Sách Phật giáo
Khuyên người học Phật (Phần cuối)
Chủ nhật, 26/01/2014 03:41
Tam tạng Kinh điển mà đức Phật và chư Tổ để lại cho chúng ta chỉ là một tấm bản đồ tường tận, cụ thể chỉ ra đâu là đường lành lối dữ, đâu là chốn nên đi, đâu là chỗ cần tránh và bên cạnh đó cũng chỉ ra một con đường trung đạo giữa hai thái cực ấy.
PHẦN KẾT
Đức Phật vì một đại sự nhân duyên và lòng Đại Từ Bi thị hiện ở đời tuỳ theo căn tánh bất đồng của chúng sanh mà phải dùng đến vô lượng pháp môn dạy bảo để rồi ai ai cũng có phần lợi ích. Đại Sư Ấn Quang nói: “Phải biết Phật pháp là pháp chung của chín pháp giới, không một ai là chẳng nên tu và cũng không ai là chẳng thể tu nỗi.
Những kẻ nói Phật giáo vứt bỏ nhân luân, làm hại Thánh đạo đều là những kẻ mù chẳng thấy hình sắc cứ luận càn. Vì sao nói thế? Đức Phật đối với cha dạy lòng từ, với con dạy lòng hiếu, với vua dạy lòng nhân, với bầy tôi dạy lòng trung, anh nhường em kính.”
Và Tổ đã dạy cho hàng phật tử tại gia:“Để trọn vẹn luân thường tâm tánh ấy thì dùng “chẳng làm các điều ác, vâng làm các điều thiện” của nhà Phật để khắc kỹ, giữ lễ, ngăn lòng tà, giữ lòng thành, dùng “cha hiền, con hiếu, anh nhường, em kính” để hỗ trợ. Do vậy cha con, anh em v.v… dắt dìu nhau cùng trọn vẹn luân thường, tâm tánh, trừ khử phiền hoặc huyễn vọng để khôi phục Phật tánh sẵn có. Chẳng những về thể là một, mà về dụng cũng chẳng có hai”.
Những kẻ nói Phật giáo vứt bỏ nhân luân, làm hại Thánh đạo đều là những kẻ mù chẳng thấy hình sắc cứ luận càn. Vì sao nói thế? Đức Phật đối với cha dạy lòng từ, với con dạy lòng hiếu, với vua dạy lòng nhân, với bầy tôi dạy lòng trung, anh nhường em kính.”
Và Tổ đã dạy cho hàng phật tử tại gia:“Để trọn vẹn luân thường tâm tánh ấy thì dùng “chẳng làm các điều ác, vâng làm các điều thiện” của nhà Phật để khắc kỹ, giữ lễ, ngăn lòng tà, giữ lòng thành, dùng “cha hiền, con hiếu, anh nhường, em kính” để hỗ trợ. Do vậy cha con, anh em v.v… dắt dìu nhau cùng trọn vẹn luân thường, tâm tánh, trừ khử phiền hoặc huyễn vọng để khôi phục Phật tánh sẵn có. Chẳng những về thể là một, mà về dụng cũng chẳng có hai”.
Tam tạng Kinh điển rốt ráo cũng chỉ quy về một mối là Phật thừa mà thôi! Nói hai thừa, ba thừa chỉ là phương tiện nói. Nói tuy có nhiều nhưng nếu có thể đừng chấp vào văn tự, được ý quên lời thì thấy việc tu hành không có gì là xa lạ, không ai không thể tu và không ai không thể thành tựu. Quá trình tu hành tạm được tóm tắt thành ba giai đoạn chính như sau:
1. Giai đoạn thứ nhất: Phải tin sâu nhân quả, nghiệp báo và luân hồi. Sau đó là phải bỏ ác, tu thiện, phát tâm Quy y Tam Bảo giữ giới để tránh ba đường ác.
Khi bỏ ác, đồng thời phải kết hợp tu thiện thì những tập khí ác, bất thiện từ nhiều đời nhiều kiếp mới chóng tiêu trừ. Nếu hành mười nghiệp thiện hữu lậu, kiếp sau sẽ tái sanh lại làm người giàu, hoặc sanh lên cõi Trời sung sướng hơn nhưng vẫn chưa thể thoát luân hồi.
