Sách Phật giáo
Khuyên người học Phật (P.9)
Thứ bảy, 16/01/2014 12:05
Ma quỷ cũng không thể làm hại bạn được, vì bạn đang làm việc lợi ích cho chúng sanh. Nếu họ mà hại bạn, thì chính là đã hại cái lợi ích của chúng sanh rồi?
Tu hành có ý nghĩa gì cho cha mẹ và ông bà Cửu Huyền Thất Tổ?
Cửu Huyền là chỉ cho tất cả chín đời. Lấy mình làm trung tâm thì bốn đời về trước là: Cao, Tằng, Tổ, Cha và bốn đời về sau là: Con, Cháu, Chắt, Chít.
Thất Tổ là chỉ bảy đời Tổ, tính từ đời Cao trở về trước. Trong tác phẩm “Sự Lý Dung Thông” của thiền sư Minh Châu Hương Hải (1628-1715) gồm 162 câu do thiền sư, tiến sĩ Lê Mạnh Thát biên dịch, trong đó có ghi:
Thất Tổ là chỉ bảy đời Tổ, tính từ đời Cao trở về trước. Trong tác phẩm “Sự Lý Dung Thông” của thiền sư Minh Châu Hương Hải (1628-1715) gồm 162 câu do thiền sư, tiến sĩ Lê Mạnh Thát biên dịch, trong đó có ghi:
“Thích độ nhân miễn tam đồ khổ,
Thoát cửu huyền thất tổ siêu phương.”
Nghĩa là, Đạo của Đức Phật Thích Ca cứu độ người tránh khỏi ba đường khổ và độ cho Cửu Huyền Thất Tổ cũng được siêu thoát. Đạo Phật luôn đề xướng: “Trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường”. Ơn cha mẹ, ông bà tổ tiên là ơn đầu tiên trong bốn cái ơn đấy mà chúng ta có thể đền đáp được khi làm theo lời Phật dạy.
Kinh Phật cũng có một câu chuyện rất nổi tiếng của ngài Mục Kiền Liên hiếu thảo, đã tu hành đắc đạo, lại còn vì mẹ thiết chay cúng dường chư Tăng mà cứu độ mẹ thoát khỏi cảnh giới khổ đau của Địa ngục Ngạ quỷ và sinh về cõi Trời.
Do sinh thời bà ấy thường có tâm bỏn xẻn và làm điều ác. Trong sử các vị thiền sư Việt Nam, cũng có câu chuyện thiền sư Tông Diễn (1640-1711) khi mẹ qua đời rất cảm động. Ngài nhìn mặt mẹ lần cuối rồi đậy nắp quan tài và nói lớn: “Theo lời Phật dạy: Con ngộ đạo thì cha mẹ được sanh thiên. Nếu quả đúng như vậy, xin cho quan tài bay lên rồi hạ xuống”.
Do sinh thời bà ấy thường có tâm bỏn xẻn và làm điều ác. Trong sử các vị thiền sư Việt Nam, cũng có câu chuyện thiền sư Tông Diễn (1640-1711) khi mẹ qua đời rất cảm động. Ngài nhìn mặt mẹ lần cuối rồi đậy nắp quan tài và nói lớn: “Theo lời Phật dạy: Con ngộ đạo thì cha mẹ được sanh thiên. Nếu quả đúng như vậy, xin cho quan tài bay lên rồi hạ xuống”.
Nói xong sư cầm tích trượng gõ ba cái thì quan tài liền từ từ bay lên, rồi hạ xuống. Mọi người trông thấy rất cảm động! Đây là một câu chuyện dài và cảm động về tình mẫu tử.
Ngài cũng là một thiền sư nổi tiếng của Việt Nam và đã góp công rất lớn cứu Phật pháp nước nhà qua khỏi một pháp nạn năm 1678 thời vua Lê Hy Tông. Quý vị quan tâm, có thể tìm đọc và tham khảo trong sách về sử các vị thiền sư Việt Nam.
Ba ơn nặng còn lại trong Đạo Phật là: Ơn Tổ Quốc, Đất nước; Ơn Tam Bảo và Ơn Chúng sanh. Chúng ta có được cuộc sống và tu hành trong sự bình yên là nhờ biết bao người đã quên mình xả thân vì hòa bình và an ninh chung. Không nhờ ơn này khó mà chúng ta có thể yên tâm tu hành được. Ơn Tam Bảo là ơn Phật, Pháp và Tăng. Chúng ta có được cơm ăn áo mặc cũng là nhờ ơn rất nhiều người dệt vải, cấy cày, trồng lúa v.v…
Đó là “Ơn chúng sanh”. Hạt gạo do đâu mà có? Khi ăn hạt cơm, chúng ta có thể quán chiếu và thấy mặt trời, mây, mưa, sông, hồ, ao, biển, con trâu nhẫn nại, cái cày, bác nông dân vất vã và cả giọt mồ hôi, nước mắt trong đấy! Hạt gạo là do rất nhiều nhân duyên hợp thành. Thử hỏi, chỉ có hạt giống lúa nhưng bác nông dân không mồ hôi sương gió cấy cày thì hạt giống ấy có nảy mầm được chăng? Gieo hạt giống rồi, nếu không có đủ mưa, ánh sáng mặt trời cây lúa có nảy mầm tốt tươi, rồi trổ bông kết hạt được chăng?
Việc được thừa hưởng hạt ngọc quý báu này, chúng ta phải thọ ơn rất nhiều trong đó. Chữ “Gạo” trong hán tự là (米) là một từ rất có ý nghĩa. Nó bao gồm ba từ hợp thành. Đó là: Bát (八), Thập (十), Bát (八). Nghĩa là từ khi người nông dân làm đất, cày bừa, gieo trồng, chăm sóc… Sau đó là gặt, phơi, xay, dần sàn… Cho đến khi thành hạt cơm cho chúng ta ăn là phải trải qua tất cả tám mươi tám giai đoạn rất công phu mới thành tựu. Phật cũng đã dạy: “Hạt gạo thí chủ nặng như núi Tu-di”. Vì vậy mà chúng ta không được lãng phí cho dù là một hạt cơm thừa canh cặn vậy!
Đó là “Ơn chúng sanh”. Hạt gạo do đâu mà có? Khi ăn hạt cơm, chúng ta có thể quán chiếu và thấy mặt trời, mây, mưa, sông, hồ, ao, biển, con trâu nhẫn nại, cái cày, bác nông dân vất vã và cả giọt mồ hôi, nước mắt trong đấy! Hạt gạo là do rất nhiều nhân duyên hợp thành. Thử hỏi, chỉ có hạt giống lúa nhưng bác nông dân không mồ hôi sương gió cấy cày thì hạt giống ấy có nảy mầm được chăng? Gieo hạt giống rồi, nếu không có đủ mưa, ánh sáng mặt trời cây lúa có nảy mầm tốt tươi, rồi trổ bông kết hạt được chăng?
Việc được thừa hưởng hạt ngọc quý báu này, chúng ta phải thọ ơn rất nhiều trong đó. Chữ “Gạo” trong hán tự là (米) là một từ rất có ý nghĩa. Nó bao gồm ba từ hợp thành. Đó là: Bát (八), Thập (十), Bát (八). Nghĩa là từ khi người nông dân làm đất, cày bừa, gieo trồng, chăm sóc… Sau đó là gặt, phơi, xay, dần sàn… Cho đến khi thành hạt cơm cho chúng ta ăn là phải trải qua tất cả tám mươi tám giai đoạn rất công phu mới thành tựu. Phật cũng đã dạy: “Hạt gạo thí chủ nặng như núi Tu-di”. Vì vậy mà chúng ta không được lãng phí cho dù là một hạt cơm thừa canh cặn vậy!
Do đó, tu hành không chỉ mang lại lợi ích cho chính mình trong hiện tại và cho ngày vị lai mà còn có thể đền đáp Bốn Ân nặng, trong đó có ơn cha mẹ, tổ tiên ông bà.
Tổ tiên chúng ta đã qua đời, hoặc con cháu vô danh (sẩy thai, phá thai), nếu hiện nay chưa được siêu thoát, hoặc đang rơi vào những cảnh giới đau khổ, hiện tại nếu gia đình biết tu hành, cúng dường, bố thí, làm các việc phước thiện như góp vào nồi cháo tình thương bệnh viện, trung tâm nuôi dạy trẻ em mồ côi, tàn tật và người già neo đơn v.v…
Rồi hồi hướng phước báu ấy cho ông bà, tổ tiên và người thân thì là rất tốt. Kinh Địa Tạng có nói: “Người quá cố rất trông đợi người thân gia đình làm các công đức để hồi hướng cho họ, nhất là trong vòng 49 ngày của tuần thất”.
Tổ tiên chúng ta đã qua đời, hoặc con cháu vô danh (sẩy thai, phá thai), nếu hiện nay chưa được siêu thoát, hoặc đang rơi vào những cảnh giới đau khổ, hiện tại nếu gia đình biết tu hành, cúng dường, bố thí, làm các việc phước thiện như góp vào nồi cháo tình thương bệnh viện, trung tâm nuôi dạy trẻ em mồ côi, tàn tật và người già neo đơn v.v…
Rồi hồi hướng phước báu ấy cho ông bà, tổ tiên và người thân thì là rất tốt. Kinh Địa Tạng có nói: “Người quá cố rất trông đợi người thân gia đình làm các công đức để hồi hướng cho họ, nhất là trong vòng 49 ngày của tuần thất”.
Lại nữa, trong những ngày giỗ, chúng ta không nên sát hại sinh mạng để cúng tế vì như thế sẽ tạo vô lượng tội ác và kết thêm oán nghiệp, đoạ lạc sâu dày, không những cho kẻ còn lẫn người mất. Gia đình nên nhanh chóng bàn bạc và thống nhất để đi đến hoàn toàn cúng chay thanh tịnh cho ông bà và tổ tiên. Phải cố gắng tập dần ngay trong thế hệ này mới mong rằng con cháu sau này mới có thể làm theo.
Nếu không thì khi mình nhắm mắt xui tay, con cháu vẫn tiếp tục làm theo thói quen, truyền thống cũ vì cứ nghĩ ông bà trước đây làm sao tôi làm vậy! Lúc đấy, ở thế giới bên kia, cho dù có hối hận cũng đành ngậm ngùi chịu tội cộng nghiệp đoạ lạc mà không có cách gì cứu nỗi. Thật vô cùng đau khổ!
Phật dạy, tất cả chúng sanh cũng là ông bà, cha mẹ, thân bằng quyến thuộc nhiều đời, nhiều kiếp của mình. Vì vậy, những việc làm phước thiện ấy cũng phải nên hồi hướng cho tất cả pháp giới chúng sanh, cho đồng bào tử nạn, chiến sĩ trận vong v.v… Như thế thì tâm lượng mới rộng lớn, phước báu ấy mới được viên mãn. Vì trong chúng sanh thì cũng đã có mình, gia đình, ông bà và người thân.
Đồng thời đem Phật pháp và Kinh A Di Đà giới thiệu cho họ, khuyên họ nên phát tâm Quy Y Tam Bảo, phát nguyện vãng sanh và tinh tấn niệm Phật cầu sanh Cực Lạc.
Hãy trích dẫn Nguyện đầu tiên trong 48 Đại nguyện của Đức Phật A Di Đà trong Kinh Vô Lượng Thọ để động viên họ. Nếu tin lời Phật dạy và phát tâm tu hành thì tất cả họ, ông bà đều có thể sớm thoát ra khỏi thân trung ấm và vãng sanh về cõi Phật, hoặc có thể tái sanh về cõi lành, an vui hơn.
Tuy nhiên, việc Phật hoá gia đình và khuyên ông bà cha mẹ, người thân v.v… Phát tâm Quy Y Tam Bảo, tu hành và niệm Phật lúc còn đang sống là cách báo hiếu tốt nhất vậy!
Đồng thời đem Phật pháp và Kinh A Di Đà giới thiệu cho họ, khuyên họ nên phát tâm Quy Y Tam Bảo, phát nguyện vãng sanh và tinh tấn niệm Phật cầu sanh Cực Lạc.
Hãy trích dẫn Nguyện đầu tiên trong 48 Đại nguyện của Đức Phật A Di Đà trong Kinh Vô Lượng Thọ để động viên họ. Nếu tin lời Phật dạy và phát tâm tu hành thì tất cả họ, ông bà đều có thể sớm thoát ra khỏi thân trung ấm và vãng sanh về cõi Phật, hoặc có thể tái sanh về cõi lành, an vui hơn.
Tuy nhiên, việc Phật hoá gia đình và khuyên ông bà cha mẹ, người thân v.v… Phát tâm Quy Y Tam Bảo, tu hành và niệm Phật lúc còn đang sống là cách báo hiếu tốt nhất vậy!
Như vậy, chỉ làm một việc lành mà quá khứ, hiện tại và vị lai cùng lợi ích. Kẻ sống, người khuất, Trời, Thần, Thánh… ai ai cũng đều hoan hỷ thì tại sao chúng ta còn chần chừ gì nữa mà không làm nhiều điều thiện lành và phát tâm tu hành ngay từ lúc này phải không các bạn?
Làm được như thế thì dần dần chúng ta sẽ phá được một cái chấp rất lớn thường làm trở ngại đến sự nghiệp tu hành giải thoát của mình. Đó là Chấp Ngã - Chấp cái “Tôi” và “Của tôi”. Theo quy luật luân hồi thì bạn hãy nghĩ tất cả chúng sanh chính là ông bà cha mẹ và quyến thuộc nhiều đời, nhiều kiếp của mình. Nghĩ được như vậy rồi chúng ta sẽ bắt đầu làm thiện từ những việc nhỏ, sau đến việc lớn, niệm niệm vì chúng sanh thì sẽ không còn thời gian nào nghĩ tới việc ác hay bất thiện nữa.
Tự nhiên phiền não, chấp trước, tập khí xấu ác từ nhiều đời, nhiều kiếp cũng tan biến từ lúc nào mà chúng ta không hề hay biết. Tuỳ theo khả năng của mình đến đâu thì làm đến đó. Chỉ cần biết, việc mình làm là hợp với Đạo và mang lại lợi ích thiết thực cho mọi người, cho chúng sanh là được. Không nhất thiết phải đi nói ra cho mọi người biết mình là ai, từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu. Có như vậy thì mới thật sự đồng âm, đồng điệu, đồng hành với chư Phật, chư Bồ-tát, Thánh nhân được.
Tất nhiên là bạn còn bâng khuâng là việc làm tốt của mình không ai biết? Những việc làm lành âm thầm ấy, không nhất thiết người thế gian phải biết các bạn ạ!
Tất cả những việc làm ấy, đều sẽ gieo những chủng tử thiện lành vào tàng thức của mình không một sai sót. Hơn nữa, nếu bạn làm việc thiện sẽ có thiện Thần, Hộ pháp luôn luôn ở bên cạnh bạn từng giờ, từng phút, từng giây mà hộ trì cho bạn làm. Vì hộ trì cho bạn cũng chính là hộ trì cho tất cả chúng sanh.
Ma quỷ cũng không thể làm hại bạn được, vì bạn đang làm việc lợi ích cho chúng sanh. Nếu họ mà hại bạn, thì chính là đã hại cái lợi ích của chúng sanh rồi? Thử hỏi tội nghiệp này, liệu họ có kham nổi không? Chỉ có khi làm mà tự tư tự lợi, ích kỷ cho riêng mình thì mọi người và ma quỷ mới khinh khi mà thôi!
