Chùa Việt
Chiêm bái chùa Bái Đính cổ tự: Động thờ Phật, thờ Mẫu
Thứ sáu, 21/11/2013 10:00
Chùa Bái Đính cổ tọa lạc trên một ngọn núi cao 187m, thuộc xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Nơi có nhiều giai thoại và huyền thoại về Đức Thánh Nguyễn Minh Không. Chùa được Đức Thánh Nguyễn lập nên vào triều Lý khi Ngài về đây tìm cây thuốc quý chữa bệnh cho vua.
Về tên gọi của chùa, người đời truyền lại: Bái có nghĩa là lễ bái, cúng bái trời đất, Tiên Phật. Đính có nghĩa là đỉnh, là ở trên cao. Bái Đính có nghĩa là cúng bái trời đất, Tiên Phật ở trên cao. Điều này thuận theo địa thế của Bái Đính cổ tự, vì chùa nằm trên một đình núi cao.
Gần 1000 năm đã trôi qua, ngôi chùa vẫn còn đó như một minh chứng cho sức sống bền bỉ của đạo Phật trong đời sống tâm linh của người Việt. Các hạng mục chính của chùa gồm: động thờ Phật, động thờ Mẫu, điện thờ Đức Thánh Nguyễn Minh Không và điện thờ Đức Thánh Cao Sơn.
Bái Đính cổ tự không có những mái chùa cong vút mái đao hay mũi hài, càng không có những trụ cột to lớn, đồ sộ hay thượng điện nguy nga lộng lẫy. Chùa được tạo dựng theo lối kiến trúc chùa động khá phổ biến ở Ninh Bình.
Toàn bộ các ban thờ Phật, thờ Mẫu của chùa được đặt giữa lòng những sơn động u minh càng làm tăng thêm không khí linh thiêng và huyền bí nới cửa thiền. Trần hang động đã trở thành những mái chùa kiên cố, che chắn chốn thiêng ngự trị của Phật, của Mẫu đã hàng bao thế kỷ nay.
Và Bái Đính không chỉ là nơi để người đời tỏ lòng mộ đạo mà còn là một thắng cảnh đẹp. Để khi kinh lý qua đây, vua Lê Thánh Tông đã tự tay đề tặng bốn chữ Minh Đỉnh danh lam ca ngợi vẻ đẹp chốn này.
Phatgiao.org.vn sẽ lần lượt giới thiệu những hình ảnh các động thờ nằm trong quần thể Bái Đính Cổ tự:
Động thờ Phật
Từ Hậu - Thị Giả
TIN, BÀI LIÊN QUAN