Sách Phật giáo

Những Lời Phật dạy (phần cuối)

Thứ sáu, 20/09/2014 02:02

Lý thuyết Duyên sinh hay còn gọi là Nhân duyên sinh hay Duyên khởi là lý thuyết quan niệm về sự xuất hiện, tồn tại của vạn vật và hiện tượng. Trong bài kinh Nhân Duyên của bộ kinh Trung A hàm, Phật dạy rằng: “Ai hiểu thấu được lý nhân duyên thì người đó sẽ thấy đạo”. 


NHỮNG LỜI PHẬT DẠY, NỀN TẢNG CỦA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO    
       
Giáo lý của đạo Phật hay nói một cách khác là Những lời đức Phật dạy, có rất nhiều điểm khác xa với các tôn giáo khác. Đó là những quan niệm, là cách nhìn đối với vũ trụ và nhân sinh. Những quan niệm ấy chi phối và thể hiện một cách nhất quán, một cách toàn diện trong toàn bộ các giáo lý của đạo Phật. 

Vì vậy khi tiếp xúc với giáo lý đạo Phật, tìm hiểu những điều Phật dạy ta cần phải khái quát qua những quan điểm cơ bản của đạo Phật mà trong một điều kiện nào đó, nhìn dưới góc độ lăng kính triết học, mới thấy hết được những điểm vô cùng sâu sắc và vi diệu. Những điểm đó chính là nền tảng của hệ thống triết học Phật giáo. 

Nói cụ thể hơn là cần phải thấu suốt những vấn đề then chốt, những quan niệm đặt nền móng cho những giáo lý mà Đức Phật thường giảng giải. Những quan niệm ấy, trước hết, đã thể hiện một nền triết học vô song bên cạnh các nền triết học khác đã ra đời cùng thời với sự xuất hiện của nền triết học Phật giáo. 

Hệ thống triết học Phật giáo cho đến nay có thể chia ra bốn trường phái triết học chính khác nhau, bao gồm Nhất thiết hữu bộ, Kinh lượng bộ, Duy thức tông và Trung quán tông[1]. Các tác phẩm của hệ thống lý luận các trường phái triết học này phát triển rất nhiều, có thể kể ra như: Bát Nhã luận, Trung quán luận, Thập nhị môn luận, Giới luật, Luận A Tỳ Đạt Ma, Nhân minh luận, Đại thừa khởi tín luận, Đại trí độ luận, Duy thức luận v.v…Đó là những bộ luận chính trong hệ thống triết học Phật giáo do các vị Tổ đã luận bàn về những vấn đề cốt lõi và cơ bản của triết lý đạo Phật vào những thế kỷ sau, sau khi Đức Phật tịch diệt.

Tất cả những luận đó đều dựa vào những quan điểm triết học cơ bản của Đức Phật đã giảng giải trong các giáo lý của Ngài mà bàn luận và phát triển hoặc củng cố thêm. 

Ỏ đây, ta chỉ nghiên cứu những quan điểm cơ bản về vũ trụ và nhân sinh quan trong hệ thống triết học Phật giáo nói chung mà không đi sâu vào nội dung của các phái. Trước hết, ta hãy điểm qua những nền triết học trên thế giới ra đời vào cùng thời kỳ triết học Phật giáo ra đời. 

Những nền triết học ra đời sớm vào thế kỷ thứ VII đến thứ V trước công nguyên tại các trung tâm văn minh lớn của nhân loại thời cổ đại như Hy Lạp,Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập, La Mã v.v…đã đặt nền móng cho các hệ tư tưởng về thế giới quan và nhân sinh quan của nhân loại. Ví như: 

* Nền triết học cổ đại Hy Lạp hình thành vào thế kỷ thứ VI trước Công nguyên (TCN) mà đại biểu là các nhà triết học Socrate (470–399 TCN), Platon (427-347 TCN), Aristote  (384–322 TCN), Epicure (341-270 TCN), Démocrite (460-370 TCN),  và nhiều triết gia khác. Nền triết học này đã tập trung giải quyết hai vấn đề chính: một là mối liên hệ giữa nguyên nhân và hệ quả và hai là bản chất và khởi thủy của thế giới tồn tại. 

* Nền triết học cổ đại Ấn Độ quan tâm đến nhiều vấn đề, nhưng chủ yếu quan tâm đến vấn đề con người, vì vậy nó là nền triết lý nhân sinh. Muc đích của các nền triết học Ấn Độ là đạt đến sự giải thoát, lấy đạo đức làm chính. Hệ thống triết học Ấn Độ chia làm nhiều trường phái khác nhau. 

* Nền triết học cổ đại Trung Quốc bắt đầu hình thành từ thời Xuân Thu (770 – 475 TCN) và Chiến Quốc (475 – 221 TCN). Nền triết học này nhấn mạnh tinh thần nhân văn. Đó là triết học nhân sinh, triết học về đạo đức, chính trị, lịch sử. Điển hình là Khổng Phu Tử (551-479 TCN) và Lão Tử (khoảng thế kỷ thứ IV TCN). 

* Nền triết học La Mã là nền triết học  kế thừa truyền thống của triết học Hy Lạp, kế thừa những tư tưởng duy vật của Démocrite. Những nhà triết học tiêu biểu thời kì đó như: Lucretius (99-55 TCN) và Ciceron (106-43 TCN). 

* Cùng trong khoảng thời gian các nền triết học trên thế giới ra đời thì đạo Phật cũng hình thành với hệ thống lý luận triết học hoàn thiện và siêu việt do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (624-544 TCN) đề xướng. 

Sự ra đời của các nền triết học và triết lý Phật giáo đã đánh dấu sự phát triển vượt bậc của tư tưởng con người. Điều đó thực sự là một cuộc cách mạng vĩ đại trong nhận thức vì đã cung cấp cho con người những kiến thức hoàn bị về thế giới quan và nhân sinh quan cùng những phương pháp luận để nhận thức, giải thích và cải tạo thế giới, đồng thời cũng đã chỉ ra vị trí và vai trò của con người. 

Riêng đối với Phật giáo, những giáo lý của đạo Phật qua hơn 2.000 năm tồn tại và phát triển đã thể hiện một hệ thống tư tưởng triết học vượt xa các trào lưu tư tưởng triết học khác đã xuất hiện kể cả ở phương Đông và phương Tây. 

Nghiên cứu về những giáo lý của đạo Phật, nhiều nhà bác học phương Tây đã công nhận hệ thống giáo lý của đạo Phật, xét ở tầm cao, đã thể hiện là một nền triết học Phật giáo siêu việt, vì đã đề cập một cách toàn diện tất cả những quan điểm cơ bản về vũ trụ quan cũng như nhân sinh quan mà các hệ thống triết học và các tôn giáo hiện hữu không hoặc chưa đề cập đến[2]. Các nhà bác học như triết gia người Đức Schopenhauer Arthur (1788-1860), nhà tự nhiên học người Anh Charles Darwin (1809-1882), Viện sĩ hàn lâm người Nga Vasily Vasaliyey (1818-1900), Tiến sĩ người Đức Paul Carus (1852-1919), nhà bác học người Anh T.W. Rhys Davids (1843-1922), và đặc biệt là nhà bác học Mỹ gốc Do Thái Albert Einstein (1879-1955), Giải thưởng Nobel, chủ nhân của Thuyết Tương Đối, là những nhà Phật học nổi danh ở phương Tây. Albert Einstein đã từng phát biểu về Đạo Phật như sau : “Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó”. 

Ở Mỹ, hiện nay có Giáo sư người Mỹ gốc Việt Trịnh Xuân Thuận (Người Hà Nội, sinh 1948) là một nhà khoa học trong lĩnh vực vật lý thiên văn. Ông là một nhà văn, một triết gia, là Phật tử, một nhà Phật học đã viết nhiều quyển sách có giá trị cao về vũ trụ học và về sự tương quan giữa khoa học và Phật giáo. Ông đã từng nói: “Tôi nghĩ vấn đề tâm linh rất quan trọng với một nhà khoa học vì khoa học không thể cho chúng ta biết cái gì phải hoặc trái, chỉ có tâm linh như là đạo Phật mới cho ta biết, chỉ cho chúng ta một cách sống sao cho phải với gia đình và người khác xung quanh chúng ta”. 

Tất cả các nhà bác học kể trên đều có những tác phẩm và những phát ngôn ca tụng giáo lý đạo Phật xem như một hệ thống triết học vượt lên trên các nền triết học và tôn giáo khác. 
 
NHỮNG QUAN NIỆM CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO           

Phật giáo bao gồm một hệ thống giáo lý hoàn thiện với mục tiêu là xây dựng con người vị tha, từ bi, trí tuệ, tiến tới một cuộc sống vị tha là lý tưởng cao quý nhất của đời người và tiến lên hơn nữa là tạo ra con đường đi đến giác ngộ và giải thoát. Chính vì vậy, nền triết học Phật giáo hay nói một cách đơn giản là những giáo lý đạo Phật đặt trên nền tảng của các luận thuyết Duyên sinh, Vô thường, Khổ, Vô ngã, Tính không và thuyết Nhân quả.           

1. Lý thuyết Duyên sinh:           

Lý thuyết Duyên sinh hay còn gọi là Nhân duyên sinh hay Duyên khởi là lý thuyết quan niệm về sự xuất hiện, tồn tại của vạn vật và hiện tượng. Trong bài kinh Nhân Duyên của bộ kinh Trung A hàm, Phật dạy rằng: “Ai hiểu thấu được lý nhân duyên thì người đó sẽ thấy đạo”. 

Đạo Phật quan niệm rằng tất cả mọi sự vật và hiện tượng trong vũ trụ này đều do các duyên tạo nên mà thành. Điều đó là một thực tiễn, là sự thật không chối cãi được. Như có hai hạt đỗ, một hạt để trên bàn, một hạt vùi xuống đất ẩm. Do có duyên đất ẩm, hạt đỗ nảy mầm, rồi do duyên vun trồng chăm sóc của người nông dân, do có duyên gặp nước và ánh nắng mặt trời, hạt đỗ trưởng thành thành cây, ra hoa kết quả. Còn hạt đỗ để trên bàn không có đủ duyên như đất ẩm, nước, ánh nắng mặt trời và công chăm sóc thì không trở thành cây và ra hoa kết quả được, nó vẫn chỉ là một hạt đỗ. Mọi vật trên đời đều do duyên tạo nên: Một cái bát hàng ngày ta dùng để ăn cũng phải do nhiều nguyên nhân và nhiều duyên mới tạo thành cái bát. Đó là phải có đất sét, được duyên của bàn tay người thợ gốm, cộng với duyên là sức nóng trong lò lửa để nung mới thành cái bát. Nếu không có những duyên trên thì không thành cái bát. Ngôi nhà cũng vậy, nếu tách bỏ các duyên hợp thành ngôi nhà như gạch, cát, đá, thép, gỗ, xi măng, công thợ và người thiết kế thì không thành ngôi nhà được. Ngọn lửa của đèn dầu cháy được là do dầu và bấc đèn. Khi dầu và bấc đèn còn thì đèn cháy, có ngọn lửa và có ánh sáng. Nếu một trong hai cái duyên đó (dầu và bấc đèn) không còn thì đèn tắt, không còn ngọn lửa và ánh sáng. Vậy ngọn lửa và ánh sáng trong trường hợp này là do nhiều duyên tạo thành. Con người cũng vậy, con người là do  các duyên như tinh cha, huyết mẹ và thần thức hợp lại mới thành thai và được nuôi dưỡng qua thức ăn, nước uống, hơi thở và sức ấm của người mẹ. Đến khi lớn lên, già, bệnh rồi chết, không còn con người ta nữa. Như vậy, tất cả cái gì mà ta thấy hiện hữu đều không có tự thể, nghĩa là tự nó không có, mà đều do các duyên hợp lại mà thành, khi không còn duyên nữa thì nó không còn tồn tại nữa. 

Tất cả những ví dụ trên mới chỉ là lớp nhân duyên thứ nhất. Lớp thứ hai, ví dụ người ta hỏi người thợ mộc làm nhà rằng: gỗ, bào, đục, đinh từ đâu có, thì phải xét đến nhiều duyên mới hợp thành nên những vật liệu và dụng cụ, đồ nghề của người thợ. Và nếu xét đến cùng thì sự liên hệ đó trùng trùng điệp điệp, không thể nào nói một hai chặng mà hết được. Vì vậy mà gọi là trùng trùng duyên khởi. Đã là trùng trùng duyên khởi thì giữa chúng ta và mọi người, mọi sự vật đều có liên hệ với nhau. Con người ta có áo mặc, có cơm ăn, có xe cộ đi lại, thì phải liên hệ với biết bao nhiêu người làm ra những thứ ấy. Trên thế gian này vạn vật đều tương quan, con người cũng vậy, do đó người ta ai cũng đều mang nợ nhau hết, ai cũng có công đóng góp cho mình. Do đó mọi  người không tách rời nhau được. Vì thấy được sự liên hệ trùng trùng duyên khởi, nên với tâm Bồ tát, mọi người đều là ân nhân của mình. 

Lý thuyết Duyên sinh hay Duyên khởi được Đức Thế Tôn khái quát trong kinh Phật tự thuyết như sau: “Nếu cái này tồn tại thì cái kia hình thành. Cái này phát sinh thì cái kia phát sinh. Cái này không tồn tại thì cái kia không hình thành. Cái này diệt thì cái kia diệt”. Điều này nói lên sự hiện hữu và dị diệt của vạn vật đều phụ thuộc vào nhau, đều do duyên khởi. 

Do vậy, tất cả các pháp sinh, diệt và tồn tại đều có sự liên hệ mật thiết với nhau, không có một pháp nào tồn tại độc lập tuyệt đối. Sự vật chỉ “có” một cách giả tạo, một cách vô thường. Nghĩa là : “ Nhân duyên hợp lại thì sự vật “có”, nhân duyên tan rã thì sự vật “không”. Do vậy vạn pháp đều do nhân duyên trùng trùng điệp điệp tạo thành. Các pháp không có thực thể mà chỉ vì nhân duyên hòa hợp mà thành. Cho nên nói vạn pháp là vô thủy và vô chung là vì vậy.

Lý Nhân duyên cho ta thấy sự vật hình thành là do nhân duyên hòa hợp, sự vật là giả hợp không có tính tồn tại. Như vậy con người phải biết làm chủ đời mình, làm chủ vận mệnh của mình.

2. Thuyết Vô thường:

Thuyết Vô thường là một trong những thuyết cơ bản trong triết học Phật giáo, là giáo lý cơ bản của đạo Phật, là cơ sở lý luận cho phương thức sống, cho triết lý sống của những con người tu dưỡng theo giáo lý đạo Phật.

Vô thường nghĩa là không thường còn, đó là quy luật biến đổi thường xuyên. Quy luật này luôn luôn chi phối vũ trụ, vạn vật và con người, kể cả sự vật hiện hữu hay những khái niệm trừu tượng. Sự vật luôn luôn biến đổi không có gì là cố định, là  bất biến. Sự biến đổi ấy diễn ra dưới hai hình thức.

Một là biến đổi  rất nhanh, trong một thời gian hết sức ngắn, ngắn hơn cả một cái nháy mắt, một hơi thở mà nhà Phật thường dùng danh từ Satna để chỉ một khoảng thời gian hết sức ngắn.

Hai là biến đổi trong từng giai đoạn. Đó là trạng thái biến đổi rõ rệt, kết thúc