Sách Phật giáo
Làm sao học Phật để thành Phật? (P.7)
Thứ hai, 18/01/2014 10:53
Khi đã hiểu được mọi sự trên đời như “sấm chớp ngày mưa”, “có rồi không” thì mới nhận ra lẽ “không” hay “giả có”. Người ta sẽ “không sợ hãi” trước những sự được thua, còn mất, thương hải tang điền
CHƯƠNG BẢY
KINH HOA NGHIÊM
Đây là bộ kinh lớn thuộc hệ Đại thừa, gồm 8 quyển, chia làm 2 phần: Tu và Hành. Nếu có thì giờ, vừa đọc vừa ghi chú thì cũng phải mất một tháng. Đọc xong phần tóm lược này, có thể thực hành từng bước được rồi.
A- Từ quyển 1 đến quyển 6 mô tả tiến trình Tu (học đạo) của một bồ tát. Bồ tát chỉ là một con người bình thường – thì Phật khởi đầu cũng là một người bình thường – nhưng đã phát bồ đề tâm, học Phật để cứu mình và cứu người (tự giác, giác tha). Nên khi chúng ta tin Phật, tin lời Phật dạy, phát tâm tự giác để giác tha thì chúng ta là Bồ tát sơ phát tâm rồi.
Trong 6 quyển đầu này, Phật chỉ dẫn cặn kẽ trình tự tu học mà một bồ tát từ sơ phát tâm nên theo. Rất dễ thực hành, chỉ cần siêng năng (tinh tấn); gồm 5 giai đoạn tu tập, từ Thập Tín đến Thập Địa:
1-Bồ tát Thập tín: Đây giống như giai đoạn đầu của bậc tiểu học, thầy bảo sao nghe vậy; chỉ cần lòng tin và trí nhớ, không cần suy nghĩ nhiều. Bảo đọc 24 mẫu tự thế nào, thì phát âm y như vậy; dạy 2 cộng 2 là 4 thì cứ nhớ 2 với 2 là 4. Và tin là cứ nghe theo lời thầy thì có ngày sẽ nên.
Vì Phật là đấng Thiên Nhân Sư, thầy của trời và người, nên lòng Tin tuyệt đối vào lời Phật dạy là rất cần thiết. Niềm Tin là mẹ sanh ra mọi công đức cho người học Phật, kinh Hoa Nghiêm xác định như vậy. Cho nên bồ tát sơ phát tâm chỉ có mỗi một việc là tin vào Phật và nghe lời Phật dạy.
Tin Phật là kính lễ Phật (như kính lễ cha mẹ trong nhà), và nghe Lời Phật dạy là siêng đọc kinh Phật để tìm hiểu lời Phật. Rốt cuộc, nghe lời Phật dạy là chỉ làm việc lành, tránh việc ác, giúp đỡ người trong khả năng, đói cho ăn rách cho mặc, cư xử hòa nhã với mọi người, tránh gây sự phiền hà. Tin làm thiện sẽ có thiện báo, làm ác có ác báo; vì Nhân quả không ngoại trừ một ai. Và nhất là Tin mình sẽ thành Phật, khi mình kiên tâm (tinh tấn) học Phật.
Tập xét mình: bỏ bớt dần Tham (ham muốn), Sân (nổi giận hại người), Si (mê đắm vô lý), Mạn (hay kiêu căn, tự cho mình hơn người), Nghi (không tin điều Phật dạy, không tin học theo Phật sẽ thành Phật). Chừa bỏ 10 điều ác Sát, Đạo, Dâm (3 tội của thân); Vọng ngôn, Ỷ ngữ, Lưỡng thiệt, Ác khẩu (4 tội của khẩu); Tham, Sân, Si (3 tội của ý) và tu 10 điều thiện (Thập thiện; không làm 10 điều Ác trên đây, sẽ là 10 điều Thiện.)
