Chùa Việt

Ngôi chùa có kiến trúc kết hợp phong cách nghệ thuật Ấn Độ và kiến trúc cổ dân tộc

Thứ năm, 30/01/2013 04:23

Phía sau có núi Sam như bức bình phong nổi bật lên với màu xanh thẫm. Điểm ấn tượng nhất của chùa là mặt chính với ba ngôi cổ lầu nóc tròn hình củ hành, màu sắc sặc sỡ nhưng hài hòa

Chùa Tây An cất theo kiểu chữ “tam”, có kiến trúc nghệ thuật Ấn Độ kết hợp kiến trúc cổ của chùa Việt, chùa Kh’mer, thể hiện tính chất đa văn hóa của một vùng đất cộng cư nhiều dân tộc.

Chùa tọa lạc trên nền cao, thoáng rộng, trong khuôn viên có diện tích 15.000m2. Phía sau có núi Sam như bức bình phong nổi bật lên với màu xanh thẫm. Điểm ấn tượng nhất của chùa là mặt chính với ba ngôi cổ lầu nóc tròn hình củ hành, màu sắc sặc sỡ nhưng hài hòa.

Chùa được Tổng đốc Doãn Uẩn cho xây dựng vào năm 1847. Năm 1861, ngài Nhất Thừa tổ chức trung tu và chánh điện và hậu tổ. Chùa đã được trùng tu nhiều lần. Kiến trúc chùa ngày nay được tôn tạo dưới thời Hòa thượng Bửu Thọ vào năm 1958. Chùa có khoảng 200 pho tượng Phật, Bồ tát, Hộ Pháp… đa số bằng danh mộc có giá trị nghệ thuật cao. Chùa có nhiều hoành phi và câu đối do các nghệ nhân Nam Bộ cuối thế kỷ 19 chạm trổ công phu.


Vị Hòa thượng đầu tiên trụ trì là Nguyễn Văn Giác, pháp hiệu Hải Tịnh (theo phái Lâm Tế). Năm Thiệu Trị thứ 7 (1847), chùa lại thỉnh thêm một vị Hòa thượng nữa pháp hiệu Pháp Tạng đến trụ trì. Ông là một chí sĩ yêu nước, tên thật là Đoàn Minh Huyên, sinh năm Đinh Mão 1807 và viên tịch năm 1856. Cùng với việc tu hành, ông có tài làm thuốc trị bệnh cho nhân dân nên sau khi ông mất, người dân ở đây suy tôn ông với danh hiệu Phật thầy Tây An.

Chùa Tây An thuộc phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang, sở hữu kỷ lục: Ngôi chùa có kiến trúc kết hợp phong cách nghệ thuật Ấn Độ và kiến trúc cổ dân tộc đầu tiên...


Chú thích: Tư liệu được cung cấp bởi Kỷ lục Việt Nam

loading...