Chùa Việt

Chiêm bái tượng Quán Thế Âm thập nhất diện ở ngôi chùa hơn 100 năm tuổi

Thứ năm, 09/11/2023 08:33

Tổ đình Quán Thế Âm hơn 100 năm tuổi ở Q.Phú Nhuận (TP.HCM) được biết đến là nơi ghi dấu ấn của bồ tát Thích Quảng Đức với trái tim bất diệt. Nơi đây còn có bức tượng Quán Thế Âm thập nhất diện và là di tích lịch sử cấp TP.

Audio

Tổ đình Quán Thế Âm (hay còn gọi chùa Quán Thế Âm) tọa lạc ở số 90 đường Thích Quảng Đức (P.5, Q.Phú Nhuận, TP.HCM). Chùa được đông đảo Phật tử biết đến vì từng là nơi lưu dấu cuối cùng của hòa thượng Thích Quảng Đức trước khi ngài vị pháp thiêu thân 60 năm trước.

Theo các tài liệu còn ghi lại, chùa do một nhóm sĩ quan gồm cả người Việt và người Pháp thành lập vào năm 1920. Trải qua nhiều đời trụ trì, năm 1959, hòa thượng Thích Quảng Đức nhận lời làm trụ trì và ngài đã gầy dựng lại ngôi chùa trang nghiêm hơn.

Đúng ngày 20.4 âm lịch, tức ngày 11.6.1963, tại giao lộ Phan Đình Phùng - Lê Văn Duyệt (nay là giao lộ Cách Mạng Tháng Tám - Nguyễn Đình Chiểu), bồ tát Thích Quảng Đức đã đem tấm thân mình tự thiêu, đòi sự bình đẳng, hòa bình cho quê hương tổ quốc và đạo Pháp được trường tồn.

Năm 1966, hòa thượng Thích Thông Bửu là trưởng tử của hòa thượng Thích Quảng Đức đã kế thừa trụ trì phát triển ngôi chùa. Trong thời gian làm trụ trì, hòa thượng Thích Thông Bửu đã trùng tu lại chính điện, xây mới núi Phổ Đà và tạc tượng bồ tát Quán Thế Âm thập nhất diện bằng đá hồng hoa cương. Hiện nay, trụ trì chùa là hòa thượng Thích Giác Trí.

Năm 1966, hòa thượng Thích Thông Bửu là trưởng tử của hòa thượng Thích Quảng Đức đã kế thừa trụ trì phát triển ngôi chùa. Trong thời gian làm trụ trì, hòa thượng Thích Thông Bửu đã trùng tu lại chính điện, xây mới núi Phổ Đà và tạc tượng bồ tát Quán Thế Âm thập nhất diện bằng đá hồng hoa cương. Hiện nay, trụ trì chùa là hòa thượng Thích Giác Trí.

Ở góc chính diện cũng là gương mặt lớn nhất bộc lộ nét từ bi, cứu khổ cứu nạn của bồ tát Quán Thế Âm

Ở góc chính diện cũng là gương mặt lớn nhất bộc lộ nét từ bi, cứu khổ cứu nạn của bồ tát Quán Thế Âm

Tượng cao khoảng 3,2 m và nặng 5 tấn

Tượng cao khoảng 3,2 m và nặng 5 tấn

Tượng Quán Thế Âm thập nhất diện được đặt trong động, xung quanh là cây cối phủ màu xanh. Phật tử có thể chiêm bái tượng từ ngay tầng trệt, sau đó di chuyển lên tầng 1 để nhìn rõ hơn các mặt khác của tượng

Tượng Quán Thế Âm thập nhất diện được đặt trong động, xung quanh là cây cối phủ màu xanh. Phật tử có thể chiêm bái tượng từ ngay tầng trệt, sau đó di chuyển lên tầng 1 để nhìn rõ hơn các mặt khác của tượng

Chùa Quán Thế Âm được UBND TP.HCM xếp hạng di tích lịch sử cấp thành phố theo Quyết định số 3086/QĐ-UBND ngày 25.6.2015

Chùa Quán Thế Âm được UBND TP.HCM xếp hạng di tích lịch sử cấp thành phố theo Quyết định số 3086/QĐ-UBND ngày 25.6.2015

Snip_TEMP0001-23
Ở tầng trệt của chùa có đặt bức tượng hòa thượng Thích Quảng Đức cùng trái tim bất diệt của ngài

Ở tầng trệt của chùa có đặt bức tượng hòa thượng Thích Quảng Đức cùng trái tim bất diệt của ngài

Empty
Snip_TEMP0001-26
Khu vực chánh điện ở tầng 1 thường chật kín Phật tử vào các khóa lễ. Kỷ niệm ngày vía Quán Thế Âm xuất gia 19.9 âm lịch, liên tục từ ngày rằm cho đến ngày này đều có chương trình khóa lễ. Phật tử Thánh Nghiêm chia sẻ: 'Nhiều người đến chùa làm công quả trong các ngày tổ chức khóa lễ. Đặc biệt, nhiều Phật tử cũng tham gia lễ, lạy 100 lạy liên tục trong 4 buổi tối cùng quý thầy trong dịp này'.

Khu vực chánh điện ở tầng 1 thường chật kín Phật tử vào các khóa lễ. Kỷ niệm ngày vía Quán Thế Âm xuất gia 19.9 âm lịch, liên tục từ ngày rằm cho đến ngày này đều có chương trình khóa lễ. Phật tử Thánh Nghiêm chia sẻ: "Nhiều người đến chùa làm công quả trong các ngày tổ chức khóa lễ. Đặc biệt, nhiều Phật tử cũng tham gia lễ, lạy 100 lạy liên tục trong 4 buổi tối cùng quý thầy trong dịp này".

Nguồn: Báo Thanh Niên

loading...