Sách Phật giáo
Khuyên người học Phật (P.4)
Thứ bảy, 06/01/2014 08:47
Phật nói: “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh” hay “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành” là những lời bảo đảm có giá trị nhất đối với tất cả chúng ta. Bạn không cần phải nghi ngờ gì nữa mà hãy phát tâm tinh tấn để tu hành.
HẠNH NHẬN NHỤC
Tiếp theo bố thí là hạnh nhẫn nhục. Hạnh nhẫn nhục vô cùng quan trọng trong cuộc sống cũng như trong tu hành. Nếu không có hạnh nhẫn nhục chúng ta sẽ không thể tự kiềm chế bản thân mình. Từ đó, sẽ rất dễ rơi vào tình trạng mù quáng, gây nên bao đau khổ và tội ác mà sau đó nghĩ lại thì mọi việc đã quá muộn màng rồi.
Vậy từ nay, trong gia đình hay ngoài xã hội chúng ta hãy áp dụng hạnh nhẫn nhục một cách linh hoạt và kịp thời nhé! Ví dụ, trước đây có người chửi mắng thì mình liền nỗi sân lên chửi lại người ta. Nay đã biết đạo Tỉnh Thức rồi thì không chửi lại hay sân hận gì nữa.
Người ta chửi thì mình nên bình tĩnh để xem lại có lỗi gì trong chuyện này không? Nếu có lỗi thì người ta chửi là đúng rồi? Họ chính là ân nhân của ta! Vì họ đã giúp ta sửa lại tật xấu để tiêu nghiệp.
Nghiệp xấu nếu không tiêu hết thì sẽ rơi vào ba đường ác là điều khó tránh khỏi. Ta phải cám ơn họ mới phải vì họ đã chỉ dạy cho ta chỗ sai, chỗ chưa hoàn hảo để tu sửa lại cho đúng và tiêu đi ác nghiệp. Nhờ họ mà mỗi ngày ta một hoàn thiện hơn, tốt đẹp hơn. Nhưng nếu người ta chửi sai rồi thì sao? Thì chúng ta cũng không cần chấp, không sân giận làm gì!
Vì mỗi lần sân giận sẽ làm mình mất kiềm chế, rất mệt người, dễ sanh bệnh, tổn thọ vô ích. Hiện nay khoa học cho thấy sân hận rất tổn hại cho gan và tim mạch. Phật dạy, Nhân của sân hận thường là Quả của con đường đoạ vào Địa ngục, súc sanh. Tham lam, bỏn xẻn thì đoạ Ngạ quỷ đói khát. Si mê thường rơi vào Súc sanh…
Người ta chửi thì mình nên bình tĩnh để xem lại có lỗi gì trong chuyện này không? Nếu có lỗi thì người ta chửi là đúng rồi? Họ chính là ân nhân của ta! Vì họ đã giúp ta sửa lại tật xấu để tiêu nghiệp.
Nghiệp xấu nếu không tiêu hết thì sẽ rơi vào ba đường ác là điều khó tránh khỏi. Ta phải cám ơn họ mới phải vì họ đã chỉ dạy cho ta chỗ sai, chỗ chưa hoàn hảo để tu sửa lại cho đúng và tiêu đi ác nghiệp. Nhờ họ mà mỗi ngày ta một hoàn thiện hơn, tốt đẹp hơn. Nhưng nếu người ta chửi sai rồi thì sao? Thì chúng ta cũng không cần chấp, không sân giận làm gì!
Vì mỗi lần sân giận sẽ làm mình mất kiềm chế, rất mệt người, dễ sanh bệnh, tổn thọ vô ích. Hiện nay khoa học cho thấy sân hận rất tổn hại cho gan và tim mạch. Phật dạy, Nhân của sân hận thường là Quả của con đường đoạ vào Địa ngục, súc sanh. Tham lam, bỏn xẻn thì đoạ Ngạ quỷ đói khát. Si mê thường rơi vào Súc sanh…
Nếu là người thân trong gia đình chửi mắng ta vô cớ thì sao? Thì chúng ta nên đợi đến lúc họ hết nóng giận sẽ lựa lời giải thích phải trái. Người ta thường nói: “Giận quá mất khôn” mà.
Nếu là người ngoài thì chấp để làm gì cho phiền não? Gặp những trường hợp thế này chúng ta nên cảm thương nhiều hơn mới phải và cũng đừng quên là cầu mong cho họ sớm gặp Phật pháp tu học, sám hối để vượt qua nghiệp chướng và không còn phải chịu khổ đau. Hơn nữa, ít ra chúng ta phải nên nhận thấy trong sự bực tức hay khó chịu của người khác ít nhiều đều có một phần lỗi của mình.
Nếu là người ngoài thì chấp để làm gì cho phiền não? Gặp những trường hợp thế này chúng ta nên cảm thương nhiều hơn mới phải và cũng đừng quên là cầu mong cho họ sớm gặp Phật pháp tu học, sám hối để vượt qua nghiệp chướng và không còn phải chịu khổ đau. Hơn nữa, ít ra chúng ta phải nên nhận thấy trong sự bực tức hay khó chịu của người khác ít nhiều đều có một phần lỗi của mình.
Trong gia đình mà ai cũng nhắc nhở cùng nhau áp dụng hạnh nhẫn nhục thì làm gì có chuyện cãi vã, xô đẩy dẫn đến li hôn hay chia rẽ? Nếu bước đầu khó làm, thì viết ra mấy chữ thật to: “Hãy tỉnh thức!” cùng với hình tượng khuôn mặt cười bên cạnh dán trong nhà để chỗ mọi thành viên trong gia đình dễ nhìn thấy và thực hiện theo. Hoặc có thể nên dán: “Hãy Tỉnh Thức! A Di Đà Phật!” thì hiệu quả sẽ còn lớn hơn rất nhiều.
Như mới hai năm trước đây, chính tôi khi chưa biết Phật pháp, mỗi lần chạy xe ra đường gặp người đi ngang nhiên giữa đường, bấm còi mấy lần mà họ không chịu tránh. Gặp tình huống đó, mỗi lần tôi vượt lên được thì sẽ ép người này vào lề ngay cho bỏ ghét. Mỗi lần như vậy tôi thường rất bực tức, sân hận, mất hết tỉnh táo và rất mệt.
Từ khi đến với Phật pháp, học được hạnh nhẫn nhục, tôi và gia đình liền thực hành ngay. Bây giờ mỗi khi ra đường gặp trường hợp như vậy phải biết thương họ nhiều hơn là giận họ.
Phải đặt trường hợp mình vào chính họ thì mới hiểu cho họ được. Vì ít nhất thì cũng có một lần nào đó trong đời, mình cũng đã từng rơi vào tình trạng giống như họ. Chúng ta nên nghĩ thế này: “Có lẽ người này hôm nay đang có việc gì buồn đây, hay tâm họ đang có điều gì bất an, không bình thường thì mới làm như vậy!
Vì nếu là người bình thường thì đâu có làm những việc bất bình thường như vậy?” Nếu sân giận lên với họ tâm ta sẽ rất phiền não. Ép vào lề không may tai nạn xảy ra thì cả ta và họ đều khổ, mà người khổ nhất lại là ta.
Không biết lỗi phải thế nào chứ chắc chắn phải bị giữ xe, phải vào bệnh viện nuôi họ trước đã. Sau đó lại phải tốn tiền sửa xe. Không biết bao nhiêu khổ luỵ do vô minh không hiểu biết đạo lý mà gây ra!
Từ khi đến với Phật pháp, học được hạnh nhẫn nhục, tôi và gia đình liền thực hành ngay. Bây giờ mỗi khi ra đường gặp trường hợp như vậy phải biết thương họ nhiều hơn là giận họ.
Phải đặt trường hợp mình vào chính họ thì mới hiểu cho họ được. Vì ít nhất thì cũng có một lần nào đó trong đời, mình cũng đã từng rơi vào tình trạng giống như họ. Chúng ta nên nghĩ thế này: “Có lẽ người này hôm nay đang có việc gì buồn đây, hay tâm họ đang có điều gì bất an, không bình thường thì mới làm như vậy!
Vì nếu là người bình thường thì đâu có làm những việc bất bình thường như vậy?” Nếu sân giận lên với họ tâm ta sẽ rất phiền não. Ép vào lề không may tai nạn xảy ra thì cả ta và họ đều khổ, mà người khổ nhất lại là ta.
Không biết lỗi phải thế nào chứ chắc chắn phải bị giữ xe, phải vào bệnh viện nuôi họ trước đã. Sau đó lại phải tốn tiền sửa xe. Không biết bao nhiêu khổ luỵ do vô minh không hiểu biết đạo lý mà gây ra!
Bây giờ, mỗi khi gặp trường hợp như vậy, chúng ta hãy nên nhường nhịn cho nhau và cũng đừng quên cầu mong cho họ sớm bình an trở lại thì tốt hơn là sân giận. Sau đó, đường họ họ đi, đường ta ta đi.
Có mất mát gì của mình đâu? Làm được vậy, thân tâm thanh tịnh. Tính mạng, tài sản được bảo toàn, lòng từ bi tăng trưởng, đạo nghiệp chóng viên thành. Tất cả mọi nơi, mọi lúc đều có thể trở thành đạo tràng thanh tịnh của chúng ta. Đây mới là chân thật dụng công trong tu hành giải thoát vậy!
Có mất mát gì của mình đâu? Làm được vậy, thân tâm thanh tịnh. Tính mạng, tài sản được bảo toàn, lòng từ bi tăng trưởng, đạo nghiệp chóng viên thành. Tất cả mọi nơi, mọi lúc đều có thể trở thành đạo tràng thanh tịnh của chúng ta. Đây mới là chân thật dụng công trong tu hành giải thoát vậy!
Tóm lại, chúng ta không nên giận ai, mà phải thực hành hạnh nhẫn nhục. Hãy biết sống tha thứ cho tất cả mọi người và quán tất cả mọi chúng sinh đều là Phật như lời Phật dạy: “Mọi chúng sinh đều có Phật tính và là Phật vị lai”. Như chúng ta đã biết, Đại hạnh đầu tiên trong Mười Đại Hạnh của Phổ Hiền Bồ-tát trong Kinh Hoa Nghiêm cũng đã dạy: “Lễ kính chư Phật”.
Chư Phật ở đây, không phải chỉ có chư Phật trong quá khứ, hình tượng Phật, Bồ-tát trong chùa chiền, nơi mọi người thường cung kính lễ bái mà còn là chư Phật trong hiện tại và cả vị lai nữa.
Đó chính là tất cả chúng sinh. Hiểu được hạnh nguyện này của Phổ Hiền Bồ-tát, chúng ta sẽ biết cung kính với tất cả mọi người, mọi chúng sanh và phải hết sức tỉnh thức, nhẫn nhục đúng pháp trong mọi điều kiện mà tự độ, độ tha và tự lợi, lợi tha. Tu hành là trong mọi lúc, mọi nơi, từ đi đứng nằm ngồi, làm việc, lời ăn tiếng nói... từng giây, từng niệm thì mới có hiệu quả thiết thực. Dần dần chúng ta sẽ nhận ra mình còn nhiều thiếu sót, yếu kém. Sai lầm ở chỗ nào thì sửa chữa ngay chỗ ấy để lần sau không còn tái phạm nữa. Đó gọi là chân thật tu hành.
Thế nào gọi là sự nhẫn nhục đúng pháp? Người thế gian thường nghĩ nhẫn tức là nhục nhưng thực tế không phải vậy! Nhẫn nhục có hai loại: An nhẫn và Khổ nhẫn. Nếu có sự hiểu Đạo, hiểu đúng lẽ thật của bản thân và vạn pháp, hiểu rõ về nhân quả báo ứng, luân hồi sẽ thấy ngay nhẫn mà không thấy nhẫn thì liền được an vui.
Đó gọi là an nhẫn. Còn nếu không hiểu Đạo, tuy thấy nhẫn nhưng chẳng qua chỉ là sự kìm chế cho qua chuyện chứ trong lòng thì vẫn luôn uất hận, ăn không ngon, ngủ không yên, thậm chí đôi khi còn cố tìm cơ hội để báo thù.
Đó gọi là khổ nhẫn. Người học Phật chúng ta cần phải thấy an nhẫn chứ không có khổ nhẫn. Mỗi lần đối nhân xử thế, gặp những điều bất trắc trong cuộc sống, chúng ta nên quán như Kinh Phạm Võng dạy: “Tất cả người nam đều là cha ta, tất cả người nữ đều là mẹ ta”
Đó gọi là an nhẫn. Còn nếu không hiểu Đạo, tuy thấy nhẫn nhưng chẳng qua chỉ là sự kìm chế cho qua chuyện chứ trong lòng thì vẫn luôn uất hận, ăn không ngon, ngủ không yên, thậm chí đôi khi còn cố tìm cơ hội để báo thù.
Đó gọi là khổ nhẫn. Người học Phật chúng ta cần phải thấy an nhẫn chứ không có khổ nhẫn. Mỗi lần đối nhân xử thế, gặp những điều bất trắc trong cuộc sống, chúng ta nên quán như Kinh Phạm Võng dạy: “Tất cả người nam đều là cha ta, tất cả người nữ đều là mẹ ta”
Và nên hiểu rằng: “Người khác không bao giờ có lỗi, lỗi là ở chính mình” thì mọi việc sẽ dễ dàng, cuộc sống sẽ trở nên dễ chịu hơn. Bệnh tật có thể tiêu trừ, thân tâm khoẻ mạnh. Hạnh phúc và an lạc tất sẽ hiện tiền! Những lời dạy trên là có liên quan đến nhân quả ba đời mà chúng ta sẽ học sau này thì sẽ thấy nhẫn mà không nhẫn, liền được an nhẫn. Và cao hơn nữa, sau này khi tu học về Trí tuệ Bát-Nhã, chúng ta sẽ nhẫn được tất cả những gì mà thế gian khó nhẫn. Vì lúc đó, sẽ biết rất rõ tất cả chúng ta, Phật, chúng sanh xưa nay vốn đồng một bản thể bình đẳng nên liền có thể thành tựu Nhẫn Nhục Ba-la-mật. Cùng với Bố thí, Trì giới, Tinh tấn, Thiền định và Trí huệ gọi là Lục độ Ba-la-mật của Bồ-tát.
***
Trong thời Đức Phật còn tại thế, cũng có rất nhiều câu chuyện về Hạnh Nhẫn Nhục mà chúng ta nên học. Rất nhiều lần bị người khác ganh ghét, tìm cách mắng chửi, vu oan, ám hại nhưng đức Phật vẫn luôn từ bi và không hề oán ghét, lại còn khen “Tất cả đều là thiện tri thức của ta” và Phật nói nhờ họ mà Ngài tu mau thành Đạo…
Chuyện một lần trên đường khất thực, có người theo sau chửi mắng thậm tệ, nhưng Ngài vẫn an nhiên bước đi. Họ liền lên trước Phật và hỏi: Ông có nghe tôi chửi không? Đức Phật bảo: Ta có nghe! Họ bảo: Nghe sao ông không nói gì? Phật nói: Này hiền giả, khi hiền giả cho ai một món quà, người ấy không nhận thì món quà ấy thuộc về ai? Họ bảo: Đương nhiên là vẫn thuộc về tôi rồi! Phật đáp: Cũng như vậy, hiền giả chửi tôi không nhận lấy một lời nào thì nó thuộc về ai?... Thật quá đỗi tuyệt vời! Chúng ta cần phải nên học theo vậy!
Chuyện một lần trên đường khất thực, có người theo sau chửi mắng thậm tệ, nhưng Ngài vẫn an nhiên bước đi. Họ liền lên trước Phật và hỏi: Ông có nghe tôi chửi không? Đức Phật bảo: Ta có nghe! Họ bảo: Nghe sao ông không nói gì? Phật nói: Này hiền giả, khi hiền giả cho ai một món quà, người ấy không nhận thì món quà ấy thuộc về ai? Họ bảo: Đương nhiên là vẫn thuộc về tôi rồi! Phật đáp: Cũng như vậy, hiền giả chửi tôi không nhận lấy một lời nào thì nó thuộc về ai?... Thật quá đỗi tuyệt vời! Chúng ta cần phải nên học theo vậy!
Bản đồ Mười pháp giới & Lục đạo Luân hồi |
Nhìn vào bản đồ này, chúng ta sẽ thấy ngay ở chính giữa là chữ Tâm (心). Kinh dạy: “Tất cả do tâm tạo”. Do những hành động tạo tác là thiện, ác hay vô ký (không thiện không ác) hoặc công phu tu hành sâu cạn mà chiêu cảm ra thành mười pháp giới khác nhau này: 1- Địa ngục. 2- Ngạ quỷ. 3- Súc sanh. 4- A-tu-la. 5- Người. 6- Trời. 7- Thanh Văn. 8- Duyên Giác. 9- Bồ-tát. 10- Phật.
Trong đó, Lục đạo Luân hồi gồm có sáu đường là: Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh, A-tu-la, Người và Trời. Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát và Phật gọi là tứ Thánh pháp giới vì đã thoát khỏi luân hồi sinh tử.
Trong mỗi chúng ta, tuỳ niệm khởi mà ai nấy đều đủ các cảnh giới trên. Sanh Thiên hay đoạ lạc, phàm phu hay thành Phật đều do tự mình tạo tác và nhận lấy. Nếu một niệm là sân hận, ác độc thì là Địa ngục. Tham lam, bỏn xẻn là Ngạ quỷ, ngu si là Súc sanh. Một niệm thiện sẽ thành Trời, Người.
Chúng ta hãy tự xét lại mình hiện nay rồi sẽ rõ đang là gì trong mười pháp giới ấy. Không cần phải tìm hỏi đâu cả. Hãy hướng về tâm mình mà tìm thì liền biết tất cả. Muốn thành Phật thì chỉ cần một việc là lìa chín loại tâm kia thì liền thành Phật.
Chúng ta hãy tự xét lại mình hiện nay rồi sẽ rõ đang là gì trong mười pháp giới ấy. Không cần phải tìm hỏi đâu cả. Hãy hướng về tâm mình mà tìm thì liền biết tất cả. Muốn thành Phật thì chỉ cần một việc là lìa chín loại tâm kia thì liền thành Phật.
A-tu-la thường là cảnh giới của Thần. Tuy họ cũng có nhiều phước báu do lúc sống họ cũng tu thiện tích đức rất nhiều nhưng do thường có tâm ganh đua, tranh đấu, tranh giành địa vị hoặc luôn cảm thấy không vui, hay đố kỵ mỗi khi nhìn thấy người khác làm việc thiện nhiều hơn mình. Do những tâm như thế chiêu cảm nên khi chết họ rơi vào cảnh giới của Thần hay còn gọi là A-tu-la. Họ tuy là có phước báu, nhưng luôn sống trong tâm trạng tranh đấu hơn thua rất đau khổ.
Cảnh giới người là do trong những kiếp trước có giữ giới, tu thiện tích đức mà nay được đầu thai trở lại làm người. Nếu không tu thì sau khi mất thân người sẽ rơi vào ba đường ác là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, như chúng ta đã thấy, do vì biệt nghiệp của mỗi người cũng khác nhau nên làm người cũng có rất nhiều hạng: Có người sinh ra nơi gia đình giàu có, quyền quý, nơi phố phường.
Có người lại sinh ra ở nơi biên địa xa xôi hẻo lánh, cuộc sống luôn nghèo khổ túng thiếu trăm bề. Lại có người sinh ra mà cơ thể không lành lặn, đầy đủ. Có người quá thông minh, có người lại quá đần độn. Lại có người thường hay bị tật bệnh, chết yểu, bị phá thai hay sẩy thai khi còn trong bụng mẹ, hoặc chỉ vài ba tuổi lại chết hay gặp nạn. Hoặc cũng có những người khi đổ bệnh dài ngày muốn chết cũng không được, muốn sống cũng không xong. Có người lại bị con cháu bỏ rơi, không nơi nương tựa v.v…
Đó là do nhân quả báo ứng! Vì ở kiếp trước đã làm quá nhiều điều thất đức, không biết bố thí, làm thiện, tu phước, giúp người mà kiếp này chiêu cảm nên mới thành ra vậy! Chúng ta không nên than trời trách Phật, hay trách cứ người khác mà hãy tự trách mình rồi từ đó sám hối và cố gắng vượt qua, vươn lên học hỏi lẽ phải của chư Hiền Thánh, tu thiện tích đức từ những việc làm nhỏ nhất giúp người bằng tài thí, pháp thí, vô uý thí thì tương lai ắt sẽ có được một cuộc sống hạnh phúc, ấm no, đầy đủ và tốt đẹp hơn.
Có người lại sinh ra ở nơi biên địa xa xôi hẻo lánh, cuộc sống luôn nghèo khổ túng thiếu trăm bề. Lại có người sinh ra mà cơ thể không lành lặn, đầy đủ. Có người quá thông minh, có người lại quá đần độn. Lại có người thường hay bị tật bệnh, chết yểu, bị phá thai hay sẩy thai khi còn trong bụng mẹ, hoặc chỉ vài ba tuổi lại chết hay gặp nạn. Hoặc cũng có những người khi đổ bệnh dài ngày muốn chết cũng không được, muốn sống cũng không xong. Có người lại bị con cháu bỏ rơi, không nơi nương tựa v.v…
Đó là do nhân quả báo ứng! Vì ở kiếp trước đã làm quá nhiều điều thất đức, không biết bố thí, làm thiện, tu phước, giúp người mà kiếp này chiêu cảm nên mới thành ra vậy! Chúng ta không nên than trời trách Phật, hay trách cứ người khác mà hãy tự trách mình rồi từ đó sám hối và cố gắng vượt qua, vươn lên học hỏi lẽ phải của chư Hiền Thánh, tu thiện tích đức từ những việc làm nhỏ nhất giúp người bằng tài thí, pháp thí, vô uý thí thì tương lai ắt sẽ có được một cuộc sống hạnh phúc, ấm no, đầy đủ và tốt đẹp hơn.
Cảnh giới thứ sáu là Trời. Cõi Trời thì thường dành cho những người giữ giới, chuyên tu mười nghiệp thiện hay hành thiền hữu lậu mà thành. Và cũng có rất nhiều tầng Trời khác nhau tuỳ vào công phu tu tập và mức độ hành thiện. Theo như Kinh Thủ Lăng Nghiêm thì Cõi Dục Giới có sáu tầng: Trời Tứ Thiên Vương, Trời Đao Lợi, Trời Diệm Ma, Trời Đâu Suất, Trời Lạc Biến Hoá và Trời Tha Hoá Tự Tại.
Cõi Sắc Giới có: Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền và Tứ Thiền. Cõi Vô Sắc Giới gồm bốn tầng: Trời Không xứ, Thức xứ, Vô sở hữu xứ và Trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Cõi Trời tuy là rất sung sướng và tuổi thọ cao nhưng chúng ta không nên sanh về đó vì vẫn chưa thể thoát khỏi luân hồi. Khi thọ mạng hết, năm tướng suy hiện ra thì cũng sẽ chết và có thể đoạ lạc đến tận ba đường ác. Vì sung sướng thường sẽ rất khó tu. Hơn nữa, một số cõi Trời không có Phật pháp nên không biết để tu hành.
Đây là một trong Bát nạn (tám nạn) mà Phật đã dạy trong Kinh. Không gặp Phật pháp là một trong tám nạn ấy. Không gặp Phật pháp, không tu sẽ dễ bị đoạ lạc đã đành. Gặp rồi nhưng không hành cũng không có lợi ích gì, chỉ là gieo duyên cho kiếp sau mà thôi. Luân hồi như thế nào vẫn cứ như thế đấy. Thật không thể xem thường được các bạn ạ!
Cõi Sắc Giới có: Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền và Tứ Thiền. Cõi Vô Sắc Giới gồm bốn tầng: Trời Không xứ, Thức xứ, Vô sở hữu xứ và Trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Cõi Trời tuy là rất sung sướng và tuổi thọ cao nhưng chúng ta không nên sanh về đó vì vẫn chưa thể thoát khỏi luân hồi. Khi thọ mạng hết, năm tướng suy hiện ra thì cũng sẽ chết và có thể đoạ lạc đến tận ba đường ác. Vì sung sướng thường sẽ rất khó tu. Hơn nữa, một số cõi Trời không có Phật pháp nên không biết để tu hành.
Đây là một trong Bát nạn (tám nạn) mà Phật đã dạy trong Kinh. Không gặp Phật pháp là một trong tám nạn ấy. Không gặp Phật pháp, không tu sẽ dễ bị đoạ lạc đã đành. Gặp rồi nhưng không hành cũng không có lợi ích gì, chỉ là gieo duyên cho kiếp sau mà thôi. Luân hồi như thế nào vẫn cứ như thế đấy. Thật không thể xem thường được các bạn ạ!
Ngạ Quỷ là cảnh giới của đói khát, thường thì do khi sinh tiền có tâm tham lam, bỏn xẻn không chịu bố thí mà chiêu cảm thành. Kinh dạy, thường thì bụng to, cổ nhỏ như kim, sống rất đói khát vất vưởng, đau khổ không thể nghĩ bàn. (Các bạn có thể tham khảo trong sách: Chúng Sanh Trong Đường Ngạ Quỷ do Pháp sư Thích Hải Đào biên soạn, Đạo Quang dịch, NXB Văn Hoá Văn Nghệ). Nếu có công phu thiền định thâm sâu, hoặc người có tâm thanh tịnh cũng có thể chứng kiến cảnh giới này. Tuy vậy, không nên khởi tâm mong cầu nhìn thấy những cảnh giới ấy vì là điều rất nguy hiểm, có thể sẽ bị “Tẩu hoả nhập ma” như nhà Phật thường dạy. Nếu tâm tịnh, nhận biết thì không có lỗi, nhưng không được mong cầu hay tham đắm. Phần này sẽ bàn sâu hơn trong hạ thủ công phu về tu thiền định.
Địa Ngục là nơi thấp nhất trong mười pháp giới và cũng có nhiều tầng khác nhau. Lại có Địa ngục Vô gián, vào rồi sẽ rất khó ra. Kinh Phật đã diễn tả rất nhiều sự hành hạ, tra tấn khổ đau không thể nghĩ bàn như trong Kinh Địa Tạng, Mục Liên Sám Pháp v.v…
Súc sinh là do vì tâm ngu si, dâm dục… mà ra. Súc sanh cũng có nhiều loài. Có loài do có phước báu được chủ nhà chăm sóc chu đáo như những loài chó kiểng... Tuy nhiên, cũng có loài thường bị giết hại rất thê thảm như ếch thì bị chặt chân tay, chặt đầu rồi đến lột da, mổ bụng đau đớn quằn quại rất là tội nghiệp. Có loài lại rất vất vả như bò, trâu kéo cày, ngựa kéo xe... Kinh dạy, nếu nợ người không trả thì kiếp sau sẽ đọa thành thân trâu ngựa kéo cày để đền trả nợ người. Kinh Thủ Lăng Nghiêm (Tâm Minh Lê Đình Thám dịch), Phật nói rất rõ về luân hồi: “Tất cả thế gian sống chết nối nhau, sống thuận theo tập quán, chết thì đổi sang dòng khác. Khi gần mạng chung, chưa hết hơi nóng, thiện ác một đời đồng thời hiện ra”.
Và nếu: “Thuần là tưởng, thì liền bay lên, chắc sinh lên cõi Trời. Nếu trong tâm bay lên, gồm có phước đức trí tuệ cùng với tịnh nguyện, thì tự nhiên tâm được khai ngộ, thấy tất cả tịnh độ mười phương chư Phật, theo nguyện mà vãng sanh”. Ngược lại, nếu tình nhiều tưởng ít, tình tưởng bằng nhau, bảy phần tình ba phần tưởng v.v… sẽ đầu thai về đâu? Tâm như thế nào khi chết sẽ tái sinh làm chim, làm loài thuỷ tộc, làm thú, làm quỷ thần, làm người…
Hoặc nguyên nhân nào chiêu cảm ra các tầng Địa Ngục và các khí cụ tra tấn do đâu mà khởi sanh đã được mô tả trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm. Đây cũng là một bộ Kinh mà Đức Phật đã dựa trên cái nghe cái thấy thông thường có giới hạn bằng nhục nhãn của chúng ta, nhằm chỉ ra: “Tánh nghe”,“Tánh thấy” và “Cái biết” vốn thường hằng bất sanh bất diệt trong tận hư không pháp giới nhưng đã bị lãng quên. Vì vậy, Kinh rất phù hợp từ: Thượng, Trung, Hạ, tuỳ căn cơ đều có thể ít nhiều hiểu và tu học được.
Và nếu: “Thuần là tưởng, thì liền bay lên, chắc sinh lên cõi Trời. Nếu trong tâm bay lên, gồm có phước đức trí tuệ cùng với tịnh nguyện, thì tự nhiên tâm được khai ngộ, thấy tất cả tịnh độ mười phương chư Phật, theo nguyện mà vãng sanh”. Ngược lại, nếu tình nhiều tưởng ít, tình tưởng bằng nhau, bảy phần tình ba phần tưởng v.v… sẽ đầu thai về đâu? Tâm như thế nào khi chết sẽ tái sinh làm chim, làm loài thuỷ tộc, làm thú, làm quỷ thần, làm người…
Hoặc nguyên nhân nào chiêu cảm ra các tầng Địa Ngục và các khí cụ tra tấn do đâu mà khởi sanh đã được mô tả trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm. Đây cũng là một bộ Kinh mà Đức Phật đã dựa trên cái nghe cái thấy thông thường có giới hạn bằng nhục nhãn của chúng ta, nhằm chỉ ra: “Tánh nghe”,“Tánh thấy” và “Cái biết” vốn thường hằng bất sanh bất diệt trong tận hư không pháp giới nhưng đã bị lãng quên. Vì vậy, Kinh rất phù hợp từ: Thượng, Trung, Hạ, tuỳ căn cơ đều có thể ít nhiều hiểu và tu học được.
***
Cuối cùng thì Phật là cảnh giới mà Đức Phật đã dạy chúng ta phải nên phát nguyện sanh về. Phật nói: “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh” hay “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành” là những lời bảo đảm có giá trị nhất đối với tất cả chúng ta. Bạn không cần phải nghi ngờ gì nữa mà hãy phát tâm tinh tấn để tu hành. Nhất định bạn sẽ thành Phật như Phật đã thành!
Đức Phật Thích Ca từng là một Thái tử ở Ấn Độ, đã xuất gia tu hành thành Phật và chứng được Tam minh, Lục thông. Bằng Thiên nhãn, Ngài đã phát hiện bên cạnh trái đất còn có vô số thế giới, cõi Phật cùng tồn tại. Trong Kinh, Phật cũng đã từng nói ra rất nhiều điều mà đến nay nhờ có những máy móc hiện đại nên khoa học cũng đã chứng minh được phần nào. Sự ra đời định luật E = MC2 của Albert Einstein đã giúp khoa học một cái nhìn mới mẻ về không gian thời gian, khối lượng năng lượng. Vật chất có thể thành năng lượng và ngược lại. Khoa học đã công nhận vật chất chưa bao giờ mất đi mà chỉ thay đổi từ dạng này sang dạng khác.
Điều này chỉ là một phần nhỏ mà Phật Thích Ca đã nói ra trong Bát-nhã Tâm Kinh và Kinh Thủ Lăng Nghiêm (Quyển 3) từ gần 26 thế kỹ trước rồi. Quý vị nên tìm xem VCD “Đức Phật là nhà phát minh vĩ đại nhất” (Thầy Thích Trí Huệ giảng). Hay “Các nhà khoa học trên thế giới nói về Đức Phật” (Phóng sự truyền hình). Trong Kinh Pháp Diệt Tận mà Phật thuyết ba tháng trước khi nhập Niết-bàn cũng đã nói rõ: Thời kỳ mạt pháp những dòng sông lớn sẽ dâng cao bất bình thường không đúng với chu kỳ tự nhiên, ma đạo sôi nổi thịnh hành, bệnh dịch thường xuyên xảy ra cướp đi vô số mạng người v.v…
Những sự việc thế này dần trở thành hiện thực như đã thấy những năm gần đây. Nguyên nhân, sự thành hoại của vũ trụ cũng được Kinh Phật mô tả rất rõ. Đạo Phật là một nền giáo dục vĩ đại nhất của thế gian và xuất thế gian. Ngày nay rất nhiều nhà khoa học cũng đã trở lại nghiên cứu Đạo Phật như một nền giáo dục vĩ đại.
Việt Nam chúng ta cũng có Phật Hoàng - Vua Trần Nhân Tông (1258-1308) nổi tiếng. Ngài rất thông minh hiếu học, thông suốt nội điển (Kinh Phật) và ngoại điển (sách đời). Ngài thường ăn chay lạt. Năm ba mươi sáu tuổi, nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông. Chỉ dạy cho con được sáu năm thì xuất gia lên núi Yên Tử tu hành đắc đạo. Sau đó, Ngài giảng Kinh, thuyết pháp độ chúng và sáng lập ra thiền phái Trúc Lâm. Khu di tích Yên Tử cũng đã được công nhận là Di tích đặc biệt của Quốc gia vào những ngày đầu xuân 2013.
Theo “Thiền Sư Việt Nam” của HT Thích Thanh Từ, Phật Hoàng đã biết trước sự ra đi gần một năm. Thấy Ngài xông pha rất nhiều trong năm cuối, ngài Pháp Loa lo lắng hỏi: “Tôn Đức tuổi già yếu mà xông pha trong sương tuyết, lỡ có bề gì thì mạng mạch Phật pháp biết sẽ trông cậy vào ai?”. Ngài bảo: “Ta thời tiết đã đến, muốn tạo cái kế lâu dài vậy!”. Ngày mùng năm tháng mười năm ấy, sau khi về cung thăm và khai thị cho chị là công chúa Thiên Thuỵ bệnh nặng sắp qua đời, Ngài trở về núi, đến chùa làng Cổ Châu và tự đề bài kệ:
“Số đời một hơi thở.
Lòng người hai biển vàng,
Cung Ma dồn quá lắm.
Cõi Phật vui nào hơn.”
Đến ngày 17, Ngài dừng nghỉ ở chùa Sùng Nghiêm tại Linh Sơn. Tuyên Từ Hoàng Thái Hậu đã thỉnh Ngài vào am Bình Dương cúng chay. Ngài vui vẻ nói: “Đây là bữa cúng dường rốt sau”.
Ngày 19, Ngài cho gọi đệ tử là Bảo Sát lên gấp. Ngày 20, khi Báo Sát sang đến Doanh Tuyền thì thấy một vầng mây từ ngọn núi Ngoạ Vân bay qua Lỗi Sơn và hạ xuống Doanh Tuyền. Nước đầy tràn lên cao mấy trượng và giây lát lại bình xuống. Lại thấy hai con rồng ngóc cao hơn trượng, hai con mắt như sao, chốc lát lại lặn xuống. Đêm ấy, Bảo Sát nghỉ lại trong quán trọ dưới núi mộng thấy điềm chẳng lành. Ngày 21, Bảo Sát đến am Ngoạ Vân. Phật Hoàng trông thấy liền mỉm cười bảo: “Ta sắp đi đây! Nhà ngươi sao đến trễ vậy? Đối với Phật pháp ngươi có chỗ nào chưa rõ hãy hỏi mau!”…
Ngày 19, Ngài cho gọi đệ tử là Bảo Sát lên gấp. Ngày 20, khi Báo Sát sang đến Doanh Tuyền thì thấy một vầng mây từ ngọn núi Ngoạ Vân bay qua Lỗi Sơn và hạ xuống Doanh Tuyền. Nước đầy tràn lên cao mấy trượng và giây lát lại bình xuống. Lại thấy hai con rồng ngóc cao hơn trượng, hai con mắt như sao, chốc lát lại lặn xuống. Đêm ấy, Bảo Sát nghỉ lại trong quán trọ dưới núi mộng thấy điềm chẳng lành. Ngày 21, Bảo Sát đến am Ngoạ Vân. Phật Hoàng trông thấy liền mỉm cười bảo: “Ta sắp đi đây! Nhà ngươi sao đến trễ vậy? Đối với Phật pháp ngươi có chỗ nào chưa rõ hãy hỏi mau!”…
Đến ngày mùng một tháng 11, đêm ấy trời trong sao sáng. Ngài vén màng cửa sổ nhìn ra ngoài và bảo với Bảo Sát: “Đã đến giờ ta đi!” Bảo Sát hỏi: “Tôn Đức đi đến chỗ nào?”. Ngài liền nói kệ đáp:
“Tất cả pháp chẳng sanh,
Tất cả pháp chẳng diệt,
Nếu hay hiểu như thế
Chư Phật thường hiện tiền.”
Nói xong, Ngài nằm lặng lẽ mà tịch vào niên hiệu Hưng Long thứ 16 (1308). Phật Hoàng đã có nhiều tác phẩm về Phật pháp như: Tăng Già Toái sự, Thiền Lâm Thiết Chuỷ Ngữ Lục v.v… Và tập Thạch Thất Mị Ngữ do đệ tử Pháp Loa soạn lại lời Ngài dạy.
Đệ tử nối pháp của Phật Hoàng và sau này trở thành vị Tổ thứ hai của Trúc Lâm Yên Tử là Ngài Pháp Loa (1284-1330). Cũng theo như tác phẩm “Thiền Sư Việt Nam”, Sư đã làm rất nhiều Phật sự: Độ Tăng và Ni hơn mười lăm ngàn người và in được bộ Đại Tạng Kinh. Đệ tử đắc pháp hơn ba ngàn người và thành Đại pháp sư có sáu vị v.v… Ngài cũng đã để lại nhiều bài kệ về Đạo, trong đó có một bài kệ trước lúc tịch rất nổi tiếng là:
“Muôn duyên cắt đứt một thân nhàn,
Hơn bốn mươi năm giấc mộng tràng.
Nhắn bảo mọi người thôi chớ hỏi
Bên kia trăng gió rộng thênh thang.”
Viết xong, Sư ném bút và thị tịch. Sư đã để lại cho đời tập Thiền Đạo Yếu Học. Ngoài ra, còn có Bát Nhã Tâm Kinh khoa, Kim Cương Đạo tràng Đà-la-ni Kinh, Tán Pháp Hoa Kinh khoa số v.v…
Để hiểu rõ thêm về Phật Hoàng, chư Tổ Trúc Lâm, thiền tông nói chung và lịch sử thiền tông Việt Nam nói riêng, quý vị quan tâm có thể tìm đọc trong một số sách, luận của chư vị Cao Tăng, Đại Đức hay qua tác phẩm “Trúc Lâm Tam Tổ” của Hoà thượng Thích Thanh Từ hoặc bộ “Thanh Từ toàn tập” do Ban Văn hoá Thường Chiếu vừa mới biên tập lại và tái bản năm 2012.
***
Như vậy, qua sự tự tại trong sinh tử của các Ngài cho thấy cứu kính của sự tu hành thật không thể nghĩ bàn! Chúng ta có thể sống an vui, tự tại mà giúp ích cho đời, cho người thoát khổ được vui và chuẩn bị chỗ tốt đẹp cho ngày ra đi của mình nếu biết tu hành đúng pháp.
Các bạn à! Theo tôi nghĩ, chúng ta đã được sinh ra và hưởng phước đến ngày hôm nay đã là may mắn lắm rồi! Rất nhiều người do kém phước nên đã chết từ lúc còn trong trứng nước (Do sẩy thai, hoặc bị cha mẹ phá thai). Cũng có người nói với tôi, thôi thì để gia đình ổn định rồi mới tu. Các bạn ạ! Cuộc đời này vô thường lắm, mà vô thường đâu có chờ đợi chúng ta? Hiện nay, chỉ kể riêng số tử vong vì tai nạn giao thông thì mỗi ngày đã có mấy chục người phải ra đi rồi. Sáng ra khỏi nhà, chiều không còn trở về nữa là việc không gì lạ? Đó là chưa kể đến biết bao bệnh tật hiểm nghèo, tai nạn bất ngờ. Bạn thử ra nghĩa địa mà xem có biết bao nhiêu người đã chết trẻ khi mái đầu vẫn còn xanh?
Nói điều này ra cũng có người cho là bi quan. Song không phải vậy đâu! Thân thể này, có sinh ắt sẽ có tử: Sinh, Già, Bệnh, Chết mà! Vạn pháp trên thế gian này cũng vậy.
Tất cả đều có chung một quy luật: Sinh, Trụ, Hoại, Không. Quy luật vô thường mà! Sống chết nay mai, không ai biết được? Cái chết chúng ta không thể biết nó đến lúc nào cả! Ta hoàn toàn không thể làm chủ được nếu không biết tu hành. Có thể ngày mai, có thể ngày kia, có thể năm kia.
Không ai là có thể thoát được cái chết. Ta dù có nói hay không nói đến cái chết thì đến khi thọ mạng hết rồi cũng phải chết thôi à! Chết là gì hả bạn? Có phải hít vào mà không còn thở ra nữa thì xem như đã chết rồi đó ư? Nhưng quan trọng là chết như thế nào? Và chết rồi ta sẽ đi về đâu? Đó mới là điều quan trọng và rất đáng để cho chúng ta phải bàn.
Chính nhờ cái thấy biết được các cảnh giới khổ vui mà con người tất phải sanh về sau cái chết mà chúng ta sẽ biết càng phải nỗ lực sống tốt hơn nữa, cố gắng tu hành, đoạn ác tu thiện để mong sau này có thể tránh được các đường ác và sanh về cảnh giới lành để hưởng một cuộc sống tốt đẹp, an vui hơn. Được như vậy thì chúng ta sẽ không còn lo sợ đến cái chết nữa mà sẽ cảm thấy rất thanh thản, tự tại vì biết chắc chắn rằng mình có chỗ tốt hơn để đến thì có gì mà buồn? Nếu không muốn nói là vui hơn mới phải? Vì chết đâu phải là hết? Mà chỉ là một sự thay đổi báo thân, giống như thay một chiếc xe, một cái áo cũ để đổi lấy cái mới tốt đẹp hơn mà thôi.
Tất cả đều có chung một quy luật: Sinh, Trụ, Hoại, Không. Quy luật vô thường mà! Sống chết nay mai, không ai biết được? Cái chết chúng ta không thể biết nó đến lúc nào cả! Ta hoàn toàn không thể làm chủ được nếu không biết tu hành. Có thể ngày mai, có thể ngày kia, có thể năm kia.
Không ai là có thể thoát được cái chết. Ta dù có nói hay không nói đến cái chết thì đến khi thọ mạng hết rồi cũng phải chết thôi à! Chết là gì hả bạn? Có phải hít vào mà không còn thở ra nữa thì xem như đã chết rồi đó ư? Nhưng quan trọng là chết như thế nào? Và chết rồi ta sẽ đi về đâu? Đó mới là điều quan trọng và rất đáng để cho chúng ta phải bàn.
Chính nhờ cái thấy biết được các cảnh giới khổ vui mà con người tất phải sanh về sau cái chết mà chúng ta sẽ biết càng phải nỗ lực sống tốt hơn nữa, cố gắng tu hành, đoạn ác tu thiện để mong sau này có thể tránh được các đường ác và sanh về cảnh giới lành để hưởng một cuộc sống tốt đẹp, an vui hơn. Được như vậy thì chúng ta sẽ không còn lo sợ đến cái chết nữa mà sẽ cảm thấy rất thanh thản, tự tại vì biết chắc chắn rằng mình có chỗ tốt hơn để đến thì có gì mà buồn? Nếu không muốn nói là vui hơn mới phải? Vì chết đâu phải là hết? Mà chỉ là một sự thay đổi báo thân, giống như thay một chiếc xe, một cái áo cũ để đổi lấy cái mới tốt đẹp hơn mà thôi.
Lục đạo Luân hồi chẳng qua cũng chỉ là nơi để tiêu nghiệp. Nghiệp ác cũng phải tiêu, thiện cũng phải tiêu. Sinh lên cõi Trời tuy là hưởng vui rất nhiều, tuổi thọ có thể hàng vạn năm nhưng khi hết phước rồi cũng sẽ phải quay trở lại đâu đó trong cái vòng luẩn quẩn Lục Đạo luân hồi mà thôi. Dù sắt hay vàng thì cũng vẫn là xiềng xích. Chỉ có con đường duy nhất là phải tu hành đúng pháp để sau khi xả bỏ thân cuối cùng này sẽ sanh về cõi Phật mới có thể giải quyết rốt ráo vấn đề sanh tử. Một vị Thầy đã từng nói câu thơ sau đây, khi dạy chúng:
“Trời đã về tà
Ta biết về đâu đây nhỉ?
Về đâu nhỉ, xin người suy nghĩ!”…
Thiền sư Tuệ Hải (1628-1715) cũng đã kịp khuyến tấn chúng ta bằng một bài kệ xưa. Chúng ta phải nỗ lực tu hành để làm chủ được vận mệnh của chính mình và nhất định sẽ không để cho nghiệp lực an bài:
“SInh từ chỗ nào đến?
Chết sẽ đi nơi nào?
Biết được chỗ đến đi
Mới gọi người học Đạo”…
Còn nữa...
Tác giả Quảng Huy
Trích từ cuốn Khuyên người học Phật
TIN, BÀI LIÊN QUAN:
TIN, BÀI LIÊN QUAN: