Kiến thức

Khước từ hưởng thụ không có nghĩa là khổ hạnh ép xác

Thứ hai, 03/07/2023 05:00

Vậy đời này ta phải làm sao mới hết nghiệp? Phải cực khổ bỏ công bỏ sức ra đem niềm vui, hạnh phúc cho chúng sinh. Ác nghiệp sẽ được hóa giải con đường này, chứ không phải bằng cách tự đày đọa bản thân.

Có người quan niệm rằng vì đời trước tạo ác nghiệp nên đời này bị đau khổ. Quan niệm này hoàn toàn đúng. Nhưng sau đó họ có thêm quan niệm thứ hai: Thay vì để cho quả báo đến một cách tự nhiên thì họ chủ động ép xác, tự đày đọa chính mình bằng cách khổ hạnh để trả cho hết nghiệp.

Họ cho rằng đó là cách chủ động trả nghiệp, hết nghiệp thì sẽ được giải thoát. Vào thời Đức Phật, quan niệm này đã tồn tại hàng nghìn năm tại Ấn Độ. Tuy nhiên đó là một tà kiến.

Khổ hạnh và tiện nghi

a1

Vế đầu là “Đời xưa vì đã lỡ tạo tội nên đời này ta phải chịu khổ”, câu này hoàn toàn đúng. Nhưng vế sau: “Phải chủ động tự đày đọa mình, tự làm khổ mình để sớm trả cho hết nghiệp, hết nghiệp rồi đau khổ không tới nữa, tức là được giải thoát” lại là sai. Tại sao?

Bởi vì làm ác nghĩa là làm chúng sinh đau khổ. Ví dụ đời trước ta đã nói xấu, ngược đãi, đánh đập, giết hại, làm chúng sinh đói rách, thương tật, chết chóc,... Đời này, dù ta có tự làm khổ mình thì cái khổ của chúng sinh vẫn còn đó. Vì vậy ta vẫn chưa thể hết nghiệp.

Vậy đời này ta phải làm sao mới hết nghiệp? Phải cực khổ bỏ công bỏ sức ra đem niềm vui, hạnh phúc cho chúng sinh. Ác nghiệp sẽ được hóa giải con đường này, chứ không phải bằng cách tự đày đọa bản thân.

Cũng có chữ “khổ” nhưng không phải “khổ hạnh”, mà là chịu cực chịu khổ để mang niềm an vui, lợi ích, đạo lý đến cho người, để đền bù lại tội lỗi kiếp xưa.

Cái cực khổ, cái công khó đó đúng là sẽ làm cho nghiệp mỏng nhạt dần và làm công đức ta được tăng trưởng. Còn tự đày đọa mình, không mang lợi ích đến cho ai thì không thể hết nghiệp được. Đây là chỗ hiểu sai của những người tu khổ hạnh, nên Đức Phật đã quở đó là một tà kiến.

loading...