Lời Phật dạy

Cốt lõi của chánh tinh tấn (I)

Chủ nhật, 12/09/2019 10:56

Nếu như một số tôn giáo đã khoán niềm tin, số phận con người cho Thượng đế định đoạt thì Phật giáo với mục đích giúp chúng sinh giải thoát khỏi sinh tử luôn đề cao sự nỗ lực không ngừng nghỉ, sức mạnh tự thân mài giũa, phấn đấu bền bỉ vượt qua mọi nghịch duyên của con người.

 >>Lời Phật dạy

Tuy không đứng ở các vị trí đầu trong Bát Thánh đạo nhưng Chánh tinh tấn có vai trò hỗ trợ cho các ngành còn lại đưa đến thành công. Nói cách khác, nếu thiếu 4 cốt lõi của Chánh tinh tấn thì các chi phần còn lại không phát huy hiệu quả.

Vậy tinh tấn là gì? Chánh tinh tấn được xác định trên nền tảng nào?

Tinh tấn được hiểu là sự siêng năng, cần mẫn, không ngừng nghỉ; là những nỗ lực hướng đến mục đích cao thượng, an vui, hạnh phúc, bình an. Nơi đó không có vì quyền lợi cho mình mà loại trừ quyền lợi của người khác.

Nếu một người cố gắng rình rập bất kể đêm khuya khoắt, mưa gió để trộm cho được một món đồ quý giá của người khác thì hoàn toàn không phải là Chánh tinh tấn. Hành động này bất thiện nên thuộc tà tinh tấn.

Tinh tấn được hiểu là sự siêng năng, cần mẫn, không ngừng nghỉ; là những nỗ lực hướng đến mục đích cao thượng, an vui, hạnh phúc, bình an. Nơi đó không có vì quyền lợi cho mình mà loại trừ quyền lợi của người khác.

Tinh tấn được hiểu là sự siêng năng, cần mẫn, không ngừng nghỉ; là những nỗ lực hướng đến mục đích cao thượng, an vui, hạnh phúc, bình an. Nơi đó không có vì quyền lợi cho mình mà loại trừ quyền lợi của người khác.

Trường hợp khác, một chàng trai kiên trì bền bỉ, bằng mọi cách theo đuổi, chinh phục cô gái anh ta thích cũng hoàn toàn khác với Chánh tinh tấn trong đạo Phật. Để hiểu đúng hạnh tinh tấn, người Phật tử cần phải thông suốt bốn cốt lõi của Chánh tinh tấn.

Khi giảng về hạnh tinh tấn, Đức Phật đã thâu tóm qua bài kệ sau:

Không làm các điều ác,

Dấn thân các việc lành.

Giữ động cơ thanh tịnh,

Là tinh hoa Phật dạy.

Bài liên quan

Theo Đức Thế tôn, nền tảng của Chánh tinh tấn còn gọi là Tứ chánh cần bao gồm 4 phương pháp hành trì sau đây:

Thứ nhất, niệm ác chưa sinh đừng phát sinh

Thứ hai, niệm ác sinh rồi đem đoạn tận

Thứ ba, niệm thiện chưa sinh nên phát sinh

Thứ tư, niệm thiện sinh rồi nên tăng trưởng.

Niệm ác chưa sinh đừng phát sinh

Nói cách khác, đó chính là sự nỗ lực đình chỉ những việc làm xấu, bất thiện khi chúng chưa có điều kiện phát sinh. Niệm ác sinh rồi chúng ta còn có thể thấy, biết mà tránh nhưng nếu nó chưa sinh thì việc đoán định hình thù, hậu quả của nó ra sao quả thật khó lường. Tất cả các điều xấu ác trong cõi vô thức dễ làm cho ta mất đi sự kiểm soát. Như vậy, để tinh tấn đòi hỏi chúng ta sự thông tuệ, sáng suốt và tỉnh táo.

Hành trì cốt lõi đầu tiên này, chúng ta có thể hiểu đơn giản “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Để làm được điều đó, người Phật tử cần thọ giới, không tới lui những môi trường và điều kiện tiêu cực, không giao hữu với người xấu, không vâng phục những thầy tà, không cả nể làm theo những đề nghị không tinh tấn… Khi ấy, chúng ta tự khắc tạo được môi trường “vô trùng” cho mình và người thân.

Hành trì cốt lõi đầu tiên này, chúng ta có thể hiểu đơn giản “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Để làm được điều đó, người Phật tử cần thọ giới, không tới lui những môi trường và điều kiện tiêu cực, không giao hữu với người xấu, không vâng phục những thầy tà, không cả nể làm theo những đề nghị không tinh tấn… Khi ấy, chúng ta tự khắc tạo được môi trường “vô trùng” cho mình và người thân.

Bài liên quan

Khi phải đứng trước sự buộc phải lựa chọn không dễ gì con người ta hành động với niệm thiện. Chẳng hạn, không may cha mẹ, người thân mắc bệnh nặng, cần gấp một khoản tiền lớn mới cứu được tính mạng nhưng lại vượt quá điều kiện tài chính cho phép, chúng ta thấy không ít người đã lựa chọn con đường làm ăn phi pháp để mau chóng có được số tiền cần thiết. Đứng trước những cảnh huống như vậy, để lựa chọn và hành động cho đúng quả thực rất khó.

Hành trì cốt lõi đầu tiên này, chúng ta có thể hiểu đơn giản “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Để làm được điều đó, người Phật tử cần thọ giới, không tới lui những môi trường và điều kiện tiêu cực, không giao hữu với người xấu, không vâng phục những thầy tà, không cả nể làm theo những đề nghị không tinh tấn… Khi ấy, chúng ta tự khắc tạo được môi trường “vô trùng” cho mình và người thân.

Niệm ác sinh rồi đem đoạn tận

Việc ác đã làm nếu chúng ta biết dừng kịp thời sẽ không bị quả báo hoặc nghiệp xấu sẽ theo đó mà nhẹ đi. Thấy “vết xe đổ” của người trước mà không chịu nỗ lực tránh xa, bảo vệ bản thân thì lỗi thuộc về mình.

Chẳng hạn một người trong hoàn cảnh nào đó đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, bị cơ quan chức năng xử phạt cải tạo trong trại giam, nếu cá nhân người đó không tu chí sửa mình mà tiếp tục vi phạm thì mức án cũ đội án mới cứ tiếp tục kéo dài, thậm chí có thể cả đời gửi thân chốn lao tù.

Ngược lại, với mức án cao nhưng nếu người đó biết đoạn tận niệm ác, hết mình cải tạo, biết yêu thương giúp đỡ người khác thì sẽ nhanh chóng được giảm án hoặc ân xá sớm trở về làm lại cuộc đời bên gia đình.

Khi đã chọn con đường tâm linh Phật giáo, thời gian rảnh rỗi chúng ta nên giành cho việc làm công quả, tham gia các tổ chức từ thiện, vừa tạo được phước báu vừa tạo cho bản thân cuộc sống lành mạnh, đạo đức.

Khi đã chọn con đường tâm linh Phật giáo, thời gian rảnh rỗi chúng ta nên giành cho việc làm công quả, tham gia các tổ chức từ thiện, vừa tạo được phước báu vừa tạo cho bản thân cuộc sống lành mạnh, đạo đức.

Trong Kinh Phật đề cập nhiều trường hợp sống bằng nghề giết mổ gia súc hay còn gọi nghề đồ tể, chỉ cần nhận thức được hành vi mang nghiệp nặng của mình, quyết tâm từ bỏ, thì có thể thành thánh quả.

Bài liên quan

Để giúp bản thân tránh được sai lầm mà người khác đã phạm phải thì môi trường sống lành mạnh với lối sống khoa học là phương thuốc vô cùng hữu hiệu. Theo đạo Phật chính là lựa chọn đúng đắn giúp người Phật tử có được bí quyết bào chế phương thuốc quý giá ấy. Khi ấy, ta không tạo điều kiện cho điều xấu có cơ hội tồn tại.

Làm việc tại công sở tám giờ một ngày, về nhà sinh hoạt cùng gia đình, người thân, vợ chồng, anh chị em, với mong muốn mang lại niềm vui cho người khác. Trong tâm trí ta luôn ý thức được như vậy thì cho dù có đi vui chơi, giải trí chỗ này nọ thì điều xấu cũng không có cơ hội phát sinh.

Đặc biệt, khi đã chọn con đường tâm linh Phật giáo, thời gian rảnh rỗi chúng ta nên giành cho việc làm công quả, tham gia các tổ chức từ thiện, vừa tạo được phước báu vừa tạo cho bản thân cuộc sống lành mạnh, đạo đức.

(Còn tiếp)

Theo: blogphatgiao.com

loading...