Sách Phật giáo

Đóng góp của Phật giáo về lối sống lành mạnh

Thứ bảy, 09/05/2014 03:48

8h30 sáng ngày 09/05/2014, trong khuôn khổ Đại lễ Vesak LHQ 2014 tổ chức tại chùa Bái Đính, hội thảo quốc tế với chủ đề “Đóng góp của Phật giáo về lối sống lành mạnh” đã diễn ra tốt đẹp. 

Với ý nghĩa chia sẻ về những giáo truyền tải giá trị đạo đức mang tính ứng dụng cao vào đời sống mà Đức Phật đã đem lại cho nhân loại, đó như là một kim chỉ nam dành cho con người, chỉ với một mục đích duy nhất, đó là kiến tạo nên một xã hội lành mạnh, có nghĩa là cá nhân mỗi người đều có thân tâm an lạc và hạnh phúc.  
 
Buổi hội thảo với sự quang lâm tham dự của hàng chục các vị Chư Tôn Đức trên thế giới, những học giả nghiên cứu quốc tế, trong đó tiêu biểu là những chủ đề ý nghĩa đối với cuộc sống như : Tiến sĩ Phật học & tâm lý học Jeff Harrison đến từ Cao đẳng London với chủ đề “Phật Pháp đối với một xã hội lành mạnh”, giáo sư Kapila Abhayawansa  (Đại học Phật giáo quốc tế tại Thái Lan) với chủ đề “Đóng góp của Phật giáo đối với mục tiêu thiên niên kỷ hướng tới một xã hội lành mạnh”,  Tiến sĩ Lê Khắc Chiếu ( tu viện Linh Quang) với chủ đề “ Phật Pháp và nền giáo dục thanh thiếu niên hướng đến xã hội lành mạnh”, Kim Nguyễn và Jonathan H.X.Lee với chủ đề “ Người Việt cũng như người Mỹ đều cần có sức mạnh nội tại và Phương pháp tiếp cận Phật Pháp để hàn gắn vết thương lòng và sống tốt”.
 
Đối với chủ đề “Phật Pháp đối với một xã hội lành mạnh” của Tiến sĩ Jeff Harrison,  ông chia sẻ rằng : Có một tờ báo bàn luận về việc Phật Pháp tự thân nó vừa là sự ban hành hiểu biết vừa là đường lối đưa đến một đời sống lành mạnh.  Phật giáo thúc đẩy một hệ sinh thái của tâm trí và thế giới, và thấy được sự bám chấp vào tự ngã cứng nhắc và tính vụng về và phòng thủ. Phật Pháp chỉ ra rằng bám chấp như vậy dẫn đến tình huống diễn ra trong nội tâm bị tư duy một cách không lành mạnh. 

Đối với chủ đề “Một cách giải thích khác về lối sống lành mạnh trong quan điểm của Phật giáo” của R.M.Rathnasiri,  bảy đường lối trong đạo Phật hướng tới một lối sống khỏe mạnh là 
 
1. Một cơ thể khỏe mạnh, một tâm hồn lành mạnh,  một sự thống nhất về thân tâm thanh tịnh

2. Điều kiện sinh hoạt, nghỉ ngơi vừa đủ và môi trường trong lành

3. Lối cư xử có đạo đức sẽ mang lại một cuộc sống lành mạnh

4. Sinh kế bằng những công việc đúng đắn, thiện lương và một cơ sở vật chất vừa đủ cho một lối sống lành mạnh.

5. Sức mạnh tinh thần nội tại mang đến một lối sống lành mạnh

6. Sống hòa hợp và luôn biết ơn lẫn nhau khi sống cùng trong một xã hội

7. Tự quán xuyến và chịu trách nhiệm về cuộc sống của chính mình
 
Đối với chủ đề “Đóng góp của Phật giáo đối với mục tiêu thiên niên kỷ hướng tới một xã hội lành mạnh” của giáo sư Kapila Abhayawansa  (ĐH Phật giáo quốc tế tại Thái Lan. Bài tham luận chia sẻ rằng “ Mọi mục tiêu trong khuôn khổ các dự án phát triển thế giới trong thiên niên kỷ đều hướng đến một xã hội văn minh, lành mạnh cho mọi quốc gia trên thế giới. Khái niệm về sự lành mạnh được hiểu theo nghĩa trạng thái viên mãn về thể chất và tinh thần của một cá nhân, và thực trạng lành mạnh của một xã hội đúng theo đánh giá của Tổ chức Y Tế Thế giới, đối với điều đó, giáo Pháp của Đức Phật hiển nhiên hàm chứa những giá trị đạo đức có thể ứng dụng vào đời sống, để con người có được một sự an lạc như ý.

Chúng ta hẳn không còn nghi ngờ gì về việc hầu hết những nỗi khổ đau của từng cá nhân cho đến tập thể trong đời sống hiện tại, đều phát sinh bởi những những lối hành xử của những con người chưa được hướng dẫn tu tập. Bởi vì thế, mà Đức Phật đã đem lại cho nhân loại những giáo Pháp truyền tải giá trị đạo đức mang tính ứng dụng cao vào đời sống, đó như là một kim chỉ nam dành cho con người, chỉ với một mục đích duy nhất, đó là kiến tạo nên một xã hội lành mạnh, có nghĩa là cá nhân mỗi người đều có thân tâm an lạc và hạnh phúc.  

Bài phát biểu này chỉ muốn chia sẻ những yếu tố mà Phật Pháp có thể đóng góp cho một xã hội lành mạnh, do đó, việc hỗ trợ thực hiện những mục tiêu thiên niên kỷ đặt ra và phác thảo những gì mà Phật giáo có thể phụng sự cho nhân loại.

Diệu Hòa
loading...