Kiến thức

Nghiêm trì giới luật là “an cư kiết hạ”

Chủ nhật, 29/08/2020 06:22

Trong ba tháng An cư, Chư tăng, ni tập trung về một trú xứ, mà ngày nay gọi là “Tịnh nghiệp đạo tràng” hay “Đạo tràng An cư Kiết hạ”, đó là một ngôi tùng lâm, già lam, tịnh xá, tu viện để chuyên tâm tu học.

Giới luật - tìm lại niềm tin nơi Phật tử

Trên tinh thần đó chúng ta có thể nói: ngày nào chúng Tỳ kheo hoan hỷ thúc liễm thân tâm, tinh tấn tu hành Giới- Đinh-Tuệ, nhiệt tình thì ngày đó Phật pháp hưng thịnh và người người sẽ tìm đến để qui ngưỡng tìm cầu giác ngộ giải thoát.

Giới luật đóng vai trò rất quan trọng đối với Tăng đoàn

Người tu sĩ Phật giáo, hoặc người Phật tử tại gia trong thời đại mới, cần phải ứng dụng và thực hành nguyên tắc tu tập cơ bản một cách tích cực, linh động, đó là sự tu tập Tam vô lậu học (Giới, Định, Tuệ).

Một hành giả Phật giáo cần phải tích cực thực hành tu tập Tam vô lậu học, ứng dụng khéo léo thêm về pháp môn Tứ nhiếp pháp(1) và Ngũ minh(2); và các bộ môn khoa học hiện đại liên hệ đến Phật giáo (như là: các tôn giáo thế giới, khoa học xã hội, thông tin và những phương tiện liên lạc hiện đại…) để phục vụ cho công việc hoằng pháp vì lợi ích và an lạc hạnh phúc cho tất cả chúng sinh, cho cuộc sống nhân loại và cho xã hội.

Giới luật đóng vài trò rất quan trọng đối với Tăng đoàn, đức Phật thường nhắc nhở đến các đệ tử phải giữ gìn giới luật, phải tôn trọng giới luật và Chính pháp, như vị Thầy của mình trên bước đường tu tập. Như trong sách sử ghi lại một lần nọ, Tôn giả Xá Lợi Phất thưa với Phật: “Bạch đức Thế Tôn! Sau khi Như Lai diệt độ, làm sao để Chính pháp của Như Lai được tồn tại lâu dài”.

Giới Luật Phật giáo có nhiều thứ, có cao và có thấp. Có giới áp dụng cho hàng xuất gia, có giới áp dụng cho hàng tại gia.

Giới Luật Phật giáo có nhiều thứ, có cao và có thấp. Có giới áp dụng cho hàng xuất gia, có giới áp dụng cho hàng tại gia.

Tầm quan trọng của giới luật

Thế Tôn dạy: “Đức Phật nào có nói Giới nói Pháp thì chúng đệ tử nhờ đó mà tu hành, làm cho Chính pháp được trụ lâu dài sau khi Như Lai diệt độ”. Khi ấy Xá Lợi Phất lại thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Tại sao con không thấy Ngài chế Giới mà chỉ có nói Pháp?”.

Phật dạy: “Này Tôn giả! Ta biết thời phải làm gì. Nay chưa tới thời nên Ta chưa chế Giới. Khi nào trong Tăng chúng có việc vì danh lợi, vì hữu lậu xảy ra thì Như Lai mới chế Giới”.

Trong Kinh Văn Thù Sư vấn quyển ba nói: Tôn giả Văn Thù Sư Lợi bạch Phật: “Bạch đức Thế Tôn, người tà kiến đời sau sẽ phỉ báng rằng, nếu đức Như Lai là bậc nhất thiết trí tại sao phải chờ chúng tăng phạm tội rồi mới chế Giới?”

Đức Phật dạy: “Nếu Ta chế Giới trước khi vi phạm, thì người đời sẽ phỉ báng ta. Họ sẽ bảo rằng tôi không có gây tội, sao lại cưỡng chế ra Giới luật. Đây không phải là nhất thiết trí. Như thế là Như Lai không có tâm từ bi, không lợi lạc, không bảo bọc chúng sinh. Như người không có con lại nói rằng sẽ sinh con vào giờ ấy. Chuyện ấy không thể tin, vì không chân thật. Nếu là sự thấy đứa con người ta mới tin được, cũng thế hữu lậu chưa sinh, tội chưa làm, trời người chưa thấy làm sao chế Giới được. Cho nên cần phải thấy rõ phạm tội, rồi sau đức Thế Tôn mới chế Giới, đây là đúng thời. Này Văn Thù Sư Lợi như y sĩ biết là nguyên nhân tật bệnh và biết thuốc nào ngọt để trị bệnh ấy”.

Trong kinh Trường Bộ, phẩm Đại Bát Niết Bàn có ghi lại lời đức Thế Tôn bảo ngài Ananda như sau: “Pháp và Luật của ta là bậc đạo sư của các ngươi” hoặc ở trong Kinh Tứ Thập Nhị Chương ghi rằng: “Đệ tử ở cách xa Ta mấy ngàn dặm, mà trong tâm luôn nhớ nghĩ đến Giới của Ta, tất sẽ chứng được đạo quả; còn cho dù có ở ngay bên cạnh Ta, mà ý nghĩ bất chính, thì rốt cuộc cũng chẳng thể đắc đạo”.

Đạo đức Phật giáo đã thực sự đi vào cuộc sống, đi vào tâm linh mỗi người, đức Phật dạy chúng ta tu Thập thiện là phương pháp tu tập rèn luyện con người có đức tính khiêm hạ, giản dị, có nhân cách cao thượng, đủ sức kiên trì, nhẫn nại vượt qua những khó khăn trong đời sống.

Đạo đức Phật giáo đã thực sự đi vào cuộc sống, đi vào tâm linh mỗi người, đức Phật dạy chúng ta tu Thập thiện là phương pháp tu tập rèn luyện con người có đức tính khiêm hạ, giản dị, có nhân cách cao thượng, đủ sức kiên trì, nhẫn nại vượt qua những khó khăn trong đời sống.

Tác dụng của giới luật

Tinh thần Giới Luật xuất gia

Trong đời sống tăng đoàn, thực tế đã xảy ra trường hợp có vị Tỳ kheo thiếu kỷ cương nề nếp, đời sống buông lung phóng túng, vi phạm tịnh hạnh… khiến cho Giáo đoàn của Phật bị mang tiếng… Để giải quyết những vấn đề đó, Thế Tôn bắt đầu chế Giới để đối trị những lỗi lầm đã xảy ra, ngăn ngừa hành vi bất thiện pháp “sắp vi phạm” hay “đã phạm” thì phải sám hối, đồng thời duy trì uy tín của Tăng đoàn.

Vì vậy, Giới có thể hiểu là: Năng lực kiềm chế, ngăn ngừa điều sai trái, chặn đứng việc xấu ác, gia tăng những hành động thiện lành khiến cho cuộc sống của người trì Giới được giải thoát ra khỏi vô minh phiền não.

Giới hạnh của người tu liên quan đến sự thịnh suy của Phật Pháp một cách mật thiết. Chính vì thế, khi đức Thích Ca sắp vào Niết Bàn vẫn còn ân cần tha thiết nhắc các đệ tử trong Kinh Di Giáo: “Này các Tỳ kheo, sau khi Ta diệt độ, các Thầy phải trân trọng tôn kính tịnh Giới, như mù tối mà được mắt sáng, nghèo nàn mà được vàng ngọc. Phải biết Tịnh giới là đức thầy cao cả của các thầy. Nếu Ta ở đời thì cũng không khác gì Tịnh giới ấy”. Âm hưởng của lời dạy ấy đã vượt không gian và thời gian, tồn tại đến ngày nay và trong chúng ta, không ai không biết câu: “Tỳ ni Tạng trụ, Phật Pháp diệc trụ, Tỳ ni Tạng diệt, Phật Pháp diệc diệt”. (Giới luật còn hành, Phật pháp cũng còn. Giới luật không còn hành, Phật pháp cũng mất). Vì vậy, đối với Phật giáo, giới luật giữ một vị trí thiết yếu trong Tam tạng giáo điển.

Sống làm việc đúng năm nguyên lý Đạo đức

Giới Luật Phật giáo có nhiều thứ, có cao và có thấp. Có giới áp dụng cho hàng xuất gia, có giới áp dụng cho hàng tại gia. Đức Phật chế định nhiều loại Giới như Phật tử tại gia có 5 giới(3), 8 giới(4), 10 giới(5). Xuất gia thì có Giới Sa di và Sa di ni (10 giới). Thức xoa ma na có thêm 6 học giới. Theo truyền thống Phát Triển Đại Thừa thì Tỳ kheo có 250 giới, Tỳ kheo ni có 348 giới. Theo truyền thống Theravàda thì Tỳ kheo có 227 giới, Tỳ kheo ni có 311 giới. Bồ Tát thì có 10 giới trọng và 48 giới khinh cho cả xuất gia lẫn tại gia đều có thể thọ.

Giới hạnh của người tu liên quan đến sự thịnh suy của Phật pháp một cách mật thiết.

Giới hạnh của người tu liên quan đến sự thịnh suy của Phật pháp một cách mật thiết.

Giới luật là nền tảng căn bản của Phật pháp

Đạo đức Phật giáo đã thực sự đi vào cuộc sống, đi vào tâm linh mỗi người, đức Phật dạy chúng ta tu Thập thiện là phương pháp tu tập rèn luyện con người có đức tính khiêm hạ, giản dị, có nhân cách cao thượng, đủ sức kiên trì, nhẫn nại vượt qua những khó khăn trong đời sống. Tu Thập thiện Nghiệp giúp chúng ta tránh tham lam, sân hận, si mê, không tham đắm ngũ dục (tài, sắc, danh, thực, thùy) cho nên không thể trở thành những kẻ hung ác, giết người, trộm cướp, hiếp dâm… khiến cho cuộc sống không phải rơi vào hoàn cảnh tối tăm tù tội. Ngược lại nhờ tu tập Thập thiện mà thân, khẩu, ý của chúng ta được thanh tịnh, không tạo ác nghiệp, tránh bị đọa vào con đường ác trong luân hồi sinh tử.

Giới luật đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tu tập giải thoát, Phật dạy, luôn sống với sự chế ngự của giới bổn như đức Phật từng khuyến cáo: “Này các Tỳ kheo, ta khuyến cáo các người hướng đến Sa môn hạnh, chớ có từ bỏ mục đích này, khi đang còn công việc phải làm hơn nữa? Thân mạng của chúng ta phải được thanh tịnh, phải hộ trì các căn, biết tiết độ trong ăn uống, chú tâm cảnh giác, chính niệm tỉnh giác…”.

Giới luật làm cho Phật pháp hưng thịnh

Chúng ta là người tu sĩ mang lý tưởng “trên cầu Phật đạo, dưới độ chúng sinh”, đưa đạo vào đời là hoài bão, song việc dụng tâm giữ gìn phạm hạnh không bị đồng hóa bởi thế tục là điều luôn canh cánh bên lòng. Hai chữ “tùy duyên” được chúng ta thực hiện sao cho có ý nghĩa tích cực: “tùy thuận chúng sinh, dĩ văn tải đạo” đừng để nó bị biểu thị theo nghĩa “phan duyên trần cảnh, ô nhiễm thân tâm”. Tuy nhiên, với một xã hội hiện đại hóa, văn minh và phát triển, thì chúng ta cũng dùng chút phương tiện giáo hóa thế gian, mới hòa nhập vào cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội một cách hợp lý và trí tuệ. Nhưng với hình thức nào, phương tiện ra sao, nền tảng căn bản của người xuất gia nhất định không thể phương tiện được, nói rõ hơn những gì thuộc về giới tính, giới thể đều không thể phương tiện được. Người xuất gia có quyền hòa nhập vào cuộc đời bởi vì “Phật pháp bất ly thế gian giác”, nhưng không cho nó hòa tan và cuốn hành giả đi một cách dễ dàng. Chúng ta không nên phương tiện quá mức khiến mình bị thế tục hóa lúc nào không hay?

Với người xuất gia trẻ thời nay phát tâm rời bỏ gia đình cạo bỏ râu tóc, khoác áo nâu sòng, sống đời phạm hạnh, theo đúng con đường đức Phật đã đi. Dù đã phát tâm rời bỏ ngôi nhà lửa, vẫn có lúc bị nghiệp lôi kéo, tâm tình lên xuống, khi hành trì thiền định nghiêm mật, nhưng lúc phóng dật phạm lỗi không bao giờ phát huy được Trí huệ tâm linh. Vì thế người xuất gia vẫn cần phải thọ trì Giới Luật của đức Phật chế định, để giúp mình giữ gìn được sự trong sạch thân tâm, và phát huy thiền định. Để có đầy đủ khả năng làm cho Phật pháp hưng thịnh và phát triển mạnh, song bên cạnh đó cũng không ít thành phần tham gia phá hoại làm cho Phật pháp ngày một suy vi. Mặc dù Phật giáo chú trọng về tâm, về tính, không đặt nặng về tướng, nhưng một con sâu làm rầu nồi canh, một chút phân nhỏ có thể làm ô uế căn nhà rộng, do đó ta không thể xem thường được.

Tùy theo căn cơ và ý chí của mỗi người mà chúng ta sẽ từng bước chọn những pháp môn tu tập cũng như giới luật để hành trì.

Tùy theo căn cơ và ý chí của mỗi người mà chúng ta sẽ từng bước chọn những pháp môn tu tập cũng như giới luật để hành trì.

Giới luật là thọ mạng của Phật pháp

Đức Phật hiểu rõ sự ham muốn quyền lực của con người, cho nên đức Phật chủ trương không giao giáo quyền quản lý cho ai mà chỉ hướng dẫn đệ tử nương vào giáo lý, giáo luật để duy trì và tồn tại theo hệ thống sơn môn (như dòng họ thế tục ngoài đời). Đạo Phật còn thể hiện là một tôn giáo tiến bộ khi không có thái độ phân biệt đẳng cấp. Đức Phật đã từng nói: “Không có đẳng cấp trong dòng máu cùng đỏ như nhau, không có đẳng cấp trong giọt nước mắt cùng mặn”. Ngoài ra, đạo Phật cũng thể hiện tinh thần đoàn kết và không phân biệt giữa người tu hành và tín đồ, quan điểm của đạo Phật là “Tứ chúng đồng tu”, đó là tăng, ni, Phật tử nam và Phật tử nữ đều cùng được tu và nếu ai có quyết tâm đều có thể thành tựu như đức Phật. Các Giới luật xuất gia đã giúp cho tăng, ni chân chính trở thành những người mẫu mực để làm chỗ dựa tinh thần xứng đáng cho tín đồ, làm gương sáng cho đời và cho đạo.

Giới luật là nền tảng cho xã hội hướng thiện

Đạo Phật có một sức sống dồi dào bất động, sức sống ấy là Chính Pháp cũng chính là Giới. Giới là lộ trình sống thực của chân lý, được kết tinh từ nhân cách phẩm chất đạo đức, nhằm nuôi dưỡng lớn công hạnh tự lợi, lợi tha, một yếu tố tác thành Phật quả. Giới cũng chính là cơ năng nòng cốt để xây dựng trật tự kỷ cương, nâng cao trí thức, phát triển trí huệ.

Bởi vì Giới luôn tạo chất keo kết nối giữa con người và cuộc đời có cùng một giải pháp, một phương thức đượm nhuần thắm mãi, uốn nắn người con Phật, trở thành người mẫu toàn diện trong quá trình tu tập. Như thế “Giới thị chóng thuận giải thoát chi bổn” (Giới là gốc để bước lên đường giải thoát mau chóng) “Giới vi vô thượng Bồ đề chi bổn” (Giới là gốc của Đạo Bồ Đề vô thượng). Vì đứng ở một phương diện mà nói, nếu xa lìa Thiền định và Huệ thì Giới hạnh chỉ là hình thức, nhưng ở một phương diện khác, nếu không thực hành Giới hạnh thì Định và Huệ không thể hoàn thành, đồng thời nhờ thực hành Giới hạnh mà Định và Huệ mới trở nên thuần chân. Giới luật được ví như đất là nơi sản sinh ra ngũ cốc, ngũ quả để nuôi sống con người. Giới cũng như vậy là nền tảng của mọi đức tính mọi phẩm hạnh, mọi thủ đắc phàm tục hay siêu phàm, từ chỗ thành công thịnh vượng cho đến khả năng về Thiền định, Trí tuệ và Giác ngộ giải thoát.

Con đường tu tập chính là con đường “Giới, Định, Tuệ” là con đường “Tam vô lậu học” mà đức Phật khi xưa cũng là một con người như chúng ta, đã đi qua và chúng ngộ thành bậc toàn giác.

Con đường tu tập chính là con đường “Giới, Định, Tuệ” là con đường “Tam vô lậu học” mà đức Phật khi xưa cũng là một con người như chúng ta, đã đi qua và chúng ngộ thành bậc toàn giác.

Giới luật là nền tảng đạo đức xuất thế gian

Trong Kinh Anh Lạc Bổn Nghiệp nói: “Tất cả chúng sinh khi vào trong bể Tam Bảo, phải dùng lòng tin làm căn bản, khi an trú trong ngôi nhà Phật Pháp phải lấy Giới làm cội gốc”. Chúng ta là những người con Phật đang đi trên con đường hướng đến giải thoát, chúng ta cần phải đúng như Pháp giữ gìn tịnh Giới cho nghiêm cẩn, vì Giới là vị Đạo sư là căn bản phát sinh Trí huệ, như Kinh Niết Bàn tập 2 (Phẩm XXIII Sư Tử Hống Bồ tát, 13, 374) đức Phật dạy: “Giới Luật là thềm thang của tất cả Pháp lành, cũng là cội gốc của tất cả Pháp lành, như mặt đất là chỗ dựa, nhưng tất cả cây cối, là đạo thủ của tất cả thiện căn, như thương chủ dẫn dắt được đoàn người đi buôn. Giới là thắng tràng của tất cả Pháp lành như thắng tràng của Thiên Đế Thích dựng. Giới có thể dứt tất cả các nghiệp ác và ba ác đạo, có thể trị lành những bệnh dữ như linh dược, Giới là tư lương trên con đường thoát hiểm sinh tử. Giới là Pháp trượng đánh dẹp những phiền não tiêu trừ bọn giặc hung ác. Giới là cây cầu đi qua khỏi nghiệp ác. Nếu chẳng quan sát như vậy thì gọi là chẳng tu Giới”.

Khi đức Phật còn tại thế đời sống và sinh hoạt của người xuất gia, đa phần là Phật tử tại gia hộ trì, và cung cấp cúng dường một cách hoàn mãn. Đời sống thì sống theo tăng đoàn, mọi vấn đề đều chung, thậm chí tinh xá nơi đức Phật trú ngụ cũng do cư sĩ xây dựng. Ngược lại bây giờ người tu sĩ Phật giáo đa phần phải sống theo cá nhân và tự lục, theo khả năng và điều kiện của mỗi người, tuy nhiên cũng có phần đóng góp của Phật tử tại gia. Cho nên, việc cấm nắm giữ tiền trong thời đại này là không còn phù hợp nữa. Vì muốn xây dựng một vấn đề gì đó, nếu không nắm giữ những điều kiện thì lấy gì để làm, đây là thực tế không thể chối cãi. Do vậy, nếu nhìn về Phật giáo phải nhìn bằng cặp mắt “đa diện” chứ đừng nhìn bằng cặp mắt “phiến diện”, vì Phật giáo là tùy duyên bất biến, không lệ thuộc bất cứ một mặt nào cả. Vì vậy mỗi hành giả tu tập phải ý thức được rằng: “giới luật là mạng mạch, là nhịp đập của con tim, là không khí, là thức ăn, nước uống cho đời sống hằng ngày”. Nếu ai không khéo nỗ lực hành trì một cách nghiêm túc, e rằng đã không đem lại hạnh phúc an lạc mà ngược lại nó sẽ trở thành sự trói buột cho chính bản thân mình mà còn ảnh hưởng cho đạo pháp và dân tộc.

Giới luật chính là nền tảng cho sự hưng thịnh Phật pháp, đem lại an lạc, hạnh phúc lâu dài cho mình, cho người trong hiện tại và trong tương lai.

Giới luật chính là nền tảng cho sự hưng thịnh Phật pháp, đem lại an lạc, hạnh phúc lâu dài cho mình, cho người trong hiện tại và trong tương lai.

Giới luật và những pháp học căn bản cho Tăng Ni Khất sĩ

Kết luận

Giới luật chính là nền tảng cho sự hưng thịnh Phật pháp, đem lại an lạc, hạnh phúc lâu dài cho mình, cho người trong hiện tại và trong tương lai. Con đường tu tập chính là con đường “Giới, Định, Tuệ” là con đường “Tam vô lậu học” mà đức Phật khi xưa cũng là một con người như chúng ta, đã đi qua và chúng ngộ thành bậc toàn giác. Vì vậy tùy theo căn cơ và ý chí của mỗi người mà chúng ta sẽ từng bước chọn những pháp môn tu tập cũng như giới luật để hành trì.

Giới hạnh của người tu liên quan đến sự thịnh suy của Phật pháp một cách mật thiết. Như vậy, chỉ có giới luật mới tạo nên đức hạnh của người tu, đồng thời cũng góp phần xây dựng cho chúng ta thành những chiến sĩ trên mặt trận đạo đức, tạo nền tảng cho Phật pháp hưng thịnh.

CHÚ THÍCH:

(1). Tư nhiếp pháp bao gồm: bố thí, ái ngữ, lợi hành và đồng sự.

(2). Ngũ minh bao gồm: y phương minh, công xảo minh, nhân minh, thanh minh, nội minh.

(3). Ngũ giới là năm điều răn không được làm của hàng tu sĩ và tại gia mà Phật tử xin phát nguyện thọ lãnh 5 giới này:Tránh xa sát sinh; Tránh xa sự trộm cắp; Tránh xa sự tà dâm; tránh xa sự nói dối; Tránh xa chất gây nghiện. Đức Phật không bắt buộc người Phật tử phải tuân theo triệt để, cũng không hăm dọa nếu không tuân theo thì phải bị chịu hình phạt, có giữ giới hay không là tùy thuộc mỗi người tự liệu lấy. Đạo Phật khác với các Tôn Giáo khác một phần là ở điểm này. Năm giới là năm thành trì ngăn chặn cho chúng ta đừng đi vào đường ác, là năm hàng rào cản cho chúng ta khỏi rơi vào vực sâu tội lỗi.

(4). Bát quan trai giới là sự giữ gìn cho thân tâm được thanh tịnh trong 24 giờ bằng cách ngăn chặn 8 điều tội lỗi:1. Không sát sinh; 2. Không trộm cướp; 3. Không dâm dục; 4. Không nói dối; 5. Không dùng chất gây nghiện; 6. Không trang điểm, dầu thơm, không múa hát; 7. Không nằm ngồi giường cao rộng đẹp; 8. Không ăn quá giờ ngọ.

(5). Mười giới cho Tỳ kheo, Tỳ kheo ni và Sa di, Sa di ni là: 1. Không giết hại; 2. Không trộm cắp; 3. Không tà dâm; 4. Không nói dối; 5. Không say sưa; 6. Không ăn quá bữa; 7. Không nghe âm nhạc, hát xướng và các trò chơi khác; 8. Không xức dầu thơm, trang điểm. 9. Không ngủ giường cao, đệm êm; 10. Không dính líu chuyện tiền bạc phiền hà thế gian.Mười giới này loại trừ giới thứ 3 ra, là quy định chung cho tăng, ni và giới cư sĩ.

TT.Thích Thiện Hạnh – Phó Viện Trưởng PVNCPHVN tại Hà Nội

Tạp chí Nghiên cứu Phật học số tháng 7/2020

Xem thêm video "Tu thân theo lời Phật dạy":