Chùa Việt

Ngôi chùa có bộ tượng La Hán điển hình nhất của nghệ thuật điêu khắc Việt Nam thế kỷ XVIII

Thứ năm, 14/04/2013 10:05

Chùa có 62 pho tượng lớn nhỏ phần nhiều bằng gỗ mít, trong đó đặc biệt là các pho tượng La Hán (thờ ở chùa Thượng) được các nghệ nhân tạo tác một cách tinh vi và sinh động.

Chùa thường gọi là chùa Tây Phương tọa lạc trên núi Tây Phương (cao khoảng 50m, hình cong như lưỡi câu nên gọi là câu lậu). Lối đi lên chùa có 239 bậc cấp làm bằng đá ong. Hai bên là những rặng tre thẳng cao vút.

Chùa có 62 pho tượng lớn nhỏ phần nhiều bằng gỗ mít, trong đó đặc biệt là các pho tượng La Hán (thờ ở chùa Thượng) được các nghệ nhân tạo tác một cách tinh vi và sinh động. 


Nghệ nhân thế kỷ 18 đã tạo nên những vị La Hán với nét mặt khắc khổ từ bi, từng nếp nhăn trên vầng trán, từng mạch máu đường gân thớ thịt, khớp xương, đôi môi, con mắt đến trang phục, áo xiêm đều được bàn tay nghệ nhân khắc họa với những đường nét điêu khắc kỹ thuật điêu luyện tuyệt mỹ.


Bộ tượng La Hán gồm 18 vị tổ, từ tổ Ma Ha Ca Diếp, họ Bà La Môn nước Ma Kiệt Đà đến tổ Cưu Ma La Đa, người Đại Nhục Chi dòng họ Bà La Môn. Nhìn vào bộ tượng La Hán này, người xem nhận thấy đây là những kiệt tác của nền mỹ thuật Việt Nam mà tác giả là những nghệ nhân vô danh thế kỷ 18.


Chùa Tây Phương thuộc xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội, sở hữu kỷ lục: Bộ tượng La Hán điển hình nhất của nghệ thuật điêu khắc Việt Nam thế kỷ XVIII.


Chú thích: Tư liệu được cung cấp bởi Kỷ lục Việt Nam

loading...