Hơn nữa, làm như thế cũng tránh biết bao phiền não trong khi làm việc thiện mà chúng ta chưa có thể lường hết. Thực tế cho thấy, có một số người làm từ thiện rồi đem kể chỗ này, chỗ kia.
Do mọi nơi biết được tâm ý của người này hay làm thiện thì nhiều nơi sau đó sẽ tìm đến ngỏ ý nhờ giúp, kể cả người xấu cũng lợi dụng cơ hội đến. Lúc đầu một người, hai người, một lần, hai lần đến thì có thể bạn sẽ hoan hỷ. Nhưng sau đó, nhiều lần, nhiều nơi sẽ tìm đến thì liệu bạn có đủ kiên nhẫn và tài chính để giúp hết tất cả họ được không?
Hay từ đó sẽ sanh tâm bực bội, phiền não, trách móc người ta, tạo tội từ chính trong việc làm thiện của mình. Mà bực bội đến đều sanh tâm phiền não và sân hận. Sân hận còn thì làm sao mà tương ứng với cảnh giới của chư Phật được? Vô tình, nếu không biết cách làm thì có khi bạn lại đem đốt cháy hết cả một rừng công đức của mình mà không hề hay biết đấy!
Như vậy, tóm lại chi bằng ngay từ lúc đầu hãy lượng sức mình mà làm. Thấy nơi nào cần giúp đỡ thì bạn cứ âm thầm tìm đến mà giúp đỡ họ tuỳ theo khả năng của mình và rồi cũng lặng lẽ mà ra đi, không cần phải lưu lại gì cả, không cần sau này họ phải đền ơn. Cứ như thế lặng lẽ mà làm thì bạn có thể giúp được rất nhiều người cần giúp, đến được rất nhiều nơi cần đến.
Cùng với tu hành đúng pháp, đến lúc lâm chung bạn sẽ cảm thấy thật thanh thản, nhẹ nhàng ra đi vãng sanh về với Phật. Thật không thể còn điều gì tốt đẹp hơn nữa!
Do mọi nơi biết được tâm ý của người này hay làm thiện thì nhiều nơi sau đó sẽ tìm đến ngỏ ý nhờ giúp, kể cả người xấu cũng lợi dụng cơ hội đến. Lúc đầu một người, hai người, một lần, hai lần đến thì có thể bạn sẽ hoan hỷ. Nhưng sau đó, nhiều lần, nhiều nơi sẽ tìm đến thì liệu bạn có đủ kiên nhẫn và tài chính để giúp hết tất cả họ được không?
Hay từ đó sẽ sanh tâm bực bội, phiền não, trách móc người ta, tạo tội từ chính trong việc làm thiện của mình. Mà bực bội đến đều sanh tâm phiền não và sân hận. Sân hận còn thì làm sao mà tương ứng với cảnh giới của chư Phật được? Vô tình, nếu không biết cách làm thì có khi bạn lại đem đốt cháy hết cả một rừng công đức của mình mà không hề hay biết đấy!
Như vậy, tóm lại chi bằng ngay từ lúc đầu hãy lượng sức mình mà làm. Thấy nơi nào cần giúp đỡ thì bạn cứ âm thầm tìm đến mà giúp đỡ họ tuỳ theo khả năng của mình và rồi cũng lặng lẽ mà ra đi, không cần phải lưu lại gì cả, không cần sau này họ phải đền ơn. Cứ như thế lặng lẽ mà làm thì bạn có thể giúp được rất nhiều người cần giúp, đến được rất nhiều nơi cần đến.
Cùng với tu hành đúng pháp, đến lúc lâm chung bạn sẽ cảm thấy thật thanh thản, nhẹ nhàng ra đi vãng sanh về với Phật. Thật không thể còn điều gì tốt đẹp hơn nữa!
Còn nữa...
Tác giả Quảng Huy
Trích từ cuốn Khuyên người học Phật
TIN, BÀI LIÊN QUAN:
TIN, BÀI LIÊN QUAN: