Chùa Việt

Chùa Một Cột – Ngôi chùa biểu tượng của nền văn hiến Việt

Thứ năm, 13/03/2021 10:19

Một truyền thuyết kể rằng, chùa Một Cột được xây dựng theo giấc mơ của vua Lý Thái Tông. Theo đó, vào năm 1049 vua đã mơ thấy mình được Phật bà Quan Âm đưa lên tòa sen…

Chùa Hồ Thiên: Ngôi cổ tự trên non thiêng Yên Tử

Nối tiếng với lối kiến trúc độc đáo gồm một điện thờ đặt trên một cột trụ duy nhất, chùa Một Cột hay Liên Hoa Đài (Đài Hoa Sen) là một biểu tượng lịch sử của Hà Nội cũng như nền văn hóa có bề dày ngàn năm của Việt Nam.

Nối tiếng với lối kiến trúc độc đáo gồm một điện thờ đặt trên một cột trụ duy nhất, chùa Một Cột hay Liên Hoa Đài (Đài Hoa Sen) là một biểu tượng lịch sử của Hà Nội cũng như nền văn hóa có bề dày ngàn năm của Việt Nam.

Theo các tư liệu lịch sử, tại vị trí chùa Một Cột ngày nay, từ cuối thế kỷ 9 đã có một cột đá, trên có ngôi lầu ngọc với tượng Phật Quan Âm ở trong, được dựng giữa một hồ nước vuông. Đầu thời nhà Lý, vua Lý Thái Tông thường đến đây cầu nguyện và vãn cảnh.

Theo các tư liệu lịch sử, tại vị trí chùa Một Cột ngày nay, từ cuối thế kỷ 9 đã có một cột đá, trên có ngôi lầu ngọc với tượng Phật Quan Âm ở trong, được dựng giữa một hồ nước vuông. Đầu thời nhà Lý, vua Lý Thái Tông thường đến đây cầu nguyện và vãn cảnh.

Đến năm 1049, sau khi sinh được hoàng tử nối dõi, vua Lý Thái Tông cho tu sửa tòa lầu Quan Âm, xây thêm một ngôi chùa cạnh đó và đặt tên cả quần thể kiến trúc này là chùa Diên Hựu tự, với nghĩa là “phúc lành dài lâu” hay “Phước bền dài lâu”.

Đến năm 1049, sau khi sinh được hoàng tử nối dõi, vua Lý Thái Tông cho tu sửa tòa lầu Quan Âm, xây thêm một ngôi chùa cạnh đó và đặt tên cả quần thể kiến trúc này là chùa Diên Hựu tự, với nghĩa là “phúc lành dài lâu” hay “Phước bền dài lâu”.

Một truyền thuyết lại kể rằng, chùa được xây dựng theo giấc mơ của vua Lý Thái Tông. Theo đó, vào năm 1049, vua đã mơ thấy mình được Phật bà Quan Âm đưa lên tòa sen. Tỉnh dậy, nhà vua kể lại chuyện cho quần thần nghe và được nhà sư Thiền Tuệ khuyên dựng chùa có hình dáng như đài sen.

Một truyền thuyết lại kể rằng, chùa được xây dựng theo giấc mơ của vua Lý Thái Tông. Theo đó, vào năm 1049, vua đã mơ thấy mình được Phật bà Quan Âm đưa lên tòa sen. Tỉnh dậy, nhà vua kể lại chuyện cho quần thần nghe và được nhà sư Thiền Tuệ khuyên dựng chùa có hình dáng như đài sen.

Do những biến thiên lịch sử, chùa Một Cột đã được xây dựng lại nhiều lần, mỗi lần lại có những sửa đổi khác nhau nên diện mạo không còn giống như thời Lý. Vào thời Nguyễn, chùa được trùng tu lớn khoảng những năm 1840-1850 và năm 1922.

Do những biến thiên lịch sử, chùa Một Cột đã được xây dựng lại nhiều lần, mỗi lần lại có những sửa đổi khác nhau nên diện mạo không còn giống như thời Lý. Vào thời Nguyễn, chùa được trùng tu lớn khoảng những năm 1840-1850 và năm 1922.

Vào năm 1954, chùa Một Cột bị thực dân Pháp và tay sai phá hủy khi rút khỏi Hà Nội. Đến năm 1955, công trình được kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng tái dựng theo kiến trúc để lại từ thời Nguyễn.

Vào năm 1954, chùa Một Cột bị thực dân Pháp và tay sai phá hủy khi rút khỏi Hà Nội. Đến năm 1955, công trình được kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng tái dựng theo kiến trúc để lại từ thời Nguyễn.

Chùa Một Cột ngày nay có phần chính là đài Liên Hoa hình vuông, chiều dài mỗi cạnh 3 mét, mái cong được lợp ngói, trên có Lưỡng long chầu nguyệt. Mặt trước đài Liên Hoa có bậc cấp dẫn lên.

Chùa Một Cột ngày nay có phần chính là đài Liên Hoa hình vuông, chiều dài mỗi cạnh 3 mét, mái cong được lợp ngói, trên có Lưỡng long chầu nguyệt. Mặt trước đài Liên Hoa có bậc cấp dẫn lên.

Toàn bộ đài Liên Hoa được dựng trên cột cao 4 mét (chưa kể phần chìm dưới đất), đường kính 1,2 mét, gồm hai khúc chồng lên nhau thành một khối, bên trên có hệ thống đòn gỗ làm giá đỡ.

Toàn bộ đài Liên Hoa được dựng trên cột cao 4 mét (chưa kể phần chìm dưới đất), đường kính 1,2 mét, gồm hai khúc chồng lên nhau thành một khối, bên trên có hệ thống đòn gỗ làm giá đỡ.

Đài Liên Hoa nằm giữa ao nước hình vuông, gợi hình tượng một bông sen vươn lên từ mặt nước. Ao được bao bọc bởi hàng lan can trang trí bằng những viên gạch sành tráng men xanh theo lối kiến trúc thời Nguyễn.

Đài Liên Hoa nằm giữa ao nước hình vuông, gợi hình tượng một bông sen vươn lên từ mặt nước. Ao được bao bọc bởi hàng lan can trang trí bằng những viên gạch sành tráng men xanh theo lối kiến trúc thời Nguyễn.

Về lối xây chùa nằm trên cột, nhiều cách giải thích khác nhau đã được đưa ra. Theo đó, kiến trúc này có thể tương đồng với kiến trúc từng tồn tại trên cột đá chùa Dạm, hoặc được thiết kế theo đồ hình mandala Phật giáo, hoặc có liên hệ đến tục thờ Linga – Yoni mang dấu ấn văn hóa Chăm.

Về lối xây chùa nằm trên cột, nhiều cách giải thích khác nhau đã được đưa ra. Theo đó, kiến trúc này có thể tương đồng với kiến trúc từng tồn tại trên cột đá chùa Dạm, hoặc được thiết kế theo đồ hình mandala Phật giáo, hoặc có liên hệ đến tục thờ Linga – Yoni mang dấu ấn văn hóa Chăm.

Cạnh chùa Một Cột là chùa Diên Hựu, một ngôi chùa có kết cấu giống như nhiều ngôi chùa cổ khác ở miền Bắc với cổng tam quan, Phật điện, nhà thờ Tổ, vườn tháp… Trên thực tế, chùa Một Cột – Liên Hoa Đài là một phần của chùa Diên Hựu chứ không phải một ngôi chùa riêng biệt.

Cạnh chùa Một Cột là chùa Diên Hựu, một ngôi chùa có kết cấu giống như nhiều ngôi chùa cổ khác ở miền Bắc với cổng tam quan, Phật điện, nhà thờ Tổ, vườn tháp… Trên thực tế, chùa Một Cột – Liên Hoa Đài là một phần của chùa Diên Hựu chứ không phải một ngôi chùa riêng biệt.

Ngày nay, chùa Diên Hựu – Một Cột là một trong những điểm tham quan du lịch hàng đầu của Hà Nội. Nhiều công trình tái hiện chùa Một Cột đã được xây dựng trên khắp ba miền đất nước, tiêu biểu trong số đó là chùa Một Cột ở Thủ Đức, TP HCM…

Ngày nay, chùa Diên Hựu – Một Cột là một trong những điểm tham quan du lịch hàng đầu của Hà Nội. Nhiều công trình tái hiện chùa Một Cột đã được xây dựng trên khắp ba miền đất nước, tiêu biểu trong số đó là chùa Một Cột ở Thủ Đức, TP HCM…

loading...