Và giàu có thì thường lo hưởng thụ nên rất khó tu. Kinh Tứ Thập Nhị Chương có nói: “Sang giàu học Đạo là khó”. Lại nữa, có một số cõi Trời không có Phật pháp. Phật dạy, sanh ra nơi không có Phật pháp là một trong “Bát nạn”. Vì không gặp Phật pháp sẽ không biết để tu và sự hưởng thụ dục lạc ắt sẽ dễ tạo nghiệp trong ba đường ác những kiếp về sau. Vì vậy, nên phát tâm quy y Tam Bảo để nuôi dưỡng Hạt giống Bồ-đề. Sau này sinh đến đâu cũng dễ gặp Phật pháp tiếp tục tu hành.
Khi bỏ ác, đồng thời phải kết hợp tu thiện thì những tập khí ác, bất thiện từ nhiều đời nhiều kiếp mới chóng tiêu trừ. Nếu hành mười nghiệp thiện hữu lậu, kiếp sau sẽ tái sanh lại làm người giàu, hoặc sanh lên cõi Trời sung sướng hơn nhưng vẫn chưa thể thoát luân hồi.
Và giàu có thì thường lo hưởng thụ nên rất khó tu. Kinh Tứ Thập Nhị Chương có nói: “Sang giàu học Đạo là khó”. Lại nữa, có một số cõi Trời không có Phật pháp. Phật dạy, sanh ra nơi không có Phật pháp là một trong “Bát nạn”. Vì không gặp Phật pháp sẽ không biết để tu và sự hưởng thụ dục lạc ắt sẽ dễ tạo nghiệp trong ba đường ác những kiếp về sau. Vì vậy, nên phát tâm quy y Tam Bảo để nuôi dưỡng Hạt giống Bồ-đề. Sau này sinh đến đâu cũng dễ gặp Phật pháp tiếp tục tu hành.
2. Giai đoạn thứ hai: Phải biết được về lý, mình vốn có Phật tính và pháp thân bình đẳng như Phật.
Nhưng do nhận lầm thân tứ đại là thân mình, tâm phan duyên với sáu trần là tâm mình nên mới bị luân hồi. Đến giai đoạn này, vẫn có thể tuỳ duyên làm thiện nhưng nhất định không nên phan duyên sẽ sanh phiền não.
Người tu tịnh nghiệp không nên tìm kiếm, nhưng nếu việc đến mà có khả năng thì hãy tuỳ duyên mà làm chỉ để lợi ích chúng sanh và làm xong liền buông.
Nếu không có khả năng thì cũng hoan hỷ vì nhiệm vụ quan trọng lúc này là nỗ lực tu Đạo để giải thoát sinh tử. Vì vậy, cũng phải biết cắt ngoại duyên một cách đúng lúc.
Ảnh minh họa |
Kinh Pháp Bảo Đàn dạy: “Thấy tất cả người ác cùng với người lành trọn đều không chấp, không bỏ, cũng không nhiễm trước”. Đó cũng là đạo lý: “Không nghĩ ác, không nghĩ thiện” vậy! Không nghĩ thiện, chứ chẳng phải là không làm thiện. Làm mà như không làm. Kinh Kim Cang cũng nói: “Do không ngã, không nhân, không chúng sinh, không thọ giả, tu tất cả pháp lành tức được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác”.
Nếu người tu có trí tuệ, hiểu thật tướng Bát-Nhã sẽ dễ dàng làm được tất cả thiện pháp mà không ảnh hưởng gì đến tu tâm thanh tịnh. Vì vậy, chúng ta phải nhận thức rõ ràng mới không bị nhầm lẫn. Qua đó, phước huệ tăng trưởng, đầy đủ trang nghiêm ắt sẽ khế hợp với tánh đức từ bi, trí tuệ Đạo Phật mới có thể viên mãn đạo nghiệp.
Trong tu các thiện pháp, riêng hạnh bố thí, Phật dạy: “Pháp thí là đệ nhất”. Trong Thiền Ba-la-mật (Thích Đạt Ma Ngộ Nhất dịch), Đại sư Trí Giả trích Kinh Đại Phẩm nói: “Muốn học tất cả pháp thiện thì nên học Bát Nhã. Vì sao? Ví như nhà vua mỗi khi đến đâu nhất định có đại binh hộ tống theo đến đó, vì khi trí tuệ Bát-Nhã khai phát thì trong một tâm sẽ đầy đủ muôn hạnh”.
