Sách Phật giáo

Khuyên người học Phật (P.11)

Thứ bảy, 21/01/2014 11:03

Ngoài ra, một số phương pháp hành trì, phát nguyện, hồi hướng… Quý vị tham khảo một số luận giải, sớ sao của chư Tổ và nghi thức tụng niệm để được rõ hơn.

MỘT SỐ PHÁP MÔN CĂN BẢN
   
Đức Phật nói: “Tất cả chúng sanh đều có đức tướng, trí tuệ Như Lai nhưng do vọng tưởng, chấp trước nên không thể chứng đắc”. Vì vậy, Phật dạy vô lượng pháp môn là vì những căn cơ sai biệt của chúng sanh. Pháp môn nào cũng là diệu pháp, là thuốc lành trị bệnh chấp trước, vọng tưởng và nhằm mục đích là để chúng ta có thể khôi phục trở lại chân tâm, tự tánh thì cũng sẽ viên mãn thành Phật như Phật đã thành.

Tuy có rất nhiều pháp môn như: Thiền, Tịnh, Mật v.v… Riêng Thiền cũng có nhiều loại như thiền tứ niệm xứ, thiền chỉ quán, thiền tông… Nhưng lần này, chúng ta chỉ tìm hiểu hai pháp môn. Đó là: Thiền tông và Tịnh Độ tông.

1. Thiền tông: Được truyền từ Ấn Độ vào Trung Hoa do Ngài Bồ-Đề Đạt-Ma là Tổ thứ hai mươi tám sau Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và trở thành Sơ Tổ ở Trung Hoa. Sau đó, tâm ấn và y bát lần lượt được truyền cho các Tổ Huệ Khả, Tăng Xán, Đạo Tín, Hoằng Nhẫn và Lục Tổ Huệ Năng. Đây là pháp môn Tối Thượng Thừa (Phật Thừa) nhằm:“Chỉ thẳng chân tâm, thấy tánh thành Phật” dành cho hàng thượng căn, thượng trí. 

Y cứ của thiền tông là Kinh Kim Cang Bát-Nhã Ba-la-mật và Ma-ha Bát-Nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh (Bát- Nhã Tâm Kinh)… Thọ trì những bộ Kinh này giúp hành giả khai phát trí tuệ Bát-Nhã trong tự tánh của mình và qua đó phá được bốn tướng: Ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả. Nếu lìa được bốn tướng thì chúng sanh là Phật. 
     
Sau này, Pháp Bảo Đàn Kinh cũng được xem như một bộ Kinh trọng yếu của thiền tông. Trong Kinh này, (HT Thích Thanh Từ dịch), Lục Tổ dạy rất rõ: “Sao gọi là Toạ Thiền? Trong pháp môn này không chướng ngại, ngoài đối với tất cả cảnh giới thiện ác, tâm niệm chẳng khởi gọi là toạ, trong thấy tự tánh chẳng động gọi là thiền. Sao gọi là Thiền Định? Ngoài lìa tướng gọi là Thiền, trong chẳng loạn gọi là Định”. 

Lục Tổ còn dạy: “Này thiện tri thức, trí tuệ quán chiếu trong ngoài sáng suốt, biết bản tâm, nếu biết bản tâm tức là gốc của sự giải thoát. Nếu được giải thoát tức là Bát-Nhã Tam muội, tức là vô niệm. Sao gọi là vô niệm? Nếu thấy tất cả pháp mà tâm không nhiễm trước ấy là vô niệm, dụng tức khắp tất cả chỗ, cũng không dính mắc tất cả chỗ, chỉ thanh tịnh nơi bản tâm, khiến sáu thức ra sáu cửa đối trong sáu trần không nhiễm, không tạp, đi lại tự do, thông dụng không kẹt, tức là Bát-Nhã Tam muội, tự tại giải thoát gọi là vô niệm hạnh.

Nếu trăm việc chẳng nghĩ, chính khi đó khiến cho niệm bặt đi, ấy là pháp phược, ấy gọi là biên kiến. Này thiện tri thức, người ngộ được pháp vô niệm thì muôn pháp đều thông, người ngộ được pháp vô niệm thì thấy cảnh giới của chư Phật. Người ngộ được pháp vô niệm thì đến địa vị Phật…” 

Như vậy, cho thấy cách tu của Lục Tổ rất rõ ràng, không chỉ ngồi mới gọi là thiền mà là trong tất cả mọi oai nghi. Ngài cũng đã dạy: “Phật pháp tại thế gian”.  Khi đối người đối cảnh, sáu căn tiếp xúc với sáu trần mà không sanh tâm, luôn tuỳ duyên tự tại, không dính mắc nơi cảnh (Kể cả cảnh do Ngũ câu ý thức và cảnh của Độc đầu ý thức hay còn gọi là Độc ảnh cảnh. Cả hai cảnh này đều thuộc về pháp trần) thì tham sân si, phiền não, vọng tưởng không có chỗ nào khởi lên vậy!
 
Bên cạnh đó, Lục Tổ cũng đã từ bi nhắc nhở những người chỉ nói Bát-Nhã như một văn tự, ngôn ngữ suông mà không hành Bát-Nhã: “Này Thiện tri thức, người mê miệng nói, người trí tâm hành. Lại có người mê để tâm rỗng không ngồi tĩnh toạ, trăm việc không cho nghĩ tự gọi là Đại, một bọn người này không nên cùng họ nói chuyện vì là tà kiến.

Tâm lượng rộng lớn khắp cả pháp giới, dụng tức rõ ràng, phân minh ứng dụng liền biết tất cả, tất cả tức một, một tức tất cả, đi lại tự do, tâm thể không bị ngăn ngại tức là Bát-Nhã.

Này Thiện tri thức tất cả Bát-Nhã đều từ tự tánh sanh, chẳng từ bên ngoài vào, chớ lầm dụng ý nên gọi là chân tánh tự dụng. Một chân thì tất cả chân, tâm lượng rộng lớn không đi theo con đường nhỏ, miệng chớ trọn ngày nói không mà trong tâm chẳng tu hạnh này, giống như người phàm tự xưng là Quốc Vương trọn không thể được, không phải là đệ tử của ta…”
 ***
Ngài Điều Ngự Giác Hoàng (vua Trần Nhân Tông) cũng dạy về đạo lý thiền rất thâm sâu: 

“Trong nhà có báu thôi tìm kiếm,
Đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền.”

“Trong nhà có báu” ở đây là chỉ chân tâm bổn tánh, Phật tánh xưa nay của mỗi chúng ta mà ai ai cũng đã sẵn có với hằng sa diệu dụng và bình đẳng như Phật. 
     
Thế nào là Vô tâm? Gần đây có người cho rằng Bát-Nhã chấp “Không”, cái gì cũng huyễn nên chẳng muốn làm gì cả. Người thế gian lại nói người tu về vô tâm sẽ trở thành gỗ đá sao? Trước hết, Bát-Nhã không chấp có, chẳng chấp không mà chỉ phá chấp trước. “Vô tâm” là đối cảnh mà không sanh tâm chấp trước phải quấy, yêu ghét… Vọng tưởng không còn thì chân tâm sẽ hiện tiền.

Người tu sẽ khôi phục lại tự tánh vốn đầy đủ Tam minh và Lục thông với hằng sa diệu dụng không thể nghĩ bàn thì sao lại gọi là “Không” được? Kinh dạy:“Bất trụ sắc sanh tâm, bất trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm. Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” chính là đây vậy! 

Trong các công án của Phật, có một công án chúng ta cần tham cứu để hiểu thêm về lý này. Lúc Phật còn tại thế, có một vị Phạm Thiên đến để cầu Phật chỉ dạy phương pháp giải thoát.

Trên đường đến giảng đường nơi Phật ngự, ông có tìm một số hoa cúng dường. Biết được nhân duyên đã đến, Phật bảo: “Ông buông xuống đi!”. Phạm Thiên liền buông hoa bên tay trái xuống. Phật nói tiếp! “Ta bảo ông buông xuống đi!”. Phạm Thiên liền buông tiếp hoa tay phải.

Phật vẫn nói: “Ta bảo ông buông xuống hết đi!”. Phạm Thiên không hiểu gì cả vì mình đã buông hết hoa rồi tại sao Phật còn bảo buông? Ngay đó, Phật dạy: “Ta chẳng phải bảo ông buông hoa. Ta bảo ông phải buông xả hết. Ngoài là lục trần, trong lục căn, giữa là lục thức nhất thời phải xả hết đến chỗ không còn gì để xả. Ngay đó chính là chỗ giải thoát sinh tử của ông”. Phạm Thiên ngay đó liền đại triệt đại ngộ pháp vô sanh và lễ lạy dưới chân Phật.
     
Như vậy, qua đây cho chúng ta thấy “Buông” chính là buông ở trong tâm niệm. Không phải nói buông lục căn, lục trần là phải huỷ hoại căn, trần hay phải bịt tai bịt mắt... hết lại. Kinh Viên Giác cũng đã dạy: “Sắc tức là Không. Không phải sắc diệt hết mới là không hoặc phải làm cho nó thành không mới là không mà bản tánh của nó vốn không, cũng đồng với huyễn hoá.

Biết pháp huyễn hoá, tức lìa”. Sắc “có” chỉ là trên giả tướng, duyên hợp nhưng không có chủ thể. Nghĩa là phải quán như huyễn thì tâm sẽ không còn dính mắc, không kẹt vào hình tướng của sáu trần. Ngay tướng mà lìa tướng và lìa luôn cả cái “ý niệm lìa”. Ấy gọi là chân lìa, chân buông xả vậy! Cũng gọi là không trụ. Và cũng không lấy chỗ không trụ làm trụ thì mới thật sự viên mãn.

Nếu không trụ vào đâu thì vọng tâm, vọng niệm ắt sẽ không còn. Kinh cũng dạy: “Khi sáu căn thanh tịnh thì sáu trần thanh tịnh, sáu thức thanh tịnh. Tất cả pháp thế gian, xuất thế gian đều thanh tịnh và thập phương quốc độ vô biên khắp hư không đều thanh tịnh”. Đó chính là chân tâm, Phật tánh và pháp thân thanh tịnh giác tri vốn rộng khắp tận hư không pháp giới xưa nay của chúng ta vậy! Người tu thiền đến đây sẽ khôi phục lại bản lai diện mục xưa nay của mình! 

***
Ngoài ra, chúng ta có thể nên tìm hiểu thêm một số công án trong nhà thiền của Chư vị Tổ sư, Cao tăng Đại đức. Tuy nhiên, chỉ nên tham cứu các công án với mục đích ngộ được chân tâm. Đồng thời qua đó cũng để khẳng định thêm một lòng tin vững chắc không còn nghi ngờ gì nữa rằng ngay chính mình là Phật. “Của báu” xưa nay nằm ngay trong mình.

Ngược lại, không nên dùng sự hiểu biết các công án làm chỗ sở đắc và đem ra hý luận thì chẳng những ngã tướng dẹp không xong mà còn tăng thêm phần ngã mạn, tà kiến... lại trở thành nhân duyên chướng Đạo (Sở tri chướng). Phật pháp không có định pháp, tuỳ bệnh cho thuốc, hết bệnh phải bỏ thuốc. Vì vậy, khi thì các Ngài từ chân đế, khi từ tục đế, khi đứng trên thể, khi lại trên dụng…

Đều là phương tiện nói, không có cố định. Cốt chỉ để làm sao cho đệ tử hay người hữu duyên đối diện ngay lời nói hoặc hành động tức thời ấy mà nhận ra chỗ còn bị kẹt, còn chấp và giúp họ nhận được chân tâm tự tánh, pháp thân bất sanh bất diệt.

Như khi nhìn thấy người đi trên đường ngã bên trái, các Ngài liền giúp cho họ về bên phải và ngược lại nếu thấy họ ngã qua phải thì dìu họ sang bên trái để làm sao cho họ có thể tự trở về với sự thăng bằng, bình thường. Tâm bình thường ấy chính là Đạo.

Vì phàm phu thế gian thường có tâm phân biệt chấp trước: Hoặc có, hoặc không, hoặc đúng, hoặc sai. Đây gọi là biên kiến và cũng là nguyên nhân của vọng tưởng, luân hồi.

Vì vậy, Pháp Bảo Đàn Kinh Lục Tổ cũng đã dạy 36 pháp đối để tuỳ thời nói năng, phá chấp và không làm mất bản tông. Tổ dạy rằng, nếu có người hỏi Có dùng Không đáp, hỏi Sáng dùng Tối đáp, hỏi Niết-bàn dùng Sanh tử đáp và hỏi Phàm thì dùng Thánh đáp… (Ví dụ hỏi thế nào là Phật? Chúng ta nên trả lời: Lìa tâm chúng sanh tức Phật). Vì vậy, khi học công án, đừng nên kẹt trên văn tự, ngôn ngữ các Ngài.
     
Vì đó cũng chỉ như là tấm bảng hiệu, là ngón tay chỉ mặt trăng. Chúng ta phải nương theo đây để nhận thấy mặt trăng thật (Phật tánh) của mình. Lại nữa, có khi các Ngài nói: “Đói thì ăn, mệt thì ngủ” đó là dụng công, hay “ Tuỳ thời ăn cơm, mặc áo. Có việc gì phải làm nữa!”…

Thật trông chẳng khác gì người thường. Nhưng nếu chấp chặt vào lời này mà sanh tâm dãi đãi thì thật quá sai lầm. Xét về ngôn ngữ thì đồng, nhưng hạnh các Ngài thì khác xa với phàm phu một trời một vực. Phàm phu thì chưa đói đã lo ăn, khi ăn thì không chịu ăn vì đòi món này món nọ, chấp trước ngon dở… Lúc ngủ thì không chịu ngủ, nghĩ tới nghĩ lui, so đo tính toán đủ điều cho đến khi mê mệt mới chợp mắt?

Vì vậy, đây chỉ mới là giai đoạn đầu tạm gọi là ngộ. Một khi đã ngộ rồi thì chúng ta phải biết buông xuống để thật sự đi vào dụng công phu, không thấy lỗi người thường sửa lỗi mình, phải thiểu dục và tri túc, diệt trừ phiền não, tập khí, hoặc nghiệp thì mới mong có thể khôi phục lại tự tánh và khế nhập với cảnh giới ấy. Ai cũng biết mình có “Của báu” nhưng làm sao thọ dụng được thì mới là điều quan trọng.

Kinh Pháp Hoa cũng đã nói: “Khai thị chúng sinh ngộ nhập Phật tri kiến” là có bốn giai đoạn rất rõ ràng. Phật tri kiến ấy, chính là ngay trong mỗi chúng ta chứ không từ nơi nào khác. “Khai, thị” là chư Phật, chư Tổ đã vì chúng ta mà làm rồi. Nay đã “Ngộ” thì phải tiến đến “Nhập” thì mới viên mãn, “Của báu” ấy mới thọ dụng được. Còn nếu dừng lại ở “ngộ” thì chỉ như “Ăn bánh vẽ” mà Phật đã từng cảnh báo. Trọn không có lợi ích chân thật vậy!

Thiền sư Hoàng Bá (Hy Vận) cũng có một bài kệ để khuyên răng và khích lệ chúng rằng: 

“Vượt khỏi trần lao việc chẳng thường
Đầu dây nắm chặt giữ lập trường
Chẳng phải một phen xương lạnh buốt
Hoa mai đâu dễ ngửi mùi hương.”

Thiền sư Tuệ Hải (1628-1715) từng được Mã Tổ tán thán là “Đại Châu tròn sáng thấu suốt tự tại không ngại” cũng đã luận trong “Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn” của mình:“Nếu người chẳng chịu hàng phục tâm, y cứ văn nghĩa mà cho là chứng ngộ thì không có thể. Người chấp như thế là dối mình, dối người, mình người đều đoạ.

Phải cố gắng! Cố gắng! Xét nét kỹ càng. Chỉ việc đến chẳng nhận, tất cả chỗ không tâm, người được như thế, liền vào Niết-bàn, chứng vô sanh pháp nhẫn, cũng gọi là pháp môn bất nhị, cũng gọi là vô tránh, cũng gọi nhất hạnh tam muội. Vì cớ sao? Vì cứu cánh thanh tịnh, không ngã không nhân, chẳng khởi thương ghét, là hai tánh không, là không có chỗ thấy, tức là hoàn tất cái chân như vô đắc”… 

Quý vị và các bạn quan tâm nên tìm đọc quyển luận này, suy ngẫm và tuỳ duyên tu tập sẽ có lợi ích. Chúng ta có thể tìm đọc luận này trong sách “Thiền Đốn Ngộ” của HT.Thích Thanh Từ, hoặc trong một số sách khác có trích dẫn. Xét về lượng, tuy chưa nhiều, khoảng 45 trang nhưng nội dung quyển luận là rất sâu và tập trung nhiều cốt lõi của thiền tông. Đây quả thật là một trong những pháp bảo quý báu trong thiền tông vậy! 

Bên cạnh đó, như đã nói ở phần Bát-Nhã là khi tu thiền, chúng ta cần phải hết sức chú ý đến ngã tướng ở khía cạnh rất vi tế mà thường thì rất khó nhận ra, đó là pháp chấp. Thông thường, sau khi hiểu rõ ngũ dục, lục trần và các pháp thế gian đều là vô thường, khổ, vô ngã thì người tu có thể xa lìa và tìm đến chỗ yên tĩnh để tịnh tu.

Nhưng sau đó lại khởi tâm thích “cái bỏ” và mến cái chỗ thanh tịnh ấy thì xem như đã trở lại nuôi thêm gốc ái và đều rơi vào cái chỗ vi tế hơn của ngã và ái.

Hơn nữa, việc khởi tâm đắm chấp cái tịnh kia thì lại là trở thành chướng ngại. Vì bản chất của nó là: “Vốn tự thanh tịnh”, nếu chấp tịnh thì lại là trở thành tịnh vọng. Chấp giác cũng lại như thế, thành ra vọng giác. Tất cả đều là chướng ngại nên chưa có thể nhập được với tánh Đại Viên Giác Như Lai. Giác, tịnh là chỉ phương tiện lúc còn tu trong vòng đối đãi với mê, động.

Khi mê đã hết rồi thì cái tịnh và giác ấy không nên thiết lập nữa thì mới thật sự là chân tịnh, chân giác. Ngoài ra, cầu chứng cầu đắc, cầu cảm ứng, thần thông đều là pháp chấp, nên chưa hết năng sở. Chẳng những chưa dứt ngã tướng mà đây còn là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các ma sự.

Hoặc vi tế hơn nữa, như Kinh Viên Giác dạy, là khi có người đến tán thán pháp tu của mình thì liền sanh tâm vui mừng (tâm tham) và muốn tế độ họ. Ngược lại, nếu chê bai chỗ sở đắc của mình thì liền sanh tâm không thích (tâm sân).

Đây cũng là chỗ mà người tu đã rơi vào pháp chấp và ái pháp vi tế. Như vậy thì tâm ái lại thêm tăng trưởng. Hết ái ngũ dục và lục trần thì bây giờ lại qua ái pháp nên cái gốc của luân hồi vẫn chưa có thể dứt, vì Kinh dạy: “Ái là gốc của luân hồi”.

Tuy nhiên, sợ chúng ta lại bị kẹt, nên Lục Tổ đã từng từ bi nhắc nhở: “Chính pháp phải truyền trao, không được giấu kín” nhưng phải với hàng: “Đồng kiến, đồng hành” thì mới truyền trao hoặc luận bàn. Nếu không thì chỉ “Chắp tay khiến hoan hỷ” để không hại ta, hại người và “Không làm tổn hại tiền nhân kia, cứu kính vô ích”. Đây là điều rất vi tế, chỉ có trí tuệ mới có thể thấy biết rõ.

Được như vậy thì vẫn có thể tuỳ duyên tự lợi, lợi tha truyền pháp độ sinh trên tinh thần vô tướng và không bị rơi vào pháp chấp mà sinh ra hai tánh nghịch yêu, ghét.

Vì vậy, nếu không suy xét kỹ thì mặc dù công phu tuy đã rất cao nhưng vẫn chưa rời được ngưỡng cửa của “Ái” thì vẫn chưa thể hết ngã tướng rốt ráo. Nhẫn cho đến nếu sanh tâm chấp trước hữu vi vô vi, phàm thánh, sanh tử niết- bàn… Thì vẫn còn kẹt hai bên nên chưa thể khế nhập cảnh giới Đại Viên Giác Như Lai.

Trong Kinh Viên Giác (HT.Thích Thanh Từ dịch), Phật dạy:“Chúng sanh đời sau không rõ bốn tướng, tuy trải qua nhiều kiếp cần khổ tu hành chỉ gọi là hữu vi.

Trọn không thể thành tựu được các Thánh quả”. Và người tu như vậy thì: "Chỉ sinh về cõi thiện hữu vi cao hơn, đều là luân hồi nên không thành Thánh đạo”. Đạo lý này cùng với việc chỉ rõ cội gốc vô minh, bốn tướng vi tế, cũng như làm thế nào để dùng huyễn tu huyễn, lìa huyễn và lìa cái “ý niệm lìa” cùng một số bệnh trong thiền như: Tác, Nhậm, Chỉ, Diệt đã được Đức Phật dạy rất cụ thể trong Kinh Viên Giác. 
     
Vì vậy, ngoài Bát-Nhã Tâm Kinh, Kim Cang v.v… chúng ta cần phải nên thọ trì Kinh Viên Giác. Đây quả là con mắt tuệ sáng ngời mà Đức Thế Tôn đã khai mở cho tất cả chúng ta và chúng sinh đời sau nhằm phá sạch tận gốc rễ vô minh và không bị rơi vào tà kiến để yên tâm và thẳng tiến một đường vào biển Diệu trang nghiêm của mười phương Như Lai, viên mãn quả Bồ đề và Đại Niết bàn về Vô sở đắc.
***
Ngoài ra, tuy không phải thiền tông, nhưng trong tu thiền còn có pháp tu Chỉ và Quán. Kinh dạy, đây cũng là cánh cửa để vào Thánh địa Như Lai của thập phương ba đời chư Phật. Đầu tiên, muốn tâm đi vào thanh tịnh, chúng ta ngồi ngay thẳng tu chỉ bằng cách theo dõi hơi thở.

Hành giả nên trụ tâm tại điểm môi trên và giữa hai lỗ mũi nơi hơi thở ra vào. Mắt nhắm tự nhiên, miệng khép và chỉ thở bằng mũi. Bắt đầu nhiếp tâm theo dõi và đếm hơi thở từ 1 đến 10. Sau đó, bắt đầu đếm lại theo những chu kỳ khác. Giữa chừng nếu quên, phải xả bỏ để đếm lại từ đầu và theo nhiều chu kỳ. Qua làn gió nhẹ nơi xúc chạm, hơi thở đang ra, ta biết rõ nó đang ra, đang vào biết rõ đang vào. Hơi thở ngắn biết ngắn, dài biết dài, hoặc ra ngắn vào dài, ra dài vào ngắn…

Đều biết rõ như thể một người gác cổng rất nghiêm túc vậy! Nên nhớ là không nên tác ý điều chỉnh hơi thở dài ngắn mà cứ để tự nhiên như thể nó đang là. Trong quá trình theo dõi và đếm hơi thở, nếu có tâm niệm lăng xăng nào khởi lên thì liền giác biết ngay để không còn chạy theo chúng. Nên quán rằng:“Đó không phải là việc lúc này” và liền nhiếp tâm trở lại theo dõi ngay hơi thở. 
     
Sau này, nếu đã có phần định tâm rồi thì không cần phải đếm nữa mà chỉ cần theo dõi hơi thở. Cho đến khi thật vi tế thì có lúc sẽ cảm giác như không còn hơi thở.

Nhưng đừng lo vì thật ra nó vẫn hoạt động bên trong nhưng vì quá vi tế nên không thể nhận ra. Khi đã thành thục thì ngay trong cảnh động của sáu trần chúng ta vẫn có thể đạt được trạng thái tâm thanh tịnh. Đến lúc này, thân tâm sẽ vô cùng khinh an.

Pháp này có thể thực hiện không chỉ tư thế ngồi mà còn cả bốn oai nghi: Đi, đứng, nằm, ngồi. Vì vậy, nếu chỉ nghĩ khi ngồi mới là thiền thì chưa thể viên mãn và không nên có ý niệm xả thiền sau khi ngồi mà vẫn phải tiếp tục giữ chánh niệm, tỉnh thức trong mọi oai nghi và tất cả thời thì mới có thể đạt đến hiệu quả thiết thực.

Cứ như thế mà hành trì đến một thời gian thì tâm quá khứ, vị lai sẽ hạn chế tối đa. Tâm sẽ trụ nơi chánh niệm vô cùng an lạc ở hiện tại. Nội tâm sẽ đi đến an định và tĩnh lặng. Tuy nhiên, hành giả đừng nên tự mãn và dừng lại chìm đắm miên man tại đây để thụ hưởng sự thanh tịnh và an lạc ấy mà phải tiếp tục dụng công để đi sâu vào những tầng định cao hơn thì trí tuệ chân thật mới có thể phát sinh.

Với những người sơ cơ, nếu mỗi khi đối người, đối vật mà có tâm trạng sợ hại, lo lắng, tham, sân v.v… mà chưa đủ trí tuệ để quán thật tướng Bát-Nhã thì nên áp dụng ngay phương pháp theo dõi hơi thở này sẽ rất có hiệu quả. Ngoài ra, để hạn chế tối đa các chướng ngại và đạt pháp an lạc, giải thoát thì trước khi công phu quý vị cần phải tìm hiểu kỹ về tư thế ngồi và cách hành trì cụ thể hơn của chư vị Tổ Sư, Đại đức trong nhà thiền. 
     
Công phu sâu pháp này, hành giả có thể sẽ tiến đến cảnh giới đức Phật đã khai thị trong bộ Kinh Thủ Lăng Nghiêm (Tâm Minh dịch): “Các ông ngồi đạo tràng, tiêu diệt các vọng niệm, niệm đó nếu hết, thì tâm ly niệm sáng tỏ tất cả, động tĩnh không rời, nhớ quên như một.

Đương khi an trụ chỗ đó mà vào Tam-ma-đề thì như người tỏ mắt, ở chỗ rất tối tăm, tính biết được diệu tịnh, nhưng tâm chưa phát ra trí sáng suốt, thế thì gọi là phạm vi của Sắc ấm. Nếu con mắt sáng tỏ, mười phương mở rộng, không còn tối tăm nữa, thì gọi là hết sắc ấm. Người đó mới có thể vượt khỏi kiếp trược…”

Ngay giai đoạn này các ma sự rất có thể sẽ xảy ra và Phật đã lần lượt khai thị năm ấm cảnh (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) để người tu không lầm lạc vào các đường tẻ. Phật dạy: “Các ông tu thiền định trau dồi pháp Tam-Ma-Đề, tâm được thông suốt, ám hợp với các vị Bồ-tát và những vị vô lậu Đại A-la-hán nơi mười phương, thật sự vắng lặng, thì tất cả Ma Vương và các quỷ thần, trời, phàm phu đều thấy cung điện mình không cớ gì đổ vỡ, đất liền rung động, những loài thuỷ lục bay nhảy thảy đều kinh sợ, hàng phàm phu tối tăm thì không biết có sự thay đổi.

Còn các loài kia đều được năm thứ thần thông trừ lậu tận thông, đương luyến tiếc cảnh trần lao, làm sao lại để cho ông phá hoại chỗ ở? Vậy nên các loài quỷ thần, Thiên ma vọng lượng yêu tinh, trong lúc ông tu pháp Tam Muội đều đến quấy phá ông”. 

Tuy vậy, Phật liền dạy để chúng ta yên tâm: “Song các ma kia tuy có giận dữ, nhưng bọn chúng ở trong trần lao, các ông ở trong Diệu Giác, cũng như gió thổi ánh sáng, như dao chém nước, hẳn không đụng chạm nhau được.

Ông như nước sôi, bọn kia như băng cứng, tạm gần hơi nóng thì không bao lâu sẽ tiêu tan, chúng nó luống ỷ nơi thần lực, nhưng chỉ làm người khách, nếu chúng có thể phá rối được là do người chủ ấm trong tâm ông, nếu người chủ mê lầm thì khách mời được dịp khuấy phá.

Đương lúc tu thiền, giác ngộ không lầm thì các ma sự kia không làm gì ông được. Khi năm ấm đã tiêu trừ vào tính sáng suốt thì bọn tà ma kia là kẻ tối tăm. Sáng phá được tối, đến gần tự phải tiêu mất, làm sao còn dám ở lại khuấy phá thiền định. Nếu chẳng tỏ ngộ bị ngũ ấm làm mê, thì ông A-Nan ắt phải làm con của ma và thành người ma…”.

Vì vậy, trước khi hạ thủ công phu, quý vị cần tìm hiểu thật kỹ Kinh Thủ Lăng Nghiêm, phẩm Phật khai thị về 50 ấm ma và một số cảnh giới sẽ có thể xuất hiện trong thiền định để tránh bị lạc vào đường tẻ. Ngoài ra, Kinh Cửu Thập Lục Chủng Đạo cũng nói về 96 loại tà ma ngoại đạo.

Kinh Đại Tập cũng luận về tướng của ma nghiệp. Không riêng gì đối với hành giả tu thiền mà hành giả tu tịnh độ trong quá trình nhập thất cũng vô cùng cần thiết. Kinh này chúng ma rất căm ghét vì Phật đã nói ra hầu hết các bộ mặt thật và thủ đoạn của chúng. Kinh Pháp Diệt Tận, đức Phật đã huyền ký là đời mạt pháp các tà ma kia sẽ sôi nổi trong thế gian. Kinh điển sẽ dần dần diệt mất mà trước tiên sẽ là Kinh Thủ Lăng Nghiêm này. Là đệ tử Phật chân chính, mỗi chúng ta phải có trách nhiệm phát tâm thọ trì, đọc tụng, ấn tống và hoằng dương bộ Kinh Phật vô cùng quý báu này.

Bởi do hiện nay, có một số hành giả tu liều, chưa thâm nhập sâu Kinh tạng và chưa hiểu rõ về ma sự, nội ma Tam độc chưa hàng phục nhưng lại tham mê thần thông, chứng đắc, cảm ứng… Nên không ít người tu đã bị “Tẩu hoả nhập ma”. Kinh dạy, như “Nhận giặc làm con”. Trong thiền định, khi tâm tịnh rất nhiều cảnh giới khác nhau của năm ấm, hay của ngoại ma rất có thể sẽ xuất hiện. Ma giả làm những hình tướng khủng khiếp để khủng bố người tu. Hoặc giả làm người thân, những cảnh đẹp, dục lạc mê hoặc, quấy nhiễu. Và chúng cũng có thể giả Phật, Bồ-tát phóng hào quang, thuyết pháp v.v... Chỉ cần thấy như thấy, biết chúng hư vọng, đừng quan tâm. Nếu khởi tâm tham đắm hoặc chán ghét cảnh giới, hành giả xem như đã tự mở cửa cho ngoại ma vào gá thân. Hành giả lúc ấy sẽ cảm thấy như mình tự nhiên biết thuyết pháp thông suốt, có thần thông mà không hề biết mình đã bị ngoại ma gá vào. Phật dạy, do công phu có thâm sâu thì những cảnh giới ấy mới hiện ra, nếu chỉ nhận biết thì không có lỗi. Nếu cho là chứng Thánh và nói với mọi người như vậy để cầu danh văn, lợi dưỡng v.v… Được sức, chúng ma sẽ hoành hành. Cả thầy và trò đều rơi vào lưới ma dẫn đến phá giới luật của Phật. Cùng với tội đại vọng ngữ thì khi thân tàn mạng chung, ma rời thể xác, còn lại phàm phu, cả thầy và trò liền rơi vào Địa ngục Vô gián. Hành giả phải hết sức lưu ý vậy! 

Tuy nhiên, nếu hành giả không mong cầu, nội ma (tham sân si) không khởi, giữ giới tinh nghiêm, không cống cao ngã mạn mà thường hành cung kính và từ bi, bình đẳng, chánh giác thì ma sự ít và dễ dàng vượt qua.

Nếu hành giả tự xét thấy mình thật sự đầy đủ thiện căn và trí tuệ thì có thể phát đại thệ nguyện đi sâu vào hành thiền để đoạn hết những hoặc nghiệp: Kiến hoặc (mê lý), tư hoặc (mê sự), phiền não trần sa hoặc (nhiều như cát), vô minh… Tự mình bức phá và vượt qua mọi khó khăn thử thách. Vượt lên ma ngũ ấm và ngoại ma. Vượt ra khỏi kiếp trược, kiến trược, phiền não trược, chúng sanh trược, mạng trược. Lúc đó, thức ấm hết rồi, các căn sẽ có thể thay dùng lẫn nhau và hành giả sẽ lên bậc Kim Cang Càn Tuệ Bồ-tát. Rồi vượt lên Thập tín, Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng, Tứ Gia Hạnh Tâm và Thập địa Kim Cang Bồ-tát; Tính đẳng giác được viên minh, vào biển Diệu trang nghiêm của Như Lai, viên mãn Đạo Bồ-đề về Vô sở đắc như trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm Đức Phật đã chỉ dạy rất rõ ràng.

Nếu xét thấy không đủ khả năng để tự lực viên mãn đạo nghiệp thì có thể dùng pháp môn nhị lực để hạ thủ công phu. Đó là đầy đủ: Tín, Nguyện, Hạnh và nương theo thuyền từ Đại nguyện tiếp dẫn của đức Phật A Di Đà như Thế Tôn đã từng giới thiệu trong Xá-Vệ thành năm xưa để cầu sanh Cực Lạc, vĩnh viễn thoát ly sanh tử, chứng bậc bất thối Bồ-tát, gặp Phật nghe pháp tu hành thẳng tiến một đường rồi cũng sẽ viên mãn thành Phật. Nếu biết dùng nền tảng là tâm thanh tịnh này và lòng tin không một chút hoài nghi, cùng với nguyện hạnh đầy đủ thì phẩm vị sẽ càng cao. Đại Sư Trí Giả cũng đã từng nói: “Khi xe lửa hiện mà một niệm hối cải còn được vãng sanh, huống chi người tu giới định, đạo lực hạnh Thánh, công phu chẳng thể phế bỏ!”. 

2. Tịnh Độ tông (Pháp môn Niệm Phật): Pháp môn niệm Phật cơ bản thì gồm có: Quán tưởng, Quán tượng, Thật tướng và Trì danh niệm Phật. Ngày nay, do vì tâm chúng sanh thô nặng, nghiệp dày nên pháp quán tưởng, quán tượng và thật tướng rất khó thành tựu, lại dễ rơi vào tà ma. Do vậy, đa số tu Pháp môn Trì Danh Niệm Phật mà ở đây chính là chuyên trì niệm Danh hiệu Đức Phật A Di Đà cầu sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc. 

Tổ Sư của Tịnh Độ tông là ngài Huệ Viễn. Sau đó, lần lượt là các Tổ: Thiện Đạo, Thừa Viễn, Pháp Chiếu, Thiếu Khang, Diên Thọ, Tỉnh Thường, Châu Hoằng (Liên Trì), Trí Húc (Ngẫu Ích), Hành Sách, Thật Hiền, Tế Tỉnh (Triệt Ngộ) và Tổ thứ 13 là Ấn Quang Đại Sư.

Đây là pháp môn đặc biệt vì dùng cả hai: Tự lực và Tha lực. Mười phương ba đời chư Phật nếu không có pháp môn này thì khó mà bình đẳng cứu độ chúng sanh, nhất là thời mạt pháp. Xưa nay, chư vị Tổ Sư cũng đã hết lời tán thán về lợi ích không thể nghĩ bàn của pháp môn này. Tổ Ấn Quang dạy trong: “Ấn Quang Đại Sư gia ngôn lục” (Như Hoà dịch): “Hết thảy pháp môn chuyên cậy vào tự lực, pháp môn tịnh độ chuyên cậy vào Phật lực. Hết thảy các pháp môn phải hết sạch hoặc nghiệp mới có thể liễu sinh tử, pháp môn tịnh độ đới nghiệp vãng sanh liền dự vào dòng Thánh”. Vì vậy, xưa nay không ít chư vị Tổ Sư trong nhà thiền như tổ Mã Minh (Luận Đại Thừa Khởi Tín), tổ Long Thọ (Luận Đại Trí Độ, luận Tỳ-Bà-Sa)… cùng rất nhiều bậc Cao Tăng và Đại Đức hầu như đã thâm nhập các pháp môn đến chỗ: “Minh tâm kiến tánh, đại triệt đại ngộ” rồi sau cùng cũng đã một lòng Đại từ Đại bi cao độ mà quay về và hoằng dương Tịnh Độ để hòng lợi lạc cho khắp c&ot
loading...