Hỏi - Đáp

Làm thế nào để giữ tâm từ bi nhưng không bị bất động trước mọi vấn đề của cuộc sống?

Chủ nhật, 26/12/2019 07:26

Phật tử giúp đời, cứu đời, làm từ thiện nhân đạo, tương thân tương ái cho xã hội, giúp đỡ lẫn nhau trong lúc khốn khó, sư rất hoan nghênh việc làm của các vị.

>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Đức Phật

Vấn: Con nghe giảng và đọc bài giảng của quý thầy dạy rằng tâm mình phải nên bất động, bình an trước mọi vấn đề xảy ra trong cuộc đời, phải sống theo chánh niệm. Tất cả mọi việc trên thế gian đều là mộng huyễn nên chẳng có gì là tốt và chẳng có gì là xấu. Con phân vân nếu thế thì mình có phải trở nên vô cảm, bất động trước tất cả mọi việc trong cuộc đời không? Vì thật sự mỗi khi thấy những chuyện thương tâm, tội nghiệp là con lại xúc động bật khóc. Tương tự cũng thế, con muốn làm nhiều việc lành giúp đỡ mọi người, thấy chuyện trái ngang hay ai đó có hoàn cảnh khó khăn mà con không giúp được con lại thấy khó chịu.

Nhưng theo lời dạy thì như thế làm cho tâm của mình bị loạn động bởi duyên trần, phải quán niệm mọi việc như những gì nó đang xảy ra. Vậy nếu mình bất động với tất cả thì tâm từ bi của người con Phật là ở đâu? Con thật sự không hiểu là mình nên hành xử với mọi việc trên cuộc đời như thế nào cho đúng với giáo lý nhưng vẫn có thể giúp đỡ được người khác ạ. Con xin thành thật cảm ơn.

Phật tử giúp đời, cứu đời, làm từ thiện nhân đạo, tương thân tương ái cho xã hội, giúp đỡ lẫn nhau trong lúc khốn khó, sư rất hoan nghinh việc làm của các vị. Ảnh minh họa

Phật tử giúp đời, cứu đời, làm từ thiện nhân đạo, tương thân tương ái cho xã hội, giúp đỡ lẫn nhau trong lúc khốn khó, sư rất hoan nghinh việc làm của các vị. Ảnh minh họa

Đáp:

Phật tử giúp đời, cứu đời, làm từ thiện nhân đạo, tương thân tương ái cho xã hội, giúp đỡ lẫn nhau trong lúc khốn khó, sư rất hoan nghênh việc làm của các vị.

Bài liên quan

Tuy nhiên đứng về góc độ tu hành, Phật tử được quý Sư dạy giữ cho tâm bất động (chánh niệm), tức là Phật tử có tham gia nhiều khóa tu chuẩn mực. Sư sẽ giảng về pháp động và bất động, không bàn đến vô cảm hay từ bi để Phật tử hiểu thêm Phật pháp.

Trước nhất xin nói về tâm động: Tâm động là vọng niệm, tâm phàm phu thế gian, tâm viên ý mã, tâm như vượn chuyền cây, ý như vó câu trong thiên lý, trong sanh tử luân hồi không lúc nào dừng nghỉ. Bạn còn phải lo tu hành cho tâm chánh niệm.

Tâm bất động là tâm không sanh không diệt, không còn khởi những vọng niệm quấy ác, nên không có sám hối để chận đứng các quấy ác nữa. Đứng trước những ngoại cảnh thay vì người tu bị chi phối , nhưng với người tâm bất động thì không bị chi phối ngoại cảnh, người ấy đã chứng quả Thanh văn, Bồ tát.

Thanh văn nhận thấy thế gian là phiền trược nên lánh xa thế cuộc chỉ lo tu hành cá nhân, không còn bị sa đọa thế gian nữa nên gọi Thánh nhân A la hán, đây gọi là yếm ly thế gian

Bồ tát thì tuy sống giữa trần gian như mọi người nhưng tâm không bị chi phối bởi cuộc sống vật dục sanh tử luân hồi trong cuộc đời. Bậc Bồ tát có nhiều phương tiện khả năng giúp người, cứu khổ mọi người ra khỏi sanh tử luân hồi, đây gọi là từ bi.

Bạn nên tu hành như thế nào cho tâm mình bất động, phiền não không sanh mới mong có đủ khả năng trình độ giúp người cứu người ra khỏi sự phiền não khổ đau của thế gian.

Bạn nên tu hành như thế nào cho tâm mình bất động, phiền não không sanh mới mong có đủ khả năng trình độ giúp người cứu người ra khỏi sự phiền não khổ đau của thế gian.

Tâm Phật tử chưa chánh niệm, còn động loạn, làm sao có khả năng giúp người khác tu hành ra khỏi sanh tử như Phật tử nghĩ suy. Muốn cứu một bệnh nhân thoát cơn đau đớn, Phật tử phải là vị Bác sĩ tuyệt vời mới cứu bệnh nhân hiệu quả; muốn giúp cho người thoát cảnh dốt nát vô minh, Phật tử phải là thầy giáo mới giúp cho kẻ dốt biết chữ...Theo ý tưởng nầy Phật tử thấy việc làm của người tu “vô cảm” hay từ bi?

Ở một lý giải khác, xin giới thiệu câu chuyện: “phướn động, gió động” trong kinh Pháp Bửu Đàn của Lục Tổ Huệ Năng

“...Hôm ấy, pháp sư Ấn Tông đang giảng kinh Niết-bàn. Trước chùa treo lá phướn dài, gió thổi lá phướn phất phơ qua lại. Hai ông đạo lấy đó làm đề tài tranh luận. Người nói “phướn động”, người bảo “gió động”, bàn qua cãi lại mà không ngã lẽ. Sư đến thưa:

- Có thể cho khách cư sĩ này lạm bàn chăng? Hai ông đồng ý, sư bảo:

- Không phải phướn động, không phải gió động, mà tâm các ông động.

Mọi người nghe qua đều ngạc nhiên. Họ vào báo cho Ấn Tông biết người có lời bàn kỳ diệu ấy, chính là Lục Tổ Huệ Năng...

Qua câu chuyện trên, ý tưởng của Lục Tổ và hai vị Thiền sinh ai đúng ai sai?

Bài liên quan

Bạn ơi! Cõi đời chẳng qua là chuyện mộng huyễn, duyên hợp huyễn có, do duyên đến mà hợp, duyên đi là tan, chẳng qua các duyên cần có sự hỗ trợ cho nhau mà sống chung trên hành tinh, rồi dùng mỹ từ là có tình cảm giúp đỡ nhau vậy thôi, chẳng có gì là vô cảm hay từ bi chi cả. Thật ra các pháp thế gian là như thị, như thị, dù bạn có cảm tình giúp đỡ cho mọi người bao nhiêu đi nữa, rốt rồi cũng là như thị, như thị!

Bạn nên tu hành như thế nào cho tâm mình bất động, phiền não không sanh mới mong có đủ khả năng trình độ giúp người cứu người ra khỏi sự phiền não khổ đau của thế gian. Là bác sĩ, khi có bệnh nhân bạn không cần phải chạy đôn chạy đáo tìm bác sĩ; là thợ lặn, khi gặp người bị chết chìm bạn không cần phải tìm người vớt giùm; là người có chánh niệm mới giúp mọi người lánh xa vọng niệm, đấy mới là Phật pháp, mới là người có lòng từ bi thật sự bạn ạ!

loading...