Chùa Việt

Bảo pháp A Di Đà ngàn năm tuổi chùa Ngô Xá

Chủ nhật, 16/03/2020 11:52

Trong ngôi chùa nhỏ Ngô Xá (huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định) có một bức tượng Phật vô cùng quý hiếm mang giá trị lịch sử, văn hóa thời Lý. Đặc biệt, phải mất nhiều năm tìm kiếm, pho tượng A Di Đà bằng đá xanh này mới vô tình được các nhà khảo cổ phát hiện.

 > Đức Phật A Di Đà là ai?

Phật giáo Việt Nam dưới thời Lý phát triển vô cùng hưng thịnh. Đặc biệt, dưới triều đại các vị vua như Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, chùa chiền mọc lên khắp nơi. Nghệ thuật điêu khắc thời kỳ đó cũng đạt đến đỉnh cao của sự đơn giản, chân thực nhưng lại vô cùng tinh tế. 

Bức tượng Phật A Di Đà chùa Ngô Xá được sơn son thiếp vàng.

Bức tượng Phật A Di Đà chùa Ngô Xá được sơn son thiếp vàng.

Ẩn mình trốn giặc

Chùa Ngô Xá nằm khiêm tốn dưới chân núi Chương Sơn, xưa kia nơi đây có bảo tháp Vạn Phong Thành Thiện (tháp cổ Chương Sơn) danh tiếng, từng được nhắc đến trong các thư tịch cổ như Đại Việt sử ký toàn thư, Việt sử lược, Việt sử thông giám cương mục…  Ngày nay, công trình kỳ vĩ ấy chỉ còn sót lại dấu vết nền móng trên đỉnh núi. 

Các cuộc khai quật, khảo cổ tại di tích núi Chương Sơn bắt đầu vào những năm 1960 – 1970 và đã phát hiện một lượng lớn lên tới hơn 200 hiện vật bằng nhiều chất liệu. Tuy nhiên, điều mà các nhà nghiên cứu, khảo cổ thời điểm đó quan tâm và thắc mắc nhất là trong suốt quá trình khai quật hoàn toàn không tìm thấy bất kỳ một bức tượng Phật nào.

Là một trong những người trực tiếp tham gia vào quá trình khai quật, nhà nghiên cứu, khảo cổ học Nguyễn Hồng Phương cho hay, các cuộc tìm kiếm kéo dài nhiều năm ở phế tích tháp cổ Chương Sơn nhưng dấu tích của tượng Phật thời Lý không hề được tìm thấy. Manh mối về điều này lần đầu hé lộ vào khoảng những năm 1980, khi các nhà khảo cổ tìm thấy tấm bia cổ Tái tạo Sơn Chương tự bia ký có ghi lại về việc đã từng tồn tại một pho tượng Phật ở di tích Chương Sơn. Từ dòng ghi chú trên bia cổ này, các nhà nghiên cứu tiếp tục đào bới, tìm kiếm dưới lòng đất bức tượng Phật lưu truyền nhưng không thấy gì khả quan. 

Trong quá trình khảo cổ, ngôi chùa nhỏ Ngô Xá nằm ngay dưới khu di tích không hề được các nhà nghiên cứu chú ý. Bởi nhìn bề ngoài ngôi chùa này vô cùng đơn giản, số lượng tượng Phật không có nhiều. Tuy nhiên, trong một lần xem xét các bức tượng trong chùa, một nhà khảo cổ tình cờ gõ tay vào bức tượng Phật A Di Đà và thấy phát ra âm thanh trầm đục của đá, chứ không bồm bộp như khi gõ vào các tượng gỗ. Sau khi bóc hết lớp sơn son, thếp vàng trên thân tượng, cuối cùng lộ ra một pho tượng bằng đá xám mịn, được điêu khắc rất tinh xảo, hình thức còn khá nguyên vẹn.

Dát vàng - Nghệ thuật đặc sắc trong tạo tác tượng Phật

Sau khi bóc hết lớp sơn son, thếp vàng trên thân tượng, cuối cùng lộ ra một pho tượng bằng đá xám mịn, được điêu khắc rất tinh xảo, hình thức còn khá nguyên vẹn.

Sau khi bóc hết lớp sơn son, thếp vàng trên thân tượng, cuối cùng lộ ra một pho tượng bằng đá xám mịn, được điêu khắc rất tinh xảo, hình thức còn khá nguyên vẹn.

Không mất nhiều thời gian, các nhà khảo cổ nhanh chóng xác định được đây là pho tượng đá có niên đại thời Lý, cùng với tượng Phật bằng đá ở chùa Phật Tích (tỉnh Bắc Ninh) - một trong 2 bức tượng Phật A Di Đà bằng đá thời Lý hiếm hoi được tìm thấy ở nước ta.

Giải thích cho việc tượng Phật A Di Đà được sơn giả như một bức tượng gỗ, các nhà khảo cổ nhận định rằng: để trốn tránh giặc Nguyên Mông sau đó là giặc Minh sang xâm chiếm, tàn phá đình chùa nước ta, tượng Phật bằng đá ở chùa Ngô Xá đã được khoác lên mình tấm áo sơn son, thếp vàng như hàng vạn các tượng gỗ khác. Bức tượng đã ẩn mình suốt mấy trăm năm trong hàng chục tượng gỗ ở chùa Ngô Xá, nhờ vậy mà bức tượng mới được gìn giữ tới ngày nay. 

Tinh hoa nghệ thuật 

Ông Trần Đức Niên (58 tuổi), Cán bộ Văn hóa thông tin xã Yên Lợi, nhiệt tình dẫn chúng tôi vào hậu cung phía sau tòa Tam bảo chùa Ngô Xá, đây là nơi mà pho tượng Phật A Di Đà đang tọa lạc. 

Pho tượng Phật có chất liệu là đá khối màu xám xanh (đá cát). Về kích thước, tượng có tổng thể bệ và tượng cao 2 m. Trong đó, phần tượng cao 0,92 m, hai đầu gối khuỳnh rộng 0,72 m, phần bệ cao 1,08 m, bệ sen có đường kính 0,76 m.

Tượng có khuôn mặt và dáng hình nam giới, ngồi trong tư thế thiền định, hai chân xếp bằng, đầu gối khuỳnh rộng, thế ngồi hơi dướn mình ra phía trước. Tóc xoắn ốc, giữa đỉnh đầu có một khối u nổi (nhục khấu). Đầu tượng và thân tượng ghép với nhau bằng mộng có thể tháo rời. 

Cũng theo nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Phương, tượng Phật bằng đá tại chùa Ngô Xá và tượng Phật chùa Phật Tích về phong cách nghệ thuật cùng bị chi phối bởi một công thức của tượng Phật triều Lý thế kỷ 12. Tuy nhiên, tượng Phật chùa Ngô Xá có nét riêng độc đáo mà không một bức tượng Phật nào có được, đó là khuôn mặt của tượng không bầu bầu theo kiểu ước lệ như các tượng khác.

mà hơi gầy, lông mày không giao nhau, sống mũi hơi lõm ở chỗ giữa hai khóe mắt, nhân trung lớn và có 2 vòng tròn ở 2 bên. Đặc biệt, tai tượng không chảy mà gọn gàng như người thật. Vì vậy, đứng trước tượng Phật, người xem có cảm giác đang gặp một khuôn mặt rất gần với đời thường, trông giống như khuôn mặt của người Việt, mang đậm tính dân tộc.

Kinh A Di Đà bằng tranh

Cận cảnh khuôn mặt mang nhân dạng người Việt của pho tượng Phật A Di Đà chùa Ngô Xá

Cận cảnh khuôn mặt mang nhân dạng người Việt của pho tượng Phật A Di Đà chùa Ngô Xá

Mình tượng thon thả, bụng mảnh dẹt, mặc pháp y với hai lớp áo mỏng bó sát người, xếp thành nhiều nếp. Thân tượng liền khối với cổ bệ. Cổ bệ hình tròn dẹt, 2 mặt trên dưới phẳng, xung quanh chạm nổi 2 con sư tử trong tư thế nhìn nghiêng, miệng cùng ngậm chung một viên ngọc, đuôi chụm nâng hình lá đề.

Bệ tượng có phần trên là đài sen dùng để đặt tượng. Đài sen hình tròn dẹt, mặt ngoài tạo 2 lớp cánh sen nổi ôm sát nhau. Lớp cánh trên to mập, cứ một cánh to xen một cánh nhỏ. Lớp dưới cánh dài nhỏ, bố trí so le với lớp trên. Trên mặt các cánh sen chạm nổi hình một đôi rồng chầu, thân hình mềm mại, đầu hướng lên trên, với các chi tiết hoa văn dày đặc được chạm đục tinh tế.

Đây là điểm đặc trưng của nghệ thuật trạm khắc thời Lý, rồng thời kỳ này không giống rồng Trung Hoa hay thể hiện uy quyền. Con rồng thời Lý dù trên bất cứ chất liệu nào cũng được chạm khắc không quá sâu, hoặc có thể hiểu là hình khối không nổi quá cao. Có lẽ thẩm mỹ thời Lý không thích hình khối mà quan tâm nhiều đến hình dáng. 

Mình rồng thời Lý kéo dài, thể hiện từ góc nhìn nghiêng; đầu và cổ thường ngước và chếch lên cao. Hình tượng rồng này gắn với nhiều biểu tượng Phật giáo, ví dụ như lông mày rồng tạo hình thành số 3 nằm ngửa, giống với nhãn vòng Kim Cô của nhà Phật, và phía trước trán rồng có hình chữ S đứng (ký hiệu của tia chớp, thể hiện uy lực của Phật Pháp Lôi – Pháp Điện trong Mật Tông).  Khác với con rồng vần vũ của Trung Hoa, rồng thời Lý được vẽ theo hình sin, uốn lượn đều đặn biểu hiện tính nhịp điệu luân hồi trong tư duy của người Việt.

Con rồng thời Lý được bố cục theo nhiều dạng hình học khác nhau. Hình rồng trên bệ đá tượng Phật A Di Đà là thuộc bố cục hình cánh hoa Sen: “Hình Rồng trong các cánh Liên hoa”. Hình tượng này cũng được chạm ở mặt trụ đá kê chân cột ở một số công trình kiến trúc thời Lý. 

Tiền thân Đức Phật A Di Đà

Tượng Phật hồng ngọc nặng 4.000 kg trong chùa Ngọc

Những họa tiết rồng thời Lý trên bệ sen của bức tượng Phật A Di Đà

Những họa tiết rồng thời Lý trên bệ sen của bức tượng Phật A Di Đà

Dưới đài sen là chân bệ hình bát giác, hình chóp cụt, gồm 2 bộ phận ghép với nhau. Nửa trên phần sát với cổ bệ chạm nổi một bông sen 2 lớp cánh lật úp, tiếp đến là các tầng bát giác giật tam cấp, cứ một mặt to sen một mặt nhỏ, mặt đứng chạm đôi rồng đuổi, mặt nằm chạm hoa cúc dây hình sin; nửa dưới có đế bằng, thân tạo 2 tầng, chạm nổi hoa văn sóng nước.

Ngoài ra, phần cổ bệ chạm hình sư tử, lớp cánh sen lật úp phía dưới cổ bệ và 2 bên đài sen có mộng để lắp ghép cũng là những điểm nhấn cho tính độc bản của pho tượng này.

Theo nhà nghiên cứu mỹ thuật PGS Trần Lâm Biền, bảo tháp Chương Sơn được vua Lý Nhân Tông cho xây dựng vào năm 1108 và khánh thành năm 1117, đầu thế kỷ 15 bị giặc Minh phá hủy. Tấm bia Tái tạo Sơn Chương tự bia ký soạn năm Cảnh Trị nguyên niên (1670) tại chùa Ngô Xá có đoạn ghi: “Khi quân Nguyên sang xâm lược nước ta, chúng sinh lòng gian ác phá hủy các tượng Phật bằng đá, chỉ còn tượng thần trên bệ đá ở tầng thứ hai giữa đỉnh núi”.

Như vậy, tượng Phật bằng đá này có niên đại đầu thế kỷ 12 (trong khoảng từ năm 1108 đến năm 1117) và vốn được đặt tại tầng thứ 2 của tháp Chương Sơn trên núi Ngô Xá. Căn cứ vào tư liệu và lịch sử xây dựng chùa Ngô Xá, có thể vào thời Hậu Lê pho tượng này đã được nhân dân chuyển từ đỉnh núi Ngô Xá xuống thờ trong chùa như hiện nay.

 (Còn nữa)

loading...