Sách Phật giáo
Nghệ thuật giáo dục của đức Phật
Thứ sáu, 20/11/2013 09:06
Trong thời đức Phật, hệ thống giáo dục Phật giáo đã bắt đầu hình thành và tuần tự phát triển. Phong cách giáo hoá của đức Phật không qua văn tự chữ viết mà trực tiếp từ thân giáo, khẩu giáo, ý giáo.
Những bài pháp thường được Ngài trình bày chi tiết tỉ mỉ, rõ ràng và có logic đã làm nổi bật các bài pháp dài, những bài pháp được thuyết giảng theo chủ đích riêng. Dù thuyết giảng cho vài người hay cho một hội chúng, Ngài cũng đều tìm cách hướng dẫn người nghe tiến dần từng bước đến lý tưởng mà ngài muốn thành lập.
Như chúng ta đã biết, đức Phật thường sử dụng phương pháp so sánh một cách nhuần nhuyễn, được rút ra từ nếp sống hàng ngày của đại chúng. Chẳng hạn như công việc của người nông dân, được đức Phật liên hệ rất chính xác mối tương quan giữa công việc đồng áng với phương pháp tu tập. Câu chuyện đức Phật và Bà la môn hào phú Bharadvàja đã diễn tả được sự liên hệ này. Khi Bà la môn Bharadvàja chia phần cơm cho nông dân, Bàlamôn nhìn thấy đức Phật cũng có mặt trong chỗ những người nông dân đang đợi chia phần. Ở đây ghi lại cuộc đối thoại giữa Bàlamôn và đức Phật như sau:
“- Tôi cày và gieo rồi sau khi xong việc tôi mới ăn. Này Sa môn Ngài cũng phải cày và gieo rồi sau đó mới được nhận phần cơm.
- Này Bàlamôn ta cũng cày và gieo, rồi khi ta làm xong ta mới ăn.
- Chúng tôi không thấy Đạo sư Gotama dùng cái ách hay cái cày, sao Ngài lại bảo như thế?
- Ta gieo hạt giống chánh kiến, cây cày là trí tuệ, tinh tấn là đôi bò kéo cày, thành quả lao động của ta là trạng thái bất tử. Bất cứ ai làm xong việc ấy sẽ được giải thoát khổ đau”
Như vậy, đức Phật đã gieo hạt giống chính pháp vào trong tâm của Bà la môn, Ngài đã dùng ẩn dụ cách người gieo hạt nó rất thích hợp vào hoàn cảnh của Bà la môn Bhàravadvàja. Cách giáo dục ấy thật có hiệu quả tức thì. Những hạt giống bằng lời mà đức Phật đã gieo vào tâm vị ấy, nhờ sự cảm hoá của đức Phật và niềm tin được xây dựng sau khi tỉnh ngộ. Bà la môn đã theo Phật xin xuất gia và trở thành vị Tỳ kheo.
Ngoài ra, trong các cuộc đàm thoại với cá nhân, đức Phật thường sử dụng một vài phương pháp học thuật làm cho các cuộc đàm thoại trở nên sinh động thường làm cho người tranh luận trình bày rõ quan điểm của mình và chấp nhận một lập trường tư tưởng nào đó.
Tuy nhiên, khi đề cập đến đến với những vấn đề siêu hình, phi thực tế không liên quan đến việc tu tập và thực hành đưa đến sự giải thoát đối với những vấn đề này thì người hỏi sẽ nhận được sự im lặng từ nơi Ngài.
Như trường hợp của du sĩ ngoại đạo Vacchagotta đã đặt 10 câu hỏi siêu hình với đức Phật rằng: “Thế giới là thường trú? Là không thường trú? Là hữu biên? Là vô biên? Sinh mạng và thân thể là một hay là khác? Như Lai có tồn tại sau khi chết? Như Lai không tồn tại sau khi chết? Như Lai không tồn tại và không tồn tại sau khi chết?
Trong khi Vacchagotta tỏ ra rất băn khoăn hầu như bị vấn đề kia ám ảnh thì đức Phật đã lưu tâm chú ý đến con người này luôn tìm kiếm hoang mang. Nếu lúc ấy đức Phật thuyết giảng dông dài về chân lý siêu hình như thế vô tình làm cho anh chàng tội nghiệp kia đã hoang mang lại càng hoang mang thêm. Vì thế Ngài dẹp các câu hỏi sang một bên bằng cách im lặng, không giải đáp.
Không dừng ở đó, vấn đề đã được tái diễn một lần nữa khi Vacchagotta hoài nghi và đặt vấn nạn về trú xứ đi về của một Alahán sau khi nhập diệt như sau: “Thưa Tôn giả Gotama một vị Tỳ kheo được tâm giải thoát như vậy sau khi chết sanh về đâu? và cũng chính vì muốn đánh tan sự hoạt náo và hí luận hình thức và mang định kiến về cái ngã linh hồn hay vĩnh cửu của Vaccha. Thế tôn đã sử dụng ẩn dụ ngọn lửa để giải thoát và khai phóng tâm thức cho Vaccha.
Đức Phật dạy : “Này Vaccha ngọn lửa này được tắt trước mặt ông, ngọn lửa ấy về hướng nào, phương Đông, phương Tây, phương Bắc hay phương Nam. Được hỏi như vậy Ông trả lời như thế nào?”.
Thông qua lối ẩn dụ đầy minh hoạ mang tính nghệ thuật và khoa học qua cách giáo dục của đức Phật, cuối cùng Vacchagotta đã nhận ra rằng nếu ngọn lửa cháy lên do những nguyên liệu cấp khi nguồn nguyên liệu ấy không còn thì phương hướng của ngọn lửa đã tắt cũng không truy ra được phương nào.
Lúc bấy giờ du sĩ Vacchagotta đã hiểu rõ vì sao Phật thường im lặng từ những câu hỏi phi lý của cuộc đời, phải chăng sự im lặng vĩ đại ấy đã mang lại hiệu quả đối với Vacchagotta hơn bất kỳ sự trả lời hay thoả thuận nào, và cũng chính trong giây phút thiêng liêng đáng nhớ ấy Vacchagotta đã vô cùng kính nể đê đầu đảnh lễ tán thán Thế tôn: “Thật vi diệu thay! Tôn giả Gotama!
Như người dựng đứng những gì đã bị quẳng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho người lạc hướng, đem đèn sáng vào trong tối để những ai có mắt có thể thấy sắc, cũng vậy, chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày giải thích. Con xin quy y Tôn giả Gotama, Quy y Pháp, Quy y Tăng. Mong Tôn giả nhận con làm đệ tử, từ nay trở đi cho đến mạng chung con nguyện trọn đời quy ngưỡng.”
Như người dựng đứng những gì đã bị quẳng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho người lạc hướng, đem đèn sáng vào trong tối để những ai có mắt có thể thấy sắc, cũng vậy, chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày giải thích. Con xin quy y Tôn giả Gotama, Quy y Pháp, Quy y Tăng. Mong Tôn giả nhận con làm đệ tử, từ nay trở đi cho đến mạng chung con nguyện trọn đời quy ngưỡng.”
Tóm lại, dù là thuyết giảng, phân tích hay đàm thoại, tranh luận. Đức Phật đều sử dụng một loạt các phương pháp giáo dục thực hành tiêu chuẩn. Ngài nhằm vào trình độ tri thức của người học và tuyên giảng cùng một ý tưởng bằng nhiều phương thức khác nhau tuỳ theo bản tánh và thể chất của người nghe. Ngài bắt đầu bằng những điều đã hiểu biết và nhấn mạnh vào việc ấy như một nguyên tắc căn bản trong tất cả các lời Ngài dạy. Ngài không đề cập đến những điều suy đoán làm lãng phí thời gian và khuyên nhủ ta nên cố gắng “Biết về sự vật như nó thực đương là”.
Nói chung, trong suốt những năm còn tại thế đức Phật đã thành công trên con đường hoá độ quần sanh truyền đạo của Ngài thực linh động và thực tế. Sự linh động trong Ngài làm cho con người có niềm tin với chánh pháp, từ bỏ các lỗi lầm từ trước do sự thực tế của Ngài đã làm cho vô số người tỉnh ngộ xa rời tà kiến, chấp thủ mà bấy lâu nay họ mê mờ như trong nhà tối.
Và tất cả những thành công của Ngài đều nhờ vào nghệ thuật tinh ba của Ngài trong cách thuyết pháp tuỳ vào từng đối tượng mà Ngài dùng cách hoá độ như trong kinh nói“Này Kosi, ta điều phục những người đáng điều phục, khi thì ôn hoà, khi thì cứng rắn, khi thì vừa ôn hoà vừa cứng rắn” và “Có những trường hợp Ngài trả lời trực tiếp, có những trường hợp Ngài phân tích, cũng có những trường hợp Ngài giải quyết bằng cách hỏi lại và cũng có những vấn đề Ngài dẹp qua một bên”
Và tất cả những thành công của Ngài đều nhờ vào nghệ thuật tinh ba của Ngài trong cách thuyết pháp tuỳ vào từng đối tượng mà Ngài dùng cách hoá độ như trong kinh nói“Này Kosi, ta điều phục những người đáng điều phục, khi thì ôn hoà, khi thì cứng rắn, khi thì vừa ôn hoà vừa cứng rắn” và “Có những trường hợp Ngài trả lời trực tiếp, có những trường hợp Ngài phân tích, cũng có những trường hợp Ngài giải quyết bằng cách hỏi lại và cũng có những vấn đề Ngài dẹp qua một bên”
Và trong suốt 45 năm du phương hành hoá, hầu hết mỗi người theo Ngài đều tôn xưng Ngài là bậc Thầy của loài trời và loài người (Sathà Devamanussànam) là bực điều phục con người (Prurisa Dhammsàrathi) đây là hai trong mười danh hiệu được sử dụng trong hình thức tôn kính Phật. Qua các kinh điển đều tôn xưng Ngài là bậc đạo sư vì “Đức Thế tôn là bậc dẫn đạo đoàn lữ hành, vì Ngài đưa những người lữ hành về đến nhà.
Như một người dẫn đạo lữ hành đưa chúng qua sa mạc, đầy những kẻ cướp, không thức ăn, không nước uống, khiến cho chúng vượt qua, vượt qua một cách thích nghi, đưa chúng đến mãnh đất an ổn.
Cũng thế, Thế tôn làm bậc dẫn đạo lữ hành, người đưa kẻ lữ hành về đến nhà, đưa chúng qua sa mạc sanh tử và những năm còn tại thế đức Phật đã hoá độ vô số chúng sanh, những người đi theo Ngài xin xuất gia ngày một đông đúc, tạo thành một giáo đoàn Tăng lữ rất lớn mạnh, phân bố đi hoằng hoá khắp nơi.
Cũng thế, Thế tôn làm bậc dẫn đạo lữ hành, người đưa kẻ lữ hành về đến nhà, đưa chúng qua sa mạc sanh tử và những năm còn tại thế đức Phật đã hoá độ vô số chúng sanh, những người đi theo Ngài xin xuất gia ngày một đông đúc, tạo thành một giáo đoàn Tăng lữ rất lớn mạnh, phân bố đi hoằng hoá khắp nơi.
Trong đó chưa kể đến hàng Cư sĩ tại gia luôn luôn ủng hộ giáo hội của Ngài từ các phương tiện vật chất, tạo điều kiện cho Tăng chúng tu học. Vì vậy, vào thời đức Phật, giáo đoàn dưới sự lãnh đạo của đức Thế tôn đã tạo nên một uy tín rất mạnh mẽ, nó ảnh hưởng đến đời sống xã hội thời ấy. Đức Thế tôn còn hết sức quan tâm và chú ý đến đời sống hiện tại và tương lai của đồ chúng.
Mục tiêu của Ngài là đưa tất cả đệ tử mình vượt qua bể sanh tử, tìm được sự an lạc ngay trong cuộc sống hiện tại và vĩnh cửu trong tương lai. Và cũng như vậy Tăng lữ thời đức Phật luôn luôn tôn trọng Ngài là bậc dẫn đường, Người đã đem lại chân lý giác ngộ cho quần sanh. Đây chính là mối quan hệ tốt đẹp giữa bậc Đạo sư và đệ tử của mình trong thời đức Phật.
Thích Nữ Đồng Quảng
(*): Trích luận văn "Mối quan hệ Thầy và trò trong Phật giáo"
TIN, BÀI LIÊN QUAN