2-Bồ tát Thập trụ: Trụ là ở nguyên vị trí đó, không thay đổi. Bồ tát ở trình độ này càng giữ lòng tin nơi Phật và tin những điều Phật dạy sâu đậm hơn. Đã phát bồ đề tâm tự giác giác tha thì không hề thối lui. Mở rộng lòng thương xót, cứu giúp người. Thường suy nghĩ, tìm hiểu về “Vô thường, khổ, không, vô ngã”.
[Vô thường: Mọi vật trên đời đều thay đổi theo qui luật tự nhiên “thành, trụ, hoại, diệt”; hoặc là “Xuân sinh, Hạ trưởng, Thu liểm, Đông tàn”, không có gì là trường tồn. Chính nhờ luật Tự nhiên này mà một đứa bé mới có thể trưởng thành, làm được bao nhiêu việc tốt (hoặc xấu) cho đời sống, cho xã hội. Nhưng nó không thể trẻ trung và khỏe mạnh như thế mãi; mà nó phải già, phải bệnh, và phải…chết! Nên được gọi là Vô thường.
Mọi sự mọi vật trên đời đều biến dịch theo luật Vô thường như vậy cả. Con người không hiểu, hay không chịu hiểu cái lý lẽ biến dịch này nên mới “khổ”. Khổ là vì cố bám víu vào sự hay vật không thể giữ được mãi – và như vậy là trái ngược với luật Tự nhiên. Có bao nhiêu sự được mất trong đời thì người ta có bấy nhiêu thứ khổ! Cái khổ này thật vô lý, chỉ vì mê muội, thiếu suy nghĩ mà ra. Cho nên phải học Phật. Lời Phật dạy như nước – có công năng rửa sạch mọi cấu uế (mê muội) của con người – giúp con người “thấy” được lẽ thật để hết khổ được vui.
[Không: Do bản chất Duyên sinh và Vô thường của vạn vật - mới thấy đó rồi mất đó; Phật gọi đó là “không”, là “giả có”, mọi giá trị chỉ do cái tâm mê tạo ra, chớ không thật có. Thiền sư Vạn Hạnh đời Lý đã viết trong bài kệ đắc đạo:
Thân như điện ảnh, hữu hoàn vô,
Vạn vật Xuân vinh, Thu hựu khô.
Nhậm vận thịnh suy vô bố úy,
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.
Dịch nghĩa:
Thân người như sấm chớp ngày mưa, thấy đó rồi mất đó.
Thân người như sấm chớp ngày mưa, thấy đó rồi mất đó.
Mọi vật trong trời đất hể mùa Xuân thì tốt tươi, Thu tàn úa.
Bởi vậy, thấy sự thịnh suy thay đổi, đừng kinh sợ;
Thịnh suy trong đời người cũng như hạt sương mai trên đầu ngọn cỏ mà thôi.
Khi đã hiểu được mọi sự trên đời như “sấm chớp ngày mưa”, “có rồi không” thì mới nhận ra lẽ “không” hay “giả có”. Người ta sẽ “không sợ hãi” trước những sự được thua, còn mất, thương hải tang điền; và cũng không còn khổ đau vì “oán tắng hội” hay “cầu bất đắc”.
Lời Phật dạy chỉ rõ cho chúng ta con đường an vui, tránh những khổ sầu lẽ ra không nên có, nếu ta không sống trái ngược với luật tự nhiên.
Lời Phật dạy chỉ rõ cho chúng ta con đường an vui, tránh những khổ sầu lẽ ra không nên có, nếu ta không sống trái ngược với luật tự nhiên.
[Vô ngã: Khi đã thấy mọi sự, mọi vật đều Không, tiếp tục suy nghĩ trong những lúc ngồi yên (quán chiếu) sẽ thấy bản thân Ta cũng “không”: Hôm nay là đứa bé vô tâm chạy chơi, mai kia gặp lại là một cô gái e thẹn biết làm dáng làm điệu; mốt nọ hỏi thăm ra thì thấy một bà già móm mém mắt lờ tai lảng, chân bước đi run. Thật sự không thấy cái gọi là “ta” hay “ngã” ở đâu cả.
Không những “ta” không thật có, theo Phật suy lý, mà Khoa học ngày nay cũng chứng minh rằng, thực tế trong “thân người” ai cũng chỉ là một khối tế bào li ti khoảng 50 ngàn tỉ như nhau, đang rung động theo một tầng số nhất định – dù đó là tổng thống, bộ trưởng, đại gia, phu khuân vác, hay một anh vô nghề nghiệp. Thành ra, cái “ngã” không thật có – Vô Ngã. Cái đang có chỉ là do Phước báu hay Tội nghiệp (Nghiệp báo) cô động thành hình mà thôi.]
Không những “ta” không thật có, theo Phật suy lý, mà Khoa học ngày nay cũng chứng minh rằng, thực tế trong “thân người” ai cũng chỉ là một khối tế bào li ti khoảng 50 ngàn tỉ như nhau, đang rung động theo một tầng số nhất định – dù đó là tổng thống, bộ trưởng, đại gia, phu khuân vác, hay một anh vô nghề nghiệp. Thành ra, cái “ngã” không thật có – Vô Ngã. Cái đang có chỉ là do Phước báu hay Tội nghiệp (Nghiệp báo) cô động thành hình mà thôi.]
3-Bồ tát Thập Hạnh: Hạnh là thực hành những điều tốt. Như người chỉ làm những việc tốt được gọi là có Hạnh kiểm tốt. Ở giai đoạn này, bồ tát phải thực hiện những việc tốt cho mình và cho mọi người.
Bồ tát phải học hạnh Hoan hỷ. Vui với cái mình có, vui với điều mình chia xẻ với người khác, vui với việc cứu độ chúng sanh. Bồ tát phải luôn giữ giới luật - giới thể chớ không phải giới tướng. Giới thể là giới từ trong Tâm, không phải giới theo hình tướng bề ngoài, làm dáng làm điệu che mắt thế gian.
Bồ tát phải thành tựu nhiều căn lành bằng sự tu tập và thực hành Lục độ: Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí huệ. Phải giữ thân, ngữ, ý thanh tịnh trong mọi sinh hoạt thường ngày. Phải luôn ngôn hành hợp nhất, nói và làm phải như nhau để làm gương cho mọi người.
4-Bồ tát Thập Hồi Hướng: Hồi hướng là đem những gì mình có tặng về một hướng khác, trao về một nơi khác, không giữ cho mình. Trong giai đoạn tu tập này, bồ tát hồi hướng tất cả những công đức, phước báu mình đã tạo để trang nghiêm Phật độ và thành tựu chúng sanh. Vì đã là “vô ngã”, nện không còn thấy có mình, không giữ chi cho mình. Việc này phải làm với tất cả niềm tin và thành tâm, không phải chỉ nói suông ngoài miệng. Người học Phật không được dối trá, nói một đường mà nghĩ một nẻo.
Ngoài việc tu Lục độ như trên, bồ tát còn phải tu và thực hành “Tứ vô lượng Tâm”: Từ, Bi, Hỉ, Xã. Nghĩa là 4 Tâm này phải được thực hành càng nhiều càng tốt, không có hạn định nên gọi là “vô lượng”.
Từ là làm cho người vui; Bi là giúp người hết khổ; Hỉ là vui với cái vui của người, dù nhỏ cách mấy; Xã là buông bỏ tất cả mọi phiền não và những ham muốn trong đời; đạt tới cảnh giới “Vô Cầu”. (Vô cầu: tiếng Phạn là Nirvana. Nir = không; Vana = ham muốn, mơ ước. Hệ phái Nguyên thủy dịch chữ Nirvana là Niết bàn.
Vậy Niết bàn là cảnh giới “tri túc, thiểu dục”, không còn ham muốn hay mơ ước mọi việc ngoài đời. Phái này chỉ tu tập tới cảnh giới Niết Bàn; chớ không cứu độ chúng sanh như các bồ tát, bởi vì họ sợ tiếp xúc với người đời thì cái gian ác của người đời sẽ làm họ “động tâm”. Phật gọi đây là nhóm “tiêu nha bại chủng”, làm mất hạt giống Phật).
Vậy Niết bàn là cảnh giới “tri túc, thiểu dục”, không còn ham muốn hay mơ ước mọi việc ngoài đời. Phái này chỉ tu tập tới cảnh giới Niết Bàn; chớ không cứu độ chúng sanh như các bồ tát, bởi vì họ sợ tiếp xúc với người đời thì cái gian ác của người đời sẽ làm họ “động tâm”. Phật gọi đây là nhóm “tiêu nha bại chủng”, làm mất hạt giống Phật).
Bồ tát, do tâm vô cầu, hồi hướng tất cả công đức tạo được để trang nghiêm Phật độ, để cúng dường đền ơn chư Phật vì Phật đã từ bi đưa đường sáng, chỉ lối lành. Nhưng cúng dường chư Phật có nghĩa là làm lợi ích cho chúng sanh – làm lợi ích cho những người đói rách, khốn khổ trong cuộc đời. Thành ra bồ tát phải vừa siêng lễ lạy chư Phật, vừa mở rộng lòng cưu mang những kẻ khốn cùng trong xã hội.
Đến giai đoạn này, bồ tát không còn mê lầm. Vì đã biết cuộc đời là Vô thường, Khổ, Không, Vô ngã, nên bồ tát đạt đến cảnh giới “Giải thoát”. Nghĩa là không còn bị mê lầm “trói buộc”.
5- Bồ tát Thập Địa: Địa là đất, là nơi hàm dưỡng, nuôi sống và tạo tác ra muôn loài. Ở giai đoạn này, tâm của bồ tát phải như “đất”, lúc nào cũng tràn ngập niềm vui như bà mẹ vui có con. Vui vì dã Giải thoát, không còn phiền não, nhiễm ô, phước đức sung mãn; tức là đã cứu được mình. Vui vì nhờ Phật pháp mà biết làm lợi ích cho chúng sanh và cứu giúp họ, làm thuyền bè đưa chúng sanh qua bờ Giác ngộ. Lấy Đại bi làm gốc, Tâm luôn giữ thanh tịnh, bồ tát đã lìa Ngã tưởng nên không mong cầu lợi lộc riêng tư, chỉ siêng năng giáo hóa mọi loài trong 3 cõi để thành tựu Phật độ.
Bồ tát tu Thập thiện, dạy người đời bỏ Thập ác vì thập ác là “nhân” của Tam Ác đạo. Bỏ tham, sân, si, kiêu mạn làm gương cho chúng sanh. Luôn quán Vô thường, Khổ, Không, Vô ngã; không phải chỉ miệng nói, mà phải Tâm hành. Siêng tu Tứ chánh cần, Bát chánh đạo, Tứ niệm xứ. Thường quán Tự tánh vô sanh; chỉ vì tạo Nghiệp mà hữu sanh. Sanh Tử và Niết bàn chỉ là 2 mặt của một bàn tay.
Bồ tát giữ Tâm bình đẳng, thanh tịnh; biết Phật và chúng sanh vốn đồng thể “rỗng lặng”; biết mọi Tướng trên đời là mộng, huyễn, bào, ảnh - do duyên mà tụ, hết duyên sẽ tan.
Cho nên tất cả vạn pháp là vô thể, vô sanh, vô diệt, vô ngã, vô ngã sở; vì vậy Vô sở chứng, Vô sở đắc. Bồ tát quán sát Ngũ uẩn phải thấy tất cả là không; quán Thập nhị nhân duyên, phải chứng được rằng Vô minh diệt thì tất cả Duyên đều bặt, không còn sinh tử ưu bi, khổ não.
Cho nên tất cả vạn pháp là vô thể, vô sanh, vô diệt, vô ngã, vô ngã sở; vì vậy Vô sở chứng, Vô sở đắc. Bồ tát quán sát Ngũ uẩn phải thấy tất cả là không; quán Thập nhị nhân duyên, phải chứng được rằng Vô minh diệt thì tất cả Duyên đều bặt, không còn sinh tử ưu bi, khổ não.
Bồ tát phải không còn phiền não hoặc nhiễm ô; Tâm luôn thanh tịnh khi đi đứng nằm ngồi, kể cả khi ngủ chiêm bao; vượt thoát mọi tham, sân, si, kiêu mạn; hoàn thiện hiểu biết và thực hành các pháp Bát chánh đạo, Thập thiện, Lục độ, Tứ vô lượng tâm; dùng Tâm thanh tịnh điều phục Thân, Ngữ, Ý. Thực hành Tâm bình đẳng vô phân biệt, lìa mọi chấp trước; trong tâm lúc nào cũng Vô sanh như hư không. Phải rộng độ thoát chúng sanh bằng Từ, Bi, Hỉ, Xã; nhưng biết ta và chúng sanh đều như huyễn, như mộng – nên độ rộng chúng sanh mà không thấy có ai được độ, do đó Vô minh không khởi, vọng tưởng về ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả không còn.
Đến trình độ này thì Bồ tát đã có vô lượng Trí lực, biết quán sát để giảng dạy cho thích hợp căn cơ và tùy thuận chúng sanh. Biết vạn pháp không thật, chỉ tùy vọng tâm giả lập. Nên chỉ từ Một Pháp “Không” mà tùy căn tùy cơ lập Phương Tiện giảng dạy để độ thoát tất cả. Đến đây, Bồ tát đã đắc Đạo, mặc dầu biết là Vô sở đắc. Chỉ còn bước tiếp theo gọi là “đi thực tế” hay là áp dụng những hiểu biết trên lý thuyết vào cuộc đời, gọi là Nhập Pháp giới.
B- Phần 2 của kinh Hoa Nghiêm là phần thực hành, gồm 2 quyển chót 7 và 8, cũng gọi là phẩm Nhập Pháp giới và phẩm Bất tư nghì Giải thoát. Nhập Pháp giới có nghĩa là đi vào đụng chạm với thế giới của Pháp Phật. Mà thế giới của Pháp Phật là thế giới chúng sanh. Bởi vì nếu không có chúng sanh mê mờ và ngu muội tự làm khốn khổ mình rồi trôi lăn trong 3 cõi ác không có ngày ra, thì đã không có Phật thị hiện ở thế gian và những lời dạy để chỉ bày Tri Kiến Phật (Pháp). Còn Bất tư nghì Giải thoát là sự Giải thoát thành Phật không thể suy nghĩ hay hí luận – mà phải “thực hành” mới hiểu được.
Mở đầu cho thấy Đại Bồ tát Văn thù Sư lợi (Cổ Phật - vốn là thầy của 3 đời chư Phật) chọn một thiếu niên có phước báu đủ đầy tên là Thiện Tài, và giảng cho Phật pháp. Sau khi thấy Thiện Tài đã lãnh hội rốt ráo, Bồ tát Văn Thù bảo cậu bé hãy đi về phương Nam để va chạm với thực tế mà học hỏi.
Đồng tử Thiện Tài vâng theo chỉ dạy đi lần xuống phương Nam tìm học cách Tu và Hành trong thực tế đời sống với tất cả 110 vị thầy, qua câu hỏi: “Tôi đã phát tâm Vô thượng Bồ đề mà chưa biết một bồ tát phải học bồ tát hạnh như thế nào, tu bồ tát đạo ra sao; và làm sao để mau thành Phật?”
Thiện Tài đầu tiên lần lượt gặp và học hỏi với 3 vị tu sĩ là tỳ kheo Đức Vân, Hải Vân, và Thiện Trụ. Về sau, học hỏi thêm, do sự giới thiệu của những vị thầy trước đó, với 2 tỳ kheo và 1 tỳ kheo ni. Tổng cộng là 6 tu sĩ. Cũng do chỉ dẫn, Thiện Tài lần lượt học thêm với 31 nam nữ cư sĩ: gồm 20 trưởng giả (những người đã sống đời thành công, giàu có và hay giúp người), 7 nam nữ đồng tử (dưới 18 tuổi, có cậu còn ở tuổi vọc cát ngoài bờ biển, nhưng đã là Đại Bồ tát tự bao đời), 2 vị vua, 1 thuyền trưởng, và 1 cô gái buôn hương. Thiện Tài cũng học với 4 tu sĩ Bà la môn, với 11 vị thần (dạ thần, thọ thần, địa thần), và với 1 thiên nữ trên cõi Trời. Ngoài ra, Thiện Tài cũng được sự chỉ dạy của các Đại Bồ tát Văn Thù, Quán Tự Tại, Chánh Thu, Di Lặc, và Phổ Hiền.
Tựu trung, tất cả các thiện tri thức mà Thiện Tài tham học đều là Đại Bồ tát thị hiện. Những điều các vị truyền dạy cho Thiện Tài đều là những pháp môn Giải thoát hoặc những kiến thức áp dụng vào đời để giúp chúng sanh thoát khổ mà chính các vị đã thực chứng được. Những nào là “Vô ngại Giải thoát thành tựu chúng sanh”, “Vô ngại Trang nghiêm Thanh tịnh tự Tâm”, “Ly ưu An ổn tràng Giải thoát”, “Nhất thiết Công xão Trí quang minh”, “Giải thoát vô tận Phước đức”, “Bồ tát Như huyễn Giải thoát”, “Bồ tát Đại Từ tùy thuận chúng sanh”, “Ly tham dục Giải thoát”, “Bồ tát Đại Bi hạnh Giải thoát”, “Thiện tri chúng nghệ Giải thoát”, “Huyễn trụ Giải thoát”…
Mỗi một pháp môn là một công phu đã thành tựu để áp dụng vào đời cứu độ chúng sanh. Chẳng hạn “Vô ngại Trang nghiêm Thanh tịnh tự Tâm” là tu sửa Tâm mình cho đến chỗ “thanh tịnh” bất cứ trong hoàn cảnh nào. “Ly ưu An ổn tràng Giải thoát” là phải bỏ hết mọi phiền não - nguồn gốc từ tham, sân, si, mạn, nghi - để giải thoát. “Nhất thiết Công xão Trí quang minh” là Trí tuệ học biết rành rẽ mọi Công nghệ giúp ích cho đời sống con người. “Giải thoát vô tận Phước đức” là biết cách tạo cho mình Phước đức vô tận để độ thoát chúng sanh. “Bồ tát Như huyển Giải thóat” là công phu tu tập biết mọi sự trong đời chỉ là Huyễn nên Tự tại, không còn bị ràng buộc. “Thiện tri chúng nghệ Giải thoát” là biết giỏi mọi nghề nghiệp để chỉ dạy người đời sanh sống, không còn nghèo đói. “Huyễn trụ Giải thoát” là dạy chúng sanh biết đời chỉ là Mộng, huyễn, bào, ảnh để con người tự giải thoát lấy mình, không còn bị ràng buộc.
Nhìn lại sở học lý thuyết từ Thập Tín dến Thập Địa, Thiện Tài nhận thấy phước báu và căn lành của mình đã tăng trưởng vô lượng sau lần nhập Pháp giới này. Tất cả đếu nhờ học và hành với các Thiện tri thức. Các bậc thầy này không ai muốn giữ Thiện Tài ở lại để làm của riêng, mà chỉ vì sự tìm cầu Giác ngộ và Giải thoát của Thiện Tài nên sau một thời gian tu hành, đã giới thiệu cậu bé đến học với một vị thầy khác biết nhiều hơn.
Sự kiên định học hỏi và hành trì của cậu bé đã được Đại Bồ tát Di Lặc tán thán trước đại chúng.
Trích nguyên văn Kinh: “Nầy đại chúng, các ngài thấy đồng tử này đang hỏi tôi về công đức của bồ tát đạo và bồ tát hạnh đây chăng? Trước đây đồng tử này thọ giáo nơi đức Văn Thù, rồi lần lượt đi qua phương Nam cầu thiện tri thức. Trải qua học hỏi và hành trì với 110 vị, nay mới đến đây gặp tôi. Đồng tử này tuy vậy chưa hề có một niệm nhàm chán, lười mõi; thật là hiếm có. Tại sao vậy? -Vì đồng tử này đã phát Tâm cứu độ tất cả chúng sanh, làm cho chúng sanh thoát khổ; khỏi đường ác; lìa hiểm nạn; phá Vô minh; vượt Sanh tử!
“Này đại chúng, chư Bồ tát khác phải trải qua vô lượng trăm ngàn muôn ức kiếp mới có thể đầy đủ hạnh nguyện để thành Phật đạo. Đồng tử này trong một đời đã có thể tịnh Phật độ, có thể hoá chúng sanh, có thể dùng trí tuệ thâm nhập Pháp giới, rộng các hạnh, viên mãn các đại nguyện!” (Kinh Hoa Nghiêm, quyển 8, phẩm Nhập Pháp giới.) [Nghĩa là Thiện Tài đồng tử đã thành Phật chỉ trong 1 đời tinh tấn học và hành.]
Phẩm sau cùng của kinh Hoa Nghiêm là phẩm ‘Bất tư nghì Giải thoát Cảnh giới’ cũng còn gọi là phẩm Phổ Hiền Hạnh nguyện. Đây là cảnh giới của chư Phật nên chỉ có Phật mới vào được. Bởi vì đó là cảnh giới Không, không có cửa vào, không địa chỉ, không nơi chốn, không thể thấy, không thể tìm. Chỉ có Tâm lượng bao la như Phổ Hiền Hạnh nguyện thì mới nhìn thấy mà đi vào được.
Đại Bồ tát Phổ Hiền có 10 hạnh nguyện mà người học Phật phải học và hành nếu muốn vào cảnh giới Bất tư nghì Giải thoát, tức cảnh giới Phật, tức thành Phật. Mười hạnh nguyện là:
Một là kính lễ chư Phật
Hai là xưng tán Như Lai
Ba là quảng tu Cúng dường
Bốn là Sám hối Nghiệp chướng
Năm là tùy hỉ công đức
Sáu là thỉnh Phật thuyết pháp
Bảy là thỉnh Phật trụ thế
Tám là thường tùy học Phật
Chín là hằng thuận chúng sanh
Mười là phổ giai hồi hướng.
Trong 10 hạnh này thì chỉ có 2 hạnh dạy phải kính lễ và xưng tán Phật để tỏ lòng biết ơn, còn 8 hạnh kia là dạy phải quan tâm, thương xót và cứu giúp chúng sanh thoát khỏi trầm luân trong biển khổ.
Chẳng hạn như hạnh thứ ba: Quảng tu Cúng dường. Cúng dường đây không phải là cúng dường Phật – vì Phật là đấng Phước Trí vẹn toàn, thì Phước đã quá đủ đầy còn hơn vạn lần các tỉ phú ở Âu Mỹ, nên cúng dường chư Phật chỉ là sự “gánh củi về rừng” vô ích – mà là cúng dường cho các chúng sanh nghèo đói, cùng khổ. Hãy đọc kỹ lời giải thích trong Kinh.
Trích nguyên văn: “Trong các thứ cúng dường, Pháp cúng dường là hơn cả. Pháp cúng dường là: Tu hành đúng theo lời Phật dạy để cúng dường, làm lợi ích chúng sanh để cúng dường, chịu khổ thế cho chúng sanh để cúng dường, siêng năng tu tập căn lành để cúng dường, không bỏ hạnh Bồ tát để cúng dường, chẳng rời Bồ đề tâm để cúng dưòng.
Cúng dường các đức Phật thì công đức không bằng 1 phần trăm, 1 phần ngàn, 1 phần trăm ngàn, 1 phần vô lượng sự cúng dường cứu khổ chúng sanh.”
Cúng dường các đức Phật thì công đức không bằng 1 phần trăm, 1 phần ngàn, 1 phần trăm ngàn, 1 phần vô lượng sự cúng dường cứu khổ chúng sanh.”
Còn nữa...