Lời Phật dạy
Chiêm bái Phật tích tâm hoan hỷ sẽ được sinh Thiên
Chủ nhật, 10/02/2013 03:58
Bốn Phật tích cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp tu tập và độ sinh của đức Thế Tôn bao gồm: Nơi Thế Tôn đản sinh (Lumbini), nơi Thế Tôn thành đạo (Bodhgaya), nơi Thế Tôn chuyển Pháp luân (Isipatana), nơi Thế Tôn nhập Niết bàn (Kusinara).
Một thời Thế Tôn, cùng với đại chúng Tỷ-kheo đi đến bên kia sông Hirannavati, tại Kusinara Upavattana, rừng Sala của dòng họ Malla, Ngài nói với Tôn giả Ananda:
Này Ananda, có bốn Thánh tích, kẻ thiện tín cần phải chiêm ngưỡng và tôn kính. Thế nào là bốn?
“Đây là chỗ Như Lai đản sinh”, này Ananda, đó là Thánh tích, kẻ thiện tín cần phải chiêm ngưỡng và tôn kính.
“Đây là chỗ Như Lai chứng ngộ Vô thượng Chánh đẳng giác”, này Ananda, đó là Thánh tích, kẻ thiện tín cần phải chiêm ngưỡng và tôn kính.
“Đây là chỗ Như Lai chuyển Pháp luân vô thượng”, này Ananda, đó là Thánh tích, kẻ thiện tín cần phải chiêm ngưỡng và tôn kính.
“Đây là chỗ Như Lai diệt độ, nhập Vô dư y Niết bàn”, này Ananda, đó là Thánh tích, kẻ thiện tín cần phải chiêm ngưỡng và tôn kính.
Này Ananda, đó là bốn Thánh tích, kẻ thiện tín cư sĩ cần phải chiêm ngưỡng và tôn kính. Này Ananda, các thiện tín Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, nam nữ cư sĩ sẽ đến với niềm suy tư: “Đây là chỗ Như Lai đản sinh”, “Đây là chỗ Như Lai chứng ngộ Vô thượng Chánh đẳng giác”, “Đây là chỗ Như Lai chuyển Pháp luân vô thượng”, “Đây là chỗ Như Lai diệt độ, nhập Vô dư y Niết bàn”.
Này Ananda, những ai trong khi chiêm bái những Thánh tích mà từ trần với tâm thâm tín hoan hỷ, thời những vị ấy, sau khi thân hoại mạng chung sẽ được sinh cõi thiện thú, cảnh giới chư Thiên.
(Trường Bộ Kinh I, Kinh Đại Bát Niết Bàn).
Này Ananda, có bốn Thánh tích, kẻ thiện tín cần phải chiêm ngưỡng và tôn kính. Thế nào là bốn?
“Đây là chỗ Như Lai đản sinh”, này Ananda, đó là Thánh tích, kẻ thiện tín cần phải chiêm ngưỡng và tôn kính.
“Đây là chỗ Như Lai chứng ngộ Vô thượng Chánh đẳng giác”, này Ananda, đó là Thánh tích, kẻ thiện tín cần phải chiêm ngưỡng và tôn kính.
“Đây là chỗ Như Lai chuyển Pháp luân vô thượng”, này Ananda, đó là Thánh tích, kẻ thiện tín cần phải chiêm ngưỡng và tôn kính.
“Đây là chỗ Như Lai diệt độ, nhập Vô dư y Niết bàn”, này Ananda, đó là Thánh tích, kẻ thiện tín cần phải chiêm ngưỡng và tôn kính.
Này Ananda, đó là bốn Thánh tích, kẻ thiện tín cư sĩ cần phải chiêm ngưỡng và tôn kính. Này Ananda, các thiện tín Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, nam nữ cư sĩ sẽ đến với niềm suy tư: “Đây là chỗ Như Lai đản sinh”, “Đây là chỗ Như Lai chứng ngộ Vô thượng Chánh đẳng giác”, “Đây là chỗ Như Lai chuyển Pháp luân vô thượng”, “Đây là chỗ Như Lai diệt độ, nhập Vô dư y Niết bàn”.
Này Ananda, những ai trong khi chiêm bái những Thánh tích mà từ trần với tâm thâm tín hoan hỷ, thời những vị ấy, sau khi thân hoại mạng chung sẽ được sinh cõi thiện thú, cảnh giới chư Thiên.
(Trường Bộ Kinh I, Kinh Đại Bát Niết Bàn).
SUY NGHIỆM:
Không phải ngẫu nhiên mà trước khi nhập Niết bàn, Thế Tôn đã cẩn trọng di huấn môn đệ vấn đề chiêm bái Phật tích. Suy nghiệm về kết quả “những ai trong khi chiêm bái những Thánh tích mà từ trần với tâm thâm tín hoan hỷ, thời những vị ấy, sau khi thân hoại mạng chung sẽ được sinh cõi thiện thú, cảnh giới chư Thiên”, gần tương đương với thành quả tu tập Bát quan trai giới và Thập thiện giới, mới thấy việc hành hương chiêm bái Phật tích quan trọng đến dường nào.
Bốn Phật tích cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp tu tập và độ sinh của đức Thế Tôn bao gồm: Nơi Thế Tôn đản sinh (Lumbini), nơi Thế Tôn thành đạo (Bodhgaya), nơi Thế Tôn chuyển Pháp luân (Isipatana), nơi Thế Tôn nhập Niết bàn (Kusinara).
Gần hai mươi sáu thế kỷ đã trôi qua, bốn Phật tích về cảnh quan cũng nhạt nhòa và phai mờ vô thường cùng năm tháng nhưng nguồn mạch tuệ giác và từ bi của Thế Tôn vẫn dạt dào. Những ai hội đủ duyên lành được đặt chân lên Phật tích mới cảm nhận sâu sắc những lời huyền ký răn dạy chiêm bái “Tứ động tâm” của Thế Tôn.
Tứ động tâm, bốn nơi làm cho tâm tư của người chiêm bái, khách hành hương rung động, xúc cảm ngập tràn. Vẫn còn văng vẳng đâu đây tiếng nhạc trời du dương và khung cảnh huy hoàng nơi Ngài đản sinh giáng thế. Đây rồi cội Bồ đề linh thiêng ngày xưa Thế Tôn đã ngồi thiền định ngời sáng hào quang. Kia là khu vườn Nai tịch tịnh nơi Ngài đã vận chuyển bánh xe Chính pháp. Và đó là dấu tích cuối cùng, nơi Ngài yên nghỉ nhập Vô dư y Niết-bàn.
Hành hương về xứ Phật để chiêm bái những Thánh tích là ao ước, khát vọng của nhiều Phật tử. Tận trong sâu thẳm nơi tấm lòng mỗi người con Phật ai cũng mong mỏi được ít nhất một lần trong đời chiêm ngưỡng và lễ bái bốn Phật tích, để tiếp nhận thêm niềm tin, sức sống và năng lượng yêu thương từ tuệ giác Thế Tôn.
Đức Thế Tôn đã huyền ký, những ai đã từng một lần chiêm bái Thánh tích rồi từ trần trong thâm tín hoan hỷ thì được sinh về cõi lành. Cho nên thật đại hạnh và phước duyên cho những người con Phật nào đã từng hành hương Phật tích với niềm tin Tam bảo trọn vẹn, sâu sắc nhất.
Ngày nay, vấn đề thực hiện một chuyến du lịch hành hương tâm linh về xứ Phật để chiêm bái Phật tích là điều không quá khó đối với nhiều người. Những người con Phật nào hội đủ duyên lành thì nên chuẩn bị hành trang về xứ Phật càng sớm càng tốt. Tuy Phật ở Tây Thiên (Ấn Độ) nhưng cũng ở ngay trong tự tâm của mỗi người. Nếu những ai chưa đủ duyên về xứ Phật thì cũng có thể gặp Phật bằng cách hướng vọng về Ngài, trở về và làm sáng tỏ Phật tính nơi tự tâm sáng suốt và trong sạch của chính mình
Thích Quảng Tánh
* Chuyên đề Lời Phật dạy trong Kinh tạng Nikaya do tác giả Thích Quảng Tánh biên soạn đã đăng trên mạng internet.
Khi sử dụng trên www.phatgiao.org.vn, BBT đã xin phép tác giả.
Không phải ngẫu nhiên mà trước khi nhập Niết bàn, Thế Tôn đã cẩn trọng di huấn môn đệ vấn đề chiêm bái Phật tích. Suy nghiệm về kết quả “những ai trong khi chiêm bái những Thánh tích mà từ trần với tâm thâm tín hoan hỷ, thời những vị ấy, sau khi thân hoại mạng chung sẽ được sinh cõi thiện thú, cảnh giới chư Thiên”, gần tương đương với thành quả tu tập Bát quan trai giới và Thập thiện giới, mới thấy việc hành hương chiêm bái Phật tích quan trọng đến dường nào.
Bốn Phật tích cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp tu tập và độ sinh của đức Thế Tôn bao gồm: Nơi Thế Tôn đản sinh (Lumbini), nơi Thế Tôn thành đạo (Bodhgaya), nơi Thế Tôn chuyển Pháp luân (Isipatana), nơi Thế Tôn nhập Niết bàn (Kusinara).
Gần hai mươi sáu thế kỷ đã trôi qua, bốn Phật tích về cảnh quan cũng nhạt nhòa và phai mờ vô thường cùng năm tháng nhưng nguồn mạch tuệ giác và từ bi của Thế Tôn vẫn dạt dào. Những ai hội đủ duyên lành được đặt chân lên Phật tích mới cảm nhận sâu sắc những lời huyền ký răn dạy chiêm bái “Tứ động tâm” của Thế Tôn.
Tứ động tâm, bốn nơi làm cho tâm tư của người chiêm bái, khách hành hương rung động, xúc cảm ngập tràn. Vẫn còn văng vẳng đâu đây tiếng nhạc trời du dương và khung cảnh huy hoàng nơi Ngài đản sinh giáng thế. Đây rồi cội Bồ đề linh thiêng ngày xưa Thế Tôn đã ngồi thiền định ngời sáng hào quang. Kia là khu vườn Nai tịch tịnh nơi Ngài đã vận chuyển bánh xe Chính pháp. Và đó là dấu tích cuối cùng, nơi Ngài yên nghỉ nhập Vô dư y Niết-bàn.
Hành hương về xứ Phật để chiêm bái những Thánh tích là ao ước, khát vọng của nhiều Phật tử. Tận trong sâu thẳm nơi tấm lòng mỗi người con Phật ai cũng mong mỏi được ít nhất một lần trong đời chiêm ngưỡng và lễ bái bốn Phật tích, để tiếp nhận thêm niềm tin, sức sống và năng lượng yêu thương từ tuệ giác Thế Tôn.
Đức Thế Tôn đã huyền ký, những ai đã từng một lần chiêm bái Thánh tích rồi từ trần trong thâm tín hoan hỷ thì được sinh về cõi lành. Cho nên thật đại hạnh và phước duyên cho những người con Phật nào đã từng hành hương Phật tích với niềm tin Tam bảo trọn vẹn, sâu sắc nhất.
Ngày nay, vấn đề thực hiện một chuyến du lịch hành hương tâm linh về xứ Phật để chiêm bái Phật tích là điều không quá khó đối với nhiều người. Những người con Phật nào hội đủ duyên lành thì nên chuẩn bị hành trang về xứ Phật càng sớm càng tốt. Tuy Phật ở Tây Thiên (Ấn Độ) nhưng cũng ở ngay trong tự tâm của mỗi người. Nếu những ai chưa đủ duyên về xứ Phật thì cũng có thể gặp Phật bằng cách hướng vọng về Ngài, trở về và làm sáng tỏ Phật tính nơi tự tâm sáng suốt và trong sạch của chính mình
Thích Quảng Tánh
* Chuyên đề Lời Phật dạy trong Kinh tạng Nikaya do tác giả Thích Quảng Tánh biên soạn đã đăng trên mạng internet.
Khi sử dụng trên www.phatgiao.org.vn, BBT đã xin phép tác giả.