Kiến thức

Đốt vàng mã là phá hoại phước đang có

Thứ bảy, 29/07/2022 12:48

Trước tiên, cần xác định rằng hủ tục “đốt giấy vàng mã” xuất phát từ mê tín trong dân gian Trung Quốc, đi ngược lại hoàn toàn với văn hóa Phật giáo.

Quan niệm “người chết thành quỷ” (nhân tử viết quỷ) đã có mặt từ thời Ngũ đại tại Trung Quốc, trở thành một tập tục mê tín, có sức sống dài lâu nhất. Trong thời đại khoa học này, hủ tục này vẫn tiếp tục sống dai dẳng. Theo sách Thuyết văn giải tự, con người sau khi qua đời đều thành quỷ (Nhân sở quy vi quỷ). Từ quan niệm có ma quỷ sống vĩnh hằng dưới lòng đất, dân gian Trung Quốc cho rằng “âm sao dương vậy”, tức thừa nhận có một âm phủ dưới lòng đất, nơi các ma quỷ sinh hoạt như con người trên dương gian. Niềm tin phản khoa học và trái với lời Phật dạy này lại có sức sống mãnh liệt, khi nó được sử dụng biện hộ như một “hiếu sự” mà con cháu còn sống phải làm như một cách trả hiếu..

Từ đó, thuyết “sống ở dương gian là tạm thời, về với âm phủ là sống vĩnh hằng” đã trở thành một quan niệm mê tín trong dân gian Trung Quốc từ hàng ngàn năm qua. Từ thời Hán ở Trung Quốc đã có tục chôn tiền thật cho người quá cố, với hi vọng giúp người quá cố tiếp tục sống hạnh phúc dưới cõi âm, vốn không có thật. Khi người chết được quan niệm tiếp tục sống ở cõi âm, người Trung Quốc tin rằng ma quỷ cần các nhu yếu phẩm như con người. Về sau, ý thức được sự phí phạm, thân bằng quyến thuộc của người quá cố thay thế vàng bạc thật thành các loại vàng mã, để cúng.

Tại Ai Cập cổ đại, các vị vua (Pha-ra-ông) khi tại vị, ít lo cho dân, thích làm các Kim tự tháp nguy nga tráng lệ cho mình, để tiếp tục sống vinh hoa sau khi chết. Trong Kim tự tháp kim cương, ngọc ngà, châu báu được chôn theo. Khi vua chết, các bà hoàng và cung tần mỹ nữ được vua sủng ái thỉnh thoảng được chôn sống theo. Không đến nỗi bất nhẫn và bất nhân như Ai Cập, người Trung Quốc đã thay thế tiền thật thành tiền vàng mã, đồng thời làm nhà cửa, xe cộ, người hầu, vật dụng bằng giấy vàng mã với hi vọng cung phụng cho người quá cố dưới cõi âm.

Tìm đọc các bài viết về hủ tục đốt vàng mã tại đây.

Vì hiểu rõ người chết không mất hẳn, không trở thành ma quỷ dưới âm phủ, âm phủ không có thật, người chết không ăn uống được (do không còn miệng để nhai, không còn cổ để nuốt, không còn bao tử để tiêu hóa, không còn quá trình trao đổi chất trong cơ thể), người Phật tử không nên đốt giấy vàng mã dưới mọi hình thức vì làm như vậy chỉ phá hoại phước và là một việc làm vô nghĩa.

Vì hiểu rõ người chết không mất hẳn, không trở thành ma quỷ dưới âm phủ, âm phủ không có thật, người chết không ăn uống được (do không còn miệng để nhai, không còn cổ để nuốt, không còn bao tử để tiêu hóa, không còn quá trình trao đổi chất trong cơ thể), người Phật tử không nên đốt giấy vàng mã dưới mọi hình thức vì làm như vậy chỉ phá hoại phước và là một việc làm vô nghĩa.

Trung Quốc và Ai Cập có quan niệm mê tín về cõi âm gần giống nhau. Dù Trung Quốc có tiến bộ hơn Ai Cập, hủ tục đốt nhà cửa, xe cộ, người hầu và tiền vàng mã, theo Phật giáo, đã phạm tội sát sinh trong tâm tưởng (do thiêu đốt người nộm), phá phước báu của bản thân (phí phạm tài sản do mua và đốt vàng mã), gây ô nhiễm môi trường. Hủ tục này không thể xem là nhu cầu văn hóa. Thực chất, theo Phật giáo, đây là tập tục mê tín lâu đời, xuất phát từ nghiệp vô minh, gây tạo sự hoang phí, ô nhiễm môi trường, dễ dẫn đến hỏa hoạn như cháy đền thờ, cháy rừng,…

Giá quần áo vàng mã khoảng 30.000đ - 80.000đ/bộ, gần bằng giá quần áo thật; xe máy SH, Vespa lớn giá chênh lệch từ 100.000đ - 300.000đ; nhà biệt thự cao tầng thì giá lên đến hàng triệu đồng. Đồng đô la Mỹ, Canada, Úc và đồng Euro được vàng mã hóa. Tiền vàng mã vung vãi khắp lộ trình di quan đến nơi an táng, như thể “lót đường” cho quan âm phủ để ngài nhẹ tay với người chết. Lòng tham và sự si mê của người sống về tục đốt vàng mã đã làm cho họ góp phần làm giàu cho các nhà sản xuất vàng mã. Theo Phật giáo, người chết không thể hưởng thụ được tài sản và vật dụng của họ hay dành cho họ; vàng mã được đốt cháy đã trở thành tro bụi đen dơ không còn giá trị sử dụng. Giả sử nhà vàng mã có thể sử dụng được dưới lòng đất thì người chết có chiều cao trung bình 1,5m đến 1,7m sẽ trở thành “tí hon vài tấc”. Thật là buồn cười.

Theo Phật giáo Nguyên thủy, sau khi qua đời, con người không mất đi, tiếp tục tái sinh ngay lập tức vào bào thai của người mẹ trong tương lai. Theo Phật giáo Đại thừa, thời gian tối đa mà người chết phải đầu thai làm một con người mới là 49 ngày. Trong kinh Tăng Chi, Đức Phật khẳng định nếu tái sinh làm người, tại đây, phôi thai được nuôi sống thông qua cái nhau của người mẹ; nếu tái sinh làm loài động vật (do lối sống thú tính nặng), tại đây chủ thể tái sinh được con mẹ nuôi sống. Không cần ăn uống từ người cúng, người chết tái sinh được nuôi sống bởi người mẹ tương lai hoặc giống cái làm mẹ.

Phật giáo nhận thức rõ rằng trong cuộc sống có nhiều người cơ cực, vất vả, không đủ cơm ăn áo mặc, nhiều bệnh nhân không có tiền uống thuốc, nên thường khuyên Phật tử tránh xa mê tín, tránh nghiệp lãng phí, cắt xén phần chi tiêu để giúp người bất hạnh vượt qua lúc khốn khó. “Cứu một người phúc đẳng hà sa” và “Dù xây chín bậc phù đồ (tháp) không bằng làm phước cứu cho một người” là nếp sống văn hóa của Phật tử.

Phật giáo nhận thức rõ rằng trong cuộc sống có nhiều người cơ cực, vất vả, không đủ cơm ăn áo mặc, nhiều bệnh nhân không có tiền uống thuốc, nên thường khuyên Phật tử tránh xa mê tín, tránh nghiệp lãng phí, cắt xén phần chi tiêu để giúp người bất hạnh vượt qua lúc khốn khó. “Cứu một người phúc đẳng hà sa” và “Dù xây chín bậc phù đồ (tháp) không bằng làm phước cứu cho một người” là nếp sống văn hóa của Phật tử.

Ma quỷ, theo Phật giáo, chỉ là cảnh giới trung gian tạm thời, rất ngắn, có mặt với người chết, vốn nặng chấp mắc về tình yêu, tình thương quyến luyến, hận thù cay nghiệt không tháo mở được, oan ức tuyệt mạng, các loại tự tử,… Thông thường, sau vài phút, vài giờ, vài ngày (không có vài năm, vài chục năm, vài trăm năm như dân gian đồn thổi), ma quỷ phải tái sinh theo nghiệp đã tạo. Cả hai truyền thống Phật giáo Nguyên thủy và Đại thừa đều cho rằng người chết không hưởng được gì từ thực phẩm cúng kiếng của người sống. Trong thời gian tang lễ, người Phật tử thuần thành chỉ dâng cúng hoa quả và thực phẩm chay tượng trưng; không kèn trống, không cúng tam sên, không cáo đạo lộ, không mở cửa mả, không mong hương linh về nhà.

Trong khóa lễ cầu siêu, các tu sĩ Phật giáo sẽ hướng dẫn phương pháp quán vô ngã, không đánh đồng thi thể là tôi, là tự ngã của tôi, là sở hữu của tôi để người chết thanh thản và nhẹ nhàng tái sinh theo nghiệp. Đồng thời, cũng không đánh đồng cảm giác, tri giác, tâm tư, nhận thức là tôi, tự ngã của tôi và sở hữu của tôi, nhờ đó, tháo mở nhanh các chấp dính về cảm xúc và thái độ, giúp người quá cố ra đi nhanh chóng và nhẹ nhàng.

Vì hiểu rõ người chết không mất hẳn, không trở thành ma quỷ dưới âm phủ, âm phủ không có thật, người chết không ăn uống được (do không còn miệng để nhai, không còn cổ để nuốt, không còn bao tử để tiêu hóa, không còn quá trình trao đổi chất trong cơ thể), người Phật tử không nên đốt giấy vàng mã dưới mọi hình thức vì làm như vậy chỉ phá hoại phước và là một việc làm vô nghĩa.

Ta cũng không thể phủ nhận rằng đây đó vẫn còn một số chùa Phật giáo, nhất là chùa của người Hoa, vẫn có hỏa lò để đốt vàng mã, và rất nhiều người mê tín đến đây để đốt vàng mã. Nhiều chùa để bảng cấm đốt vàng mã nhưng việc đốt vàng mã vẫn diễn ra, gây ô nhiễm đến môi trường sống của nhà chùa và dễ gây ra hỏa hoạn. Đó là do người mê tín luôn sống với sợ hãi và tự an ủi rằng thà đốt dư thừa còn hơn thiếu, nên các hủ tục phi Phật giáo tiếp tục tồn tại trong một số chùa. Lý do khác là do các ngôi chùa Phật giáo chưa quyết liệt chống lại hủ tục mê tín, trái với đạo Phật nên mới thành ra như thế.

Trong tang lễ, các tuần thất, ngày kỵ giỗ hàng năm, Phật giáo khích lệ Phật tử tại gia nên bố thí, cúng dường, giúp người cứu đời, vượt qua cái nghèo khó và bất hạnh. Đây là hành động nhân bản có giá trị thiết thực. Phật dạy: “Phụng sự chúng sinh (tức con người) là cúng dường Phật một cách thiết thực”. Ngài không hề dạy “phụng sự ma quỷ” vì tất cả người chết phải tái sinh theo nghiệp. Đây là việc làm, theo Phật giáo “biến đau thương thành hành động nhân đạo, thấm nhuần tình người”.

Hủ tục “đốt giấy vàng mã” xuất phát từ mê tín trong dân gian Trung Quốc, đi ngược lại hoàn toàn với văn hóa Phật giáo.

Hủ tục “đốt giấy vàng mã” xuất phát từ mê tín trong dân gian Trung Quốc, đi ngược lại hoàn toàn với văn hóa Phật giáo.

Phật giáo nhận thức rõ rằng trong cuộc sống có nhiều người cơ cực, vất vả, không đủ cơm ăn áo mặc, nhiều bệnh nhân không có tiền uống thuốc, nên thường khuyên Phật tử tránh xa mê tín, tránh nghiệp lãng phí, cắt xén phần chi tiêu để giúp người bất hạnh vượt qua lúc khốn khó. “Cứu một người phúc đẳng hà sa” và “Dù xây chín bậc phù đồ (tháp) không bằng làm phước cứu cho một người” là nếp sống văn hóa của Phật tử.

Để giúp người dân bỏ hủ tục mê tín này, ngày 12 tháng 7 năm 2010, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định 75/2010/NĐ-CP về “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa và tín ngưỡng”, trong đó, đốt vàng mã ở nơi công cộng sẽ bị phạt. Đạo Phật dạy uống nước nhớ nguồn, mỗi người phải ghi nhận và đền trả bốn ơn lớn là ơn cha mẹ, ơn thầy cô giáo, ơn tổ quốc và ơn xã hội. Do vậy, trong mùa Vu Lan (tháng 7 Âm Lịch), lễ thanh minh tảo mộ, các lễ giỗ kỵ hàng năm, người Phật tử được khích lệ báo hiếu vật chất và tinh thần với cha mẹ và cửu huyền thất tổ; không đốt vàng mã, để sự đền ân trở nên có ý nghĩa và giá trị hơn.

Nhận diện được các tác hại nguy hiểm của mê tín dị đoan, trong đó có việc đốt vàng mã, mọi người hãy sống với văn hóa chánh tín và chánh trí tuệ mà Đức Phật đã dạy, để mỗi hành động của ta, nếu không trực tiếp mang lại hạnh phúc cho tha nhân, cũng không làm phương hại gì cho cộng đồng và xã hội.

loading...