Hỏi - Đáp
Có nên ấn tống, cúng dường kinh sách?
Chủ nhật, 14/05/2020 11:36
Nhờ ấn tống kinh sách mà những oán thù của người ấn tống trong quá khứ được tiêu trừ nên người ấn tống thoát khỏi những oán thù trong hiện tại và tương lai.
Chùa Hòa Phúc phát động 'Ở nhà chép kinh - mừng Phật đản sinh...'
Hỏi: Con đọc trong kinh thường bảo rằng công đức cúng dường kinh sách, ấn tống và chép kinh là bậc nhất. Tuy nhiên, khi con chép kinh bằng tay và muốn cúng dường kinh chép tay đến các chùa thì không chùa nào chịu nhận vì bảo không dùng bảo thời đức Phật mới cần biên chép kinh chứ thời nay kinh sách đẹp đâu có thiếu.
Rồi đến những ngày lễ lớn con phát tâm ấn tống một số kinh như kinh Địa Tạng, kinh Kim Cang, kinh Lăng Nghiêm dù số lượng khiêm tốn nhưng một số chùa cũng không nhận bảo không có chỗ.
Nhiều chùa khuyên con nên cúng dường bằng tiền để dễ tiêu dùng. Con thật sự hoang mang vậy con phải làm như thế nào? Vậy có phải việc con biên chép kinh cúng dường là thừa không và không có công đức? Con nên cúng dường kinh sách ở đâu là đúng nhất ạ?
Đáp: Cúng dường, ấn tống kinh sách được những lợi ích sau:
1. Người lỡ phạm lỗi nhờ ấn tống kinh sách mà tội lỗi gây nên được giảm nhẹ.
2. Do ấn tống kinh sách được rất nhiều công đức nên người ấn tống thường được thiện thần ủng hộ và che trở khỏi những tật bệnh, đao binh, giặc cướp, tù tội, lửa cháy, nước trôi…
3. Nhờ ấn tống kinh sách mà những oán thù của người ấn tống trong quá khứ được tiêu trừ nên người ấn tống thoát khỏi những oán thù trong hiện tại và tương lai.
4. Do kinh sách thường được các thiện thần ở bên giữ gìn nên người ấn tống kinh sách không bị ác quỷ, tà ma, thú dữ xâm hại. Nếu có gặp phải thì chúng đều bỏ chạy hoặc cúi đầu.
5. Do ấn tống kinh sách đem lại công đức nên người ấn tống thường được an ổn nơi tâm và nơi thân. Tâm thường an nhiên tự tại không sợ hãi khi thức hoặc khi ngủ, thân thường ít bệnh tật.
6. Người thường ấn tống kinh sách không mong cầu, tuy không mong cầu nhưng cơm ăn áo mặc tự nhiên đầy đủ, gia đình hòa thuận phước thọ dài lâu.
7. Lời nói và việc làm của người ấn tống kinh sách thường được mọi người đều tin tưởng; người này đi đến nơi nào cũng được nhiều người kính mến.
8. Người ngu si nhưng tin tưởng chánh pháp phát tâm ấn tống kinh sách sớm được trí tuệ, người bệnh tật ấn tống kinh sách sớm được lành bệnh, người đang trong cơn hoạn nạn ấn tống kinh sách tai nạn sớm tiêu trừ, người phụ nữ ấn tống kinh sách nếu có kiếp sau sẽ được thân đàn ông.
9. Người ấn tống kinh sách sau khi chết không bị rơi vào ba đường dữ như địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh mà thường được tái sinh vào cõi trời, cõi người có tướng mạo đoan chính, phước lộc hơn người..
10. Người thường ấn tống kinh sách đáng được mọi người cúng dường, họ luôn coi chúng sanh là ruộng phước để tạo nhân phước và sẽ thu hoạch được nhiều quả báo tốt trong tương lai. Người này sinh vào chỗ nào cũng được thấy Phật, nghe pháp; có đủ ba thứ trí huệ (nghe điều hay, suy nghĩ chín chắn, tu đúng chánh đạo), chứng được sáu thần thông (nhìn thấy những thứ người khác khó được thấy, nghe thấy những điều người khác khó được nghe, biết được người khác nghĩ gì, biết được tuổi thọ của mình và người khác, có thể đi đến bất cứ đâu mà người đó muốn và hiểu được cốt lõi sự việc không có giới hạn).
Ấn tống kinh sách được nhiều công đức thù thắng như thế nên Phật tử chúng ta nếu gặp các sự kiện như chúc thọ, cầu an, sám hối, cầu siêu, nên hoan hỷ cố gắng ấn tống kinh sách hoặc tự mình làm hoặc bảo người làm, thấy người làm mà vui mừng đều có lợi ích.
Lễ thỉnh đặt 49 nghìn kinh chép tay vào tháp Địa Tạng tại chùa Địa Tạng Phi Lai
Công đức chép kinh:
Chép kinh là một hình thức công phu. Muốn chép kinh trước phải đọc, ghi nhớ rồi sau đó mới nắn nót lời kinh. Chữ kinh phải ngay thẳng, chân phương và rõ ràng. Muốn được vậy, người chép kinh phải toàn tâm toàn ý với công việc. Chính nhờ quá trình tập trung đó nên ý kinh bùng vỡ, người chép kinh ngộ ra những thâm ý mà so với khi đọc tụng hàng ngày khó có thể nhận ra.
Đồng thời nhờ chép kinh mà chuyển hóa được ba nghiệp, thân tâm trở nên an ổn, nhẹ nhàng. Đây cũng là cơ sở cho sự hình thành phước báu, công đức chép kinh. Trong cuộc đời của mỗi con người, có lẽ không ai tránh khỏi những sai phạm, lỡ lầm. Có những sai phạm dẫn đến quả báo hiện tiền và có những lầm lỗi đang kết trái đắng ở tương lai. Tất nhiên, đạo lý ở đời thì “nhân nào quả ấy” và muốn cải thiện những điều xấu ác đã làm chỉ còn cách là tích cực làm thêm những điều lành. Chép kinh, in kinh là một trong những điều lành ấy.
Việc cúng dường kinh sách, Thầy không nhận là do:
- Thầy đã có đủ kinh sách, nhận thêm là tham.
- Kinh sách không thuộc kinh sách trong hệ phái của Thầy. Sư có gặp Thạc sĩ Pháp Tuệ, người Nghệ An, tâm sự: ”…ở miền Trung Việt Nam, bạn ấn tống kinh sách, nếu không phải kinh sách do HT Thích Trí Quang soạn dịch, chư vị Trụ trì sẽ không nhận…”
- Bạn viết kinh, tả kinh đem đến Thầy chứng minh là đủ rồi, việc cúng dường Thầy không nhận là việc bình thường, vì công đức của mình, mình hưởng thọ, không có việc dành cho người khác hưởng thọ.
- Tuy nhiên, Bạn cúng dường kinh sách Phật ở những nơi cần thiết lúc bấy giờ Bạn mới cúng. Ơû những nơi không có phương tiện cất giữ, người không nhận là đúng. Bạn cúng dường kinh sách Phật có công đức trí tuệ rất lớn.
Mặc khác, Bạn viết kinh, chép kinh cúng dường, người không nhận Bạn vẫn có công đức và trí tuệ như người đã nhận, Bạn vẫn được viên mãn công đức.