của tự thân.
Lắng lòng thanh tịnh, giữ tâm chánh niệm
Khi tâm vắng lặng, những toan tính và lo âu vụn vặt đời thường tạm thời buông xuống, lúc bấy giờ ta mới cảm nhận sâu săc về sự bình an. Đây là cơ hội quý báu nhất để chúng ta nhìn lại chính mình, thấy rõ mình là ai?
Phật dạy: “Nói năng và im lặng theo pháp Hiền thánh”
Nói năng và im lặng theo pháp Hiền thánh chính là phép tắc của người xuất gia. Hội tụ và tạp thoại vô bổ là điều mà Thế Tôn thường quở trách. Thế nhưng đây là chuyện thường ngày trong các hội chúng xuất gia từ xưa đến nay.
Đời người ngắn ngủi đừng phí thời gian
Khi bị trúng tên độc, việc cần làm ngay là nhổ mũi tên ấy ra và chữa trị. Nếu cứ loay hoay về cung thủ, tên gì, ở đâu, nó sử dụng loại cung tên nào…thì sẽ chết trước khi được trả lời. Đức Phật gọi cách ứng xử này là thiếu trí tuệ, nói thẳng là ngu si.
Phật dạy năm nguy hại với việc chỉ tin một người
Hiện nay tồn tại hiện tượng một số người (có thể chưa hiểu sâu sắc về giáo lý hay do sự hướng dẫn thiên kiến của thầy mình) chỉ tin vào một người duy nhất là thầy của tôi, sư phụ của tôi, chân sư của tôi… và đánh mất niềm tin Tăng già. Theo tuệ giác của Thế Tôn, đó là những nguy hại.
Lời Phật dạy về chín đức của nguyện bố thí để có phước quả lớn
Thực hành hạnh bố thí và cúng dường thì được phước. Nhưng bố thí để “được quả báo lớn, đến chỗ cam-lồ, diệt tận” thì không phải ai cũng tỏ tường.
Tà kiến mang đến khổ đau cho nhân loại
Theo tuệ giác Thế Tôn, người có chánh kiến xuất hiện ở đời mới thực sự cống hiến cho xã hội niềm an lạc và hạnh phúc. Chánh kiến tức thấy biết đúng như thật về bản chất của con người, cuộc đời và thế giới.
Lời Phật dạy về trách nhiệm của cha mẹ với con cái
Theo lời Phật dạy, cha mẹ sinh con cái không phải để thỏa mãn dục tính mà là thể hiện tình thương yêu đối với một phần máu mủ và sự sống của chính mình.
Ẩn dật & không làm hại
Khi kinh nghiệm đủ về bản chất vô thường, vô ngã và bất toại nguyện ở mình và thế giới sống, con người tự nhiên sẽ thích đời sống ẩn dật và không làm hại.
Chết không bứt rứt
Sống bình an thì chết sẽ bình an. Không mong cầu chết cũng an vì nhân cuộc sống đã an. Thành ra, sinh thời sống còn nhiều lầm lỗi (do tham sân si nhiều) thì mạng chung không an ổn. Nếu ai đã biết và thực sự sống lành thì cứ an nhiên.
Bốn pháp thiết lập hạnh phúc gia đình theo lời Phật dạy
Bạch Thế Tôn, chúng con là những người gia chủ thọ hưởng các dục vọng, sống trói buộc với vợ con, dùng hương chiên đàn, đeo vòng hoa, thọ lãnh vàng bạc. Bạch Thế Tôn, hãy thuyết pháp cho những người như chúng con, để chúng con được hạnh phúc, an lạc trong hiện tại.
An trú với tâm như đất & như nước
Tại Jetavana, có một vị tu sĩ trẻ nói với Đức Phật là thầy Sariputa (Xá-lợi-phất) đã xúc phạm vị ấy, nhưng bỏ đi và không có lời xin lỗi. Đức Phật gọi Sariputa đến và cho biết là có một đồng phạm hạnh nói Sariputa xúc phạm vị ấy, nhưng bỏ đi và không có xin lỗi.
Vui nhất là không phạm tội, vui nhì là không mắc nợ
Theo tuệ giác Thế Tôn, nhờ làm ăn chân chính mà trở nên giàu có, thành quả lao động ấy là một niềm an vui, đáng tự hào. Bởi lẽ, người giàu thì không thiếu nhưng mấy ai được bình an trong sự giàu sang nhờ mưu mô, tranh đoạt, lọc lừa.
Đức Phật dạy cuộc sống luôn thay đổi
Bài pháp thứ hai ngay sau khi thành đạo, Đức Phật thuyết về vô thường. Trước khi nhập Niết-bàn, Ngài ân cần nhắc lại “các pháp là vô thường, hãy tinh tấn lên để tự giải thoát” (Trường bộ kinh số 16: Kinh đại bát Niết-bàn).
Đức Phật dạy quán sát nội tâm, nuôi dưỡng hạt giống thiện lành
Theo lời Phật dạy, tâm chúng ta thay đổi liên tục, do đó muốn hiểu chính bản thân mình, chúng ta cần chăm sóc tâm mình luôn luôn. Chỉ cần theo dõi tâm mình mỗi khi có một tâm niệm nào đó khởi lên, ta có thể chủ động giám sát đường đi của tâm.
Pháp môn niệm Phật theo lời dạy của Thế Tôn
Niệm Phật là pháp môn tu học rất phổ biến của hàng Phật tử. Chỉ một pháp này, nếu được tu tập, được làm cho sung mãn sẽ đưa đến nhất hướng, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ. Niệm Phật được những người con Phật tu tập từ thời Thế Tôn còn tại thế và duy trì đến tận ngày nay.
Đức Phật ứng xử ra sao trước những lời thô ác, bất thiện và chỉ trích?
Trước thị phi, Phật xả tâm, buông hết, không hơn thua với thế gian. Sở dĩ Ngài hành xử như vậy vì thấy rõ “người hơn liền thêm oán” và “người thua nằm không yên”. Hơn thua là điều quan trọng với người đời, có khi vì một chút hơn thua mà phải đánh đổi cả sinh mạng.
Tám nạn của người tu
Chúng ta tu hành trong hiện tại thì Phật đã nhập diệt lâu xa, đây là nạn lớn. May thay, giáo pháp của Ngài vẫn còn được gìn giữ và lưu truyền. Giáo pháp chính là hiện thân của Đức Phật.
Tùy người mà nói Pháp
Thế Tôn thường quán sát căn cơ để tùy duyên giáo hóa, dù bình đẳng đối với tất cả chúng sanh nhưng phương tiện và pháp môn tuyên thuyết cũng như sự quan tâm cho mỗi nhóm đối tượng thì có khác biệt.
Chết an lành
Chết an lành là mong mỏi to lớn và sau cùng của một kiếp nhân sinh. Ngoài đời hằng mong sinh thuận tử an. Trong đạo cũng cầu an tường xả báo, thâu thần thị tịch. Mong cầu thì như vậy nhưng sự thật luôn phũ phàng.