Ngoài ra, điều quan trọng nữa đối với người tu mà trong Kinh Phật thường dạy là: “Không thấy lỗi người, tự sửa lỗi mình”. Kinh Pháp Cú, ngay từ buổi đầu đức Phật cũng đã dạy: “Không nên nhìn lỗi người; Người làm hay không làm; Nên nhìn tự chính mình; Có làm hay không làm”. Sau này, chư Tổ sư, Cao tăng, Đại đức cũng thường nhắc nhở như: Lục Tổ, Ấn Quang Đại sư v.v... Trong Pháp Bảo Đàn Kinh, Lục Tổ dạy:
“Người chân chánh tu hành,
Không thấy lỗi thế gian,
Nếu thấy lỗi người khác,
Lỗi mình đã đến bên.
Người quấy ta chẳng quấy,
Ta quấy tự có lỗi.
Chỉ dẹp lỗi nơi tâm,
Phá trừ các phiền não,
Thương ghét chẳng bận lòng,
Duỗi thẳng hai chân ngủ.”
Lỗi thế gian thì làm sao mà không thấy? Diệu ý ở đây là ở chữ “Thấy”. Mắt thấy, tai nghe nhưng không khởi tâm chê ghét, tức giận, không bị kẹt trong lỗi của người khác để rồi sanh phiền não.
Vì: “Người quấy ta chẳng quấy, ta quấy tự có lỗi”. “Lỗi” này là lỗi gì vậy? Vì nếu khởi tâm chê ghét, tức giận về những lỗi lầm của người khác thì chính mình đã bị kẹt trong tâm Sân rồi. Do vậy mới nói: “Lỗi mình đã đến bên”. Vì vậy, ta đã: “Tự quấy” mình. Và câu cuối bài kệ: “Thương ghét chẳng bận lòng. Duỗi thẳng hai chân ngủ”. Mới thấm thía và an lạc làm sao! Thật không gì có thể sánh bằng!
Vì: “Người quấy ta chẳng quấy, ta quấy tự có lỗi”. “Lỗi” này là lỗi gì vậy? Vì nếu khởi tâm chê ghét, tức giận về những lỗi lầm của người khác thì chính mình đã bị kẹt trong tâm Sân rồi. Do vậy mới nói: “Lỗi mình đã đến bên”. Vì vậy, ta đã: “Tự quấy” mình. Và câu cuối bài kệ: “Thương ghét chẳng bận lòng. Duỗi thẳng hai chân ngủ”. Mới thấm thía và an lạc làm sao! Thật không gì có thể sánh bằng!
Tu hành chính là sự hồi quang phản chiếu để soi lại nơi mình. Vì vậy, chúng ta không nên kẹt trong lỗi thế gian để rồi sanh phiền não mà hãy nên tự sửa lỗi mình trước.
Hiểu được cái gọi là: “Không thấy lỗi thế gian” như thế thì chúng ta mới có thể tuỳ duyên để tự lợi và lợi tha được mà tâm mình vẫn luôn luôn thanh tịnh.
Kinh dạy, ngoài tâm không pháp, không một pháp có thể thiết lập. Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tất cả do tâm tạo” hay “Tướng do tâm sanh, cảnh tuỳ tâm chuyển”.
Kinh Thủ Lăng Nghiêm cũng dạy“Tất cả nhân quả thế giới vi trần nhân tâm thành thể” và “Nên bình cái tâm địa, thì tất cả đất đai trên thế giới đều bình”.
Kinh Duy Ma Cật nói: “Tâm tịnh thì cõi Phật tịnh”… Nếu tâm chúng ta thanh tịnh thì bất cứ ngày nào, giờ nào, tuổi nào hoặc sống bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì cũng đều là tốt đẹp và an lạc cả.
Ngược lại, nếu với tâm ô nhiễm, vọng động thì dù ở nơi đâu cũng không bao giờ cảm thấy hài lòng và sẽ khó thành tựu một điều gì.
Thế gian chỉ là những duyên hợp và quy ước tạm lập. Mọi sự vật đều là Như, không đẹp, xấu, hay, dỡ… Mà đẹp xấu, hay dỡ nằm ngay chính trong tư tưởng phân biệt chấp trước của chúng ta. Đây cũng là nguyên nhân sinh ra hai tánh thuận nghịch yêu ghét, vọng tưởng và dẫn đến luân hồi.
Nếu một khi những tâm phân biệt chấp trước, vọng tưởng ấy không còn nữa thì luân hồi sẽ dứt. Đạo Phật cũng là Đạo của tâm, là hành nơi tâm vậy! Nếu ai biết xoay về niệm niệm tự soi xét và điều phục tâm mình thì người ấy chân thật đang thực hành Phật pháp và dần dần ắt sẽ thành tựu an lạc và giải thoát!
Kinh Thủ Lăng Nghiêm cũng dạy“Tất cả nhân quả thế giới vi trần nhân tâm thành thể” và “Nên bình cái tâm địa, thì tất cả đất đai trên thế giới đều bình”.
Kinh Duy Ma Cật nói: “Tâm tịnh thì cõi Phật tịnh”… Nếu tâm chúng ta thanh tịnh thì bất cứ ngày nào, giờ nào, tuổi nào hoặc sống bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì cũng đều là tốt đẹp và an lạc cả.
Ngược lại, nếu với tâm ô nhiễm, vọng động thì dù ở nơi đâu cũng không bao giờ cảm thấy hài lòng và sẽ khó thành tựu một điều gì.
Thế gian chỉ là những duyên hợp và quy ước tạm lập. Mọi sự vật đều là Như, không đẹp, xấu, hay, dỡ… Mà đẹp xấu, hay dỡ nằm ngay chính trong tư tưởng phân biệt chấp trước của chúng ta. Đây cũng là nguyên nhân sinh ra hai tánh thuận nghịch yêu ghét, vọng tưởng và dẫn đến luân hồi.
Nếu một khi những tâm phân biệt chấp trước, vọng tưởng ấy không còn nữa thì luân hồi sẽ dứt. Đạo Phật cũng là Đạo của tâm, là hành nơi tâm vậy! Nếu ai biết xoay về niệm niệm tự soi xét và điều phục tâm mình thì người ấy chân thật đang thực hành Phật pháp và dần dần ắt sẽ thành tựu an lạc và giải thoát!
3. Giai đoạn thứ ba: Chọn một pháp môn, phát nguyện và Hạ Thủ Công Phu. Tuỳ theo căn cơ mỗi người mà chọn cho mình một pháp môn thích hợp để phát nguyện thọ trì. Phải “Nhất môn thâm nhập, trường kỳ huân tu” mới mong đạt đến chỗ rốt ráo. Tuy vậy, cần nhớ, đây chỉ là giai đoạn sau khi đã tìm hiểu kỹ các pháp môn mới biết căn cơ của mình. Điều này đòi hỏi ắt phải có trí tuệ.
Kinh Hiền Nhân dạy có mười sự chứng tỏ là bậc Trí trong đó có hai điều rất quan trọng: “Biết được việc nào là dễ, việc nào là khó. Biết được việc nào nên làm việc nào đáng xả bỏ”.
Nếu chưa đủ trí tuệ thì phải tìm Thầy sáng bạn lành chỉ cho! Nếu đã ngộ thì nên tự tu, tự hành. Lục Tổ dạy: “Khi mê thì Thầy độ, khi ngộ thì tự độ. Trong tự tâm có thiện tri thức tự độ. Ấy gọi là chân độ. Nếu khởi tà mê, vọng niệm, điên đảo thì thiện tri thức bên ngoài tuy có giáo hoá, cứu kính cũng không thể được”.
Đó cũng là đạo lý: “Vô Sư trí” mà Phật đã dạy vậy! Chúng ta nên nguyện trước Tam Bảo để cầu thiện tri thức bằng cách phát lời Đại thệ nguyện thanh tịnh của Bồ-tát như Kinh Viên giác dạy: “Con nguyện ngày nay được an trụ trong Viên giác Phật! Xin gặp thiện tri thức, chẳng gặp tà sư, ngoại đạo cùng với nhị thừa. Con y theo nguyện tu hành dần đoạn trừ các chướng.
Chướng dứt, nguyện được viên mãn, liền lên pháp điện thanh tịnh giải thoát, chứng được cảnh giới trang nghiêm vi diệu Đại Viên Giác”. Cũng như ánh trăng bình đẳng soi khắp mọi hồ nước thế gian. Hồ nào trong lành thì sẽ nhận rõ. Vẩn đục, nhiễm ô ắt khó thành. Như vậy, lỗi tại hồ nước hay tại trăng? “Linh bất linh tại ngã” và“Phật thị môn trung hữu cầu tất ứng”. Nếu tâm mà thanh tịnh, nguyện chí thành tha thiết và hợp với Đạo ắt sẽ linh nghiệm.
Kinh Hiền Nhân dạy có mười sự chứng tỏ là bậc Trí trong đó có hai điều rất quan trọng: “Biết được việc nào là dễ, việc nào là khó. Biết được việc nào nên làm việc nào đáng xả bỏ”.
Nếu chưa đủ trí tuệ thì phải tìm Thầy sáng bạn lành chỉ cho! Nếu đã ngộ thì nên tự tu, tự hành. Lục Tổ dạy: “Khi mê thì Thầy độ, khi ngộ thì tự độ. Trong tự tâm có thiện tri thức tự độ. Ấy gọi là chân độ. Nếu khởi tà mê, vọng niệm, điên đảo thì thiện tri thức bên ngoài tuy có giáo hoá, cứu kính cũng không thể được”.
Đó cũng là đạo lý: “Vô Sư trí” mà Phật đã dạy vậy! Chúng ta nên nguyện trước Tam Bảo để cầu thiện tri thức bằng cách phát lời Đại thệ nguyện thanh tịnh của Bồ-tát như Kinh Viên giác dạy: “Con nguyện ngày nay được an trụ trong Viên giác Phật! Xin gặp thiện tri thức, chẳng gặp tà sư, ngoại đạo cùng với nhị thừa. Con y theo nguyện tu hành dần đoạn trừ các chướng.
Chướng dứt, nguyện được viên mãn, liền lên pháp điện thanh tịnh giải thoát, chứng được cảnh giới trang nghiêm vi diệu Đại Viên Giác”. Cũng như ánh trăng bình đẳng soi khắp mọi hồ nước thế gian. Hồ nào trong lành thì sẽ nhận rõ. Vẩn đục, nhiễm ô ắt khó thành. Như vậy, lỗi tại hồ nước hay tại trăng? “Linh bất linh tại ngã” và“Phật thị môn trung hữu cầu tất ứng”. Nếu tâm mà thanh tịnh, nguyện chí thành tha thiết và hợp với Đạo ắt sẽ linh nghiệm.
Cuối cùng là phát nguyện và phát Bồ-đề tâm. Là phát tâm Vô thượng Chánh đẳng, Chánh giác. Kinh Duy-Ma-Cật nói: “Các ông nên phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Như vậy tức là xuất gia, như vậy tức là đầy đủ”. Tu Phật là nhất thiết phải phát cho được tâm này.
Tổ Ấn Quang cũng nói: “Tâm này vừa phát như thuốc thêm lưu huỳnh, sức nó rất lớn lại rất nhanh chóng. Do phát Bồ-đề tâm nên tiêu nghiệp chướng, tăng phước huệ, chẳng thể lấy những thiện căn, phước đức bình thường sánh ví nỗi”. Sau khi phát nguyện, hãy đi vào công phu đến cùng với pháp môn đã chọn cho đến khi viên mãn.
Tổ Ấn Quang cũng nói: “Tâm này vừa phát như thuốc thêm lưu huỳnh, sức nó rất lớn lại rất nhanh chóng. Do phát Bồ-đề tâm nên tiêu nghiệp chướng, tăng phước huệ, chẳng thể lấy những thiện căn, phước đức bình thường sánh ví nỗi”. Sau khi phát nguyện, hãy đi vào công phu đến cùng với pháp môn đã chọn cho đến khi viên mãn.
***
Thưa quý vị, bà con và các bạn! Phật dạy có mấy điều khó: “Sinh ra được làm thân người là khó; Ra đời được gặp Phật là khó; Gặp chánh pháp của Phật là khó; Hành trì theo đúng chánh pháp ấy là khó” và “Thân người khó được, Phật pháp khó nghe”.
Thân người khó được thì nay chúng ta đã được. Phật pháp khó gặp, khó nghe thì hôm nay chúng ta cũng đã được gặp, được nghe rồi. Âu cũng là thiện căn, phước đức, nhân duyên từ vô lượng kiếp mà quý vị đã từng gieo trồng căn lành nơi vô lượng Đức Phật thì đừng nên bỏ qua cơ hội trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu này để chân thật học Phật, tu Phật. Một đời này viên thành Phật đạo, chấm dứt sanh tử luân hồi cho chính mình và mở rộng cánh cửa độ sinh cho tất cả chúng sinh cùng thoát ra khỏi biển khổ trầm luân lên bờ Giác.
Được như vậy mới xứng đáng một kiếp người gặp Phật pháp. Kinh dạy: “Thập phương Như Lai thương tưởng chúng sanh như mẹ nhớ con. Nếu con nhớ mẹ như mẹ nhớ con thì đời đời mẹ con không cách xa nhau”. Trên thì mười phương chư Phật, Bồ-tát, Tổ tiên. Dưới là tất cả chúng sanh.
Ở giữa ngay đây là ông Phật chính mình đang từng giờ, từng khắc mong đợi! Ngược lại, nếu không làm được thế thì quả là tội lỗi lắm vậy! Trên thì lỗi với chư Phật, Bồ-Tát đã trải mình, xả thân vô lượng kiếp vì con đường giác ngộ và giải thoát cho chúng ta. Tội với ông bà, cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp. Ở dưới là có tội với chúng sinh mà có lần do vô minh nên mình đã từng làm tổn hại đến lợi ích và tánh mạng của họ. Ở giữa ngay đây là có tội với ông Phật chính mình đã bị lãng quên từ vô lượng kiếp nay rồi!
Lại nguyện cho khắp pháp giới chúng sanh ngay đây có thể nhận thấy thân tứ đại này là duyên hợp giả tạm, tâm phan duyên với sáu trần là không thật có và đồng một lúc dứt vọng tâm, an trụ chân tâm và bằng pháp môn đã chọn dần đoạn các chướng để trở về trọn vẹn với Phật tánh, pháp thân vốn thường hằng tận hư không pháp giới của mình viên thành Phật đạo về Vô sở đắc.
Kính chúc tất cả quý vị, bà con và các bạn học Phật, tu Phật thành tựu viên mãn!
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT!
VÀI LỜI TÂM HUYẾT
Nam-mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Kính thưa quý vị, bà con và các bạn! Nếu xét đến sự cứu kính tột cùng của Phật pháp thì Kinh dạy, khởi tâm động niệm đều là có tội, mở miệng đều là sai lầm thì làm sao có thể khuyên với chẳng khuyên? Tuy vậy, sau hai năm nhờ có duyên lành với Phật pháp và hiểu được, là đệ tử Phật, phải học hạnh: “Tác Như Lai sứ, Hành Như Lai sự” và ước mong góp một phần nhỏ bé lợi tha mà tôi đã quên đi sự tu học còn nông cạn của mình, ngồi biên soạn ra mấy dòng tạm gọi là “Khuyên Người học Phật” này để rồi buông xuống. Sau cùng thì tất cả văn tự, ngôn ngữ, các pháp thế gian và xuất thế gian cũng đều phải buông xuống để trở về lại nhà xưa của mình và Hoàn Nguyên Quán mà thôi! Tuy nhiên, nói buông mà chẳng phải buông, chẳng buông mà buông!
Trải qua bốn mươi chín năm giáo hoá độ sinh, Đức Thích Ca Mâu Ni Phật đã để lại cho chúng ta một kho báu Đại Tạng Kinh cùng với vô lượng pháp môn thậm thâm vi diệu, dù có trải qua muôn kiếp cũng không thể nào nói hết được. Trong khuôn khổ nhỏ bé của cuốn sách này, chỉ mới nêu ra một số rất nhỏ những khái niệm cơ bản cho người mới học Phật. Có thể lúc đầu một số người sẽ chưa thể hiểu nhiều, nhưng điều quan trọng là mong mỏi quý vị và các bạn nên nhận thấy được ý nghĩa rất thiết thực của việc áp dụng một số khái niệm trong Phật học vào thực tiễn cuộc sống thì Phật pháp có thể mang lại cho chúng ta và gia đình là một cuộc sống hạnh phúc, an lạc ngay trong hiện tại này. Xét lại thì không một ai có thể làm cho mình bất an hay đau khổ cả, cũng không một ai trói buộc mình mà chính mình do vô minh nên đã tự trói buộc và chính mình đã tự làm cho mình phải đau khổ.
Biết được vậy thì tất cả nỗi khổ đau sẽ không còn. Hạnh phúc và an lạc sẽ hiện tiền. Hạnh phúc, an lạc, tự tại và giải thoát đang ở rất gần bên cạnh mỗi chúng ta.
Biết được vậy thì tất cả nỗi khổ đau sẽ không còn. Hạnh phúc và an lạc sẽ hiện tiền. Hạnh phúc, an lạc, tự tại và giải thoát đang ở rất gần bên cạnh mỗi chúng ta.
Nội dung tuy có ít, nhưng nếu tin sâu được những lời Phật dạy và chịu khó suy ngẫm, được ý quên lời thì ngay đây chúng ta cũng có thể khởi tu được, bằng cách bỏ ác, làm lành, giữ tâm chân thành, thanh tịnh. Sau này nếu chưa rõ chỗ nào sẽ tìm hiểu thêm chỗ đó sau.
Vì tu hành giải thoát quý ở chỗ tin sâu, nhìn thấu và buông xuống chứ không phải ở nơi học rộng, nghe nhiều.
Học rộng nghe nhiều thì tốt nhưng nếu không hành, không buông xuống đúng lúc thì lại trở thành “Sở Tri Chướng” hay chỉ như “ăn bánh vẽ” như “kệ sách”… mà Phật đã từng cảnh báo.
Tam tạng Kinh điển mà đức Phật và chư Tổ để lại cho chúng ta chỉ là một tấm bản đồ tường tận, cụ thể chỉ ra đâu là đường lành lối dữ, đâu là chốn nên đi, đâu là chỗ cần tránh và bên cạnh đó cũng chỉ ra một con đường trung đạo giữa hai thái cực ấy.
Tuy không hề bằng phẳng và dễ dàng nhưng cuối con đường ấy là biển lớn của Niết-bàn an vui và giải thoát. Vì vậy, sau khi có được tấm bản đồ trong tay, chúng ta phải tự mình cất bước thì mới đến được cái đích ấy. Nếu chỉ nghiên cứu thông suốt bản đồ mà không đi thì trọn không có lợi ích chân thật vậy!
Vì tu hành giải thoát quý ở chỗ tin sâu, nhìn thấu và buông xuống chứ không phải ở nơi học rộng, nghe nhiều.
Học rộng nghe nhiều thì tốt nhưng nếu không hành, không buông xuống đúng lúc thì lại trở thành “Sở Tri Chướng” hay chỉ như “ăn bánh vẽ” như “kệ sách”… mà Phật đã từng cảnh báo.
Tam tạng Kinh điển mà đức Phật và chư Tổ để lại cho chúng ta chỉ là một tấm bản đồ tường tận, cụ thể chỉ ra đâu là đường lành lối dữ, đâu là chốn nên đi, đâu là chỗ cần tránh và bên cạnh đó cũng chỉ ra một con đường trung đạo giữa hai thái cực ấy.
Tuy không hề bằng phẳng và dễ dàng nhưng cuối con đường ấy là biển lớn của Niết-bàn an vui và giải thoát. Vì vậy, sau khi có được tấm bản đồ trong tay, chúng ta phải tự mình cất bước thì mới đến được cái đích ấy. Nếu chỉ nghiên cứu thông suốt bản đồ mà không đi thì trọn không có lợi ích chân thật vậy!
Đây chỉ là một cuốn sách nhỏ viết trên kinh nghiệm thực tiễn học Phật, tu Phật của gia đình trong thời gian gần hai năm qua, kết hợp với sự học hỏi từ Kinh sách, Chư Tổ, Quý Thầy và Thiện Tri Thức nhằm mục đích tập hợp lại một cách ngắn gọn nhất để có được một cuốn cẩm nang học Phật, tu Phật căn bản.
Sách viết ra chỉ để tuỳ duyên tặng cho bà con, bạn bè và những ai muốn tìm hiểu Phật pháp mà chưa có cơ hội tìm đọc nhiều.
Vì vậy, đại từ xưng hô “Các bạn” trong sách nghĩa là “Các bạn đồng tu”, “Bạn đọc” cũng giống như cách nói “Các bạn nghe đài” mà các phát thanh viên trước đây thường dùng vậy. Vì tôi nghĩ như vậy sẽ thân thiện hơn, gần gũi hơn. Qua đó, bà con, bạn bè và mọi người dễ có cảm tình đọc và lĩnh hội hơn.
Bản nguyện của tôi và gia đình thì lớn, song do sự tu học còn nhiều hạn chế nên khó có thể tránh khỏi một số sơ suất. Nếu có dịp đọc được mà còn điều gì sơ suất, kính mong các bậc Cao Minh, Quý Thầy, Chư Thượng Toạ, Đại Đức, Tăng Ni, Thiện Tri Thức, bà con và các bạn niệm tình tha thứ và từ bi chỉ giáo cho!
Sách này gia đình tôi phát tâm xuất bản chỉ để tặng, cũng không cần bản quyền. Nếu ai đọc thấy có lợi ích, thì nên phát tâm hay khuyến khích mọi người phát tâm ấn tống để tất cả cùng được lợi ích như lời Phật dạy: “Tự độ, độ tha và tự lợi, lợi tha”.
Quý vị nào cần bản File gốc thì có thể liên hệ qua địa chỉ sau đây. Một đồng tu sẽ gửi tặng bản gốc vậy! Tuy nhiên, xin vui lòng không được tự ý sửa chữa, cắt xén hay thêm bớt.
Quý vị nào cần bản File gốc thì có thể liên hệ qua địa chỉ sau đây. Một đồng tu sẽ gửi tặng bản gốc vậy! Tuy nhiên, xin vui lòng không được tự ý sửa chữa, cắt xén hay thêm bớt.
KHUYẾN KHÍCH ẤN TỐNG KINH SÁCH
Thuyết pháp giảng kinh, viết sách giáo lý nhà Phật hoặc in Kinh sách đem phát cho mọi người xem, để họ sớm giác ngộ, được như thế hạnh phúc không gì bằng, đó gọi là pháp thí.
Nếu không đủ điều kiện làm những việc ấy, chúng ta thỉnh một số Kinh sách chịu khó đem đến từng nhà cho mượn đọc, sau đó lần lượt cho nhà khác mượn, hoặc đọc cho người khác nghe, nhất là cho người không biết chữ. Việc làm này quý giá vô biên, đây cũng gọi là pháp thí.
Chính Đức Phật đã dạy : “Trong các sự bố thí, pháp thí có công đức lớn nhất, không công đức nào có thể sánh bằng”.
Tưởng về lợi cũng như về danh, chúng ta đừng nên lo nghĩ, mà điều tối cần là làm sao cho rạng rỡ chánh đạo. Đó là mục đích chính, thiêng liêng và cao cả nhất của chúng ta. Nền móng đạo pháp cần nhờ sự chung lưng góp sức của chúng ta. Vậy mỗi người nên xây đắp vào đó một ít vôi, một ít nước, một tảng đá hay một viên gạch v.v… ngõ hầu cái nền móng ấy được thêm bền vững và kiên cố đời đời.
Chúng ta không nên quan niệm về công đức, hãy nên nghĩ nhiều đến những người lầm đường lạc lối, sống trong vòng tội lỗi không lối thoát xung quanh chúng ta. Hãy mau cứu vớt họ, cảnh tỉnh họ để cùng quay về chân lý, giúp họ tìm ra lẽ sống, niềm vui. Được thế, chính ta đã làm lợi ích cho Phật pháp vậy.
Với hoài bão cuộc đời, chúng ta hãy “Tất cả vì Phật pháp”. Hy vọng mấy lời tâm huyết này được nhiều vị hảo tâm in Kinh sách cho mọi người xem!
Được vậy, niềm phúc lạc vô bờ chắc chắn sẽ đến với chúng ta! Tha thiết mong mỏi như thế!
Tặng cho thân nhân một số tiền nhỏ, lòng mình không vui, nhưng mình không đủ sức tặng nhiều hơn nữa. Chỉ có một cách là tặng các loại sách tu hành để xây dựng cho đời sống thanh cao, thì dù một quyển sách giá chỉ vài ngàn, nhưng vẫn quý hơn tiền trăm bạc triệu.
(Trích“Mấy lời tâm huyết” trong sách do chùa Hoằng Pháp, Hóc Môn, Tp.HCM phát hành)
Tác giả Quảng Huy
Trích từ cuốn Khuyên người học Phật
TIN, BÀI LIÊN QUAN:
Tác giả Quảng Huy
Trích từ cuốn Khuyên người học Phật
TIN, BÀI LIÊN QUAN: