Kiến thức

Người niệm Phật cầu sanh Tịnh độ phải “khéo giữ khẩu nghiệp, không nói lỗi người'

Thứ sáu, 26/01/2024 09:00

Chúng ta niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, mà ngày ngày còn nói lỗi của người khác, tương lai bạn sẽ vãng sanh đến nơi nào vậy? Ngày ngày khiêu khích phải quấy, quả báo là ở địa ngục núi đao, địa ngục vạc dầu, làm gì có thể vãng sanh?

Nhân quả vì sao bất không? Nhân quả chuyển biến bất không. Chuyển biến này là sát na đang chuyển biến, mỗi niệm không trụ. Nhân quả tiếp nối bất không, nhân quả tuần hoàn bất không.

Đối với những sự thật này, Phật hiểu rõ được rất thấu triệt, rất rõ ràng. Ngài khuyên chúng ta tu thiện, khuyên chúng ta đoạn ác, vậy thì chúng ta niệm Phật phát nguyện cầu sanh Tịnh Độ, khi vừa mở đầu Kinh này, Phật liền dạy bảo chúng ta phương pháp tu hành căn bản, chúng ta có làm được hay không?

"Khéo giữ khẩu nghiệp, không nói lỗi người". Chúng ta niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, mà ngày ngày còn nói lỗi của người khác, tương lai bạn sẽ vãng sanh đến nơi nào vậy?

Vãng sanh đến địa ngục cắt lưỡi, chắc chắn không phải Thế giới Cực Lạc. Ngày ngày khiêu khích phải quấy, quả báo là ở địa ngục núi đao, địa ngục vạc dầu, làm gì có thể vãng sanh?

Lão thật niệm Phật tiêu nghiệp vãng sanh thành Phật

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

"Khéo giữ khẩu nghiệp, không nói lỗi người. Khéo giữ thân nghiệp, không mất oai nghi. Khéo giữ ý nghiệp, thanh tịnh vô nhiễm". Ba câu này là phương pháp tu hành căn bản, chính là “Thập Thiện Nghiệp Đạo".

“Thập Thiện Nghiệp Đạo" là gì? Là "Tịnh Nghiệp Tam Phước" thực tiễn phước thứ nhất. Phật ở trong "Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật" dạy bảo phu nhân Vi Đề Hy phương pháp cầu sanh Tịnh Độ, vừa mở đầu thì giảng "Tịnh Nghiệp Tam Phước": “Hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp".

Bốn câu nói này là căn bản giáo hóa chúng sanh của mười phương ba đời tất cả chư Phật.

Phật pháp là gì? Phật pháp là hiếu thân tôn sư, bắt đầu từ ngay chỗ này, cũng đến ngay chỗ này mà viên mãn. Hiếu thân tôn sư làm đến viên mãn thì liền thành Phật.

Hiếu thân tôn sư quyết không phải chỉ treo ở trên cửa miệng, mà phải thực tiễn. Thực tiễn ở chỗ nào? Thực tiễn ở "từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp". Cho nên, nhà Phật thường nói: "Từ bi vi bổn, phương tiện vi môn".

loading...