Kiến thức

Làm sao đối mặt với già bệnh?

Thứ bảy, 16/12/2023 07:20

Con người không nhất định già đi mới phát bệnh, nhưng người còn trẻ cũng không tránh khỏi bệnh tật, “Trên con đường huỳnh tuyền có lắm mồ hoang người trẻ tuổi”, bệnh tật không phân biệt người già hay người trẻ.

4_19

Có thể nói người tuổi già khi bị bệnh thường hay làm cho người ta không yên tâm, vậy người tuổi già khi bị bệnh phải làm thế nào? Có ba điều cần thể nghiệm:

a. Từ tâm không khổ đưa đến thân không khổ: Người không có nghị lực yếu kém, nếu các vị đánh anh ta một cái, anh ta liền kêu la hờn oán. Nếu là người có nghị lực mạnh mẽ, thì dù trời rét thấu xương tủy, họ cũng không nhăn mặt nhíu mày.

Gặp hoàn cảnh khó khăn, nếu các vị than phiền, thì sẽ càng cảm thấy khó chịu hơn. Có thể nói bị bệnh không phải là điều đáng lo ngại, khi thân thể có bệnh, thì tinh thần phải dồi dào tráng kiện, không để cho chứng bệnh làm đau khổ.

b. Từ cách điều trị bệnh bằng thuốc chuyển sang điều trị bằng tinh thần:

Người lớn tuổi hay sinh bệnh, họ rất vui mừng khi có dịp gặp các thầy thuốc. Nhưng thật ra, phần đông các vị thầy thuốc khi xem bệnh cho người lớn tuổi, họ thường hay chỉ cấp cho một vài loại thuốc để uống an ủi mà thôi. Như thế, các vị đến để tìm sự an ủi với một vài loại thuốc đó thì cần gì phải gặp thầy thuốc? Như vậy, cầu tìm ở chính mình chẳng phải là tốt hơn sao? Thế nên, mỗi người chúng ta đều có thể làm thầy thuốc cho chính mình. Khi thân thể cảm thấy có phần hơi khó chịu, các vị cần tập luyện tinh thần của mình mạnh mẽ lên, ngay đó thể hội đạo lý tính bệnh vốn không, đừng để ý tới nó. Nếu có thể như thế thì bệnh tình của các vị sẽ giảm đi phân nửa rồi.

c. Từ sự khám phá cách buông bỏ chuyển đến sự an nhiên tự tại:

Các vị có thấy, chiếc giày của người xuất gia mang, phần trên có các quai (giày La-hán), ý nghĩa của nó là khi chúng ta cần mang thì phải cúi mình xuống để xỏ nó vào, các vị phải nhìn thấu việc này chớ quá câu chấp (lúc cần mang thì cúi xuống, lúc không cần lại thẳng lên).

Đời người giống như khi ta xách chiếc vali, lúc cần thì xách nó lên, nếu không cần thì bỏ nó xuống. Ngay cả khi đối diện với bệnh tật, các vị cần phải đạt tới chỗ an nhiên tự tại như bỏ chiếc vali vậy, thì mới có thể đối phó với bệnh tật.

Hai mươi mấy năm trước, lúc tôi khoảng hai mươi tuổi, trong tâm tràn đầy hoài bão vì giáo pháp, vì mọi người, nhưng khi ấy thân thể tôi chợt phát sinh bệnh phong thấp, hai chân không thể đi được, nằm trên giường hễ động nhẹ một chút là cảm thấy rất đau. Chịu đựng như thế một thời gian khá lâu, sau đến gặp thầy thuốc, thầy thuốc nói: “Đôi chân của Ngài hết cách chữa trị, vì bệnh xâm nhập quá trầm trọng, chỉ còn cách cưa bỏ thì mới khỏi”.

Khi ấy, trong tâm tôi không cảm thấy mình tàn phế rồi phiền muộn, tôi suy nghĩ: “Đôi chân bị bệnh phong thấp phải cưa bỏ cũng tốt! Đáng lẽ cuộc đời của tôi phải là xuôi ngược Nam Bắc khổ nhọc, nếu bây giờ phải cưa đôi chân, thì cuộc đời của tôi sẽ an nhàn tự tại.

Không đi được thì thời gian của

tôi càng nhiều, tôi ở trong thư

viện tha hồ đọc sách mặc tình

xem kinh, sự thể nghiệm về tâm

linh của tôi càng sâu, thì đời sống

của tôi càng có giá trị”. Có thể nói

tôi không quan tâm đến người

khác sẽ chê cười hay chế giễu

mình, bởi vì tàn phế không phải là

vấn đề phiền muộn đối với tôi.

Thái độ của tôi đối với bệnh phong thấp có lẽ các vị cần nên tham khảo.

Giống như cô Helen Keller, (có trong Gương kiên nhẫn–Nguyễn Hiến Lê) ở nước Mỹ, cô là người tàn phế nặng bị câm điếc và mù, có thể nói thân thể của cô mười phần đều khuyết, nhưng cô là bậc vĩ nhân trong thời đại của chúng ta. Thế nên, già chết không phải là điều đáng sợ, chúng ta sợ nhất là tinh thần không vững vàng. Người già không cần nôn nóng, cốt làm sao tinh thần phải kiên định, đừng nghĩ khi nào mãi mãi không già thì mới tu hành.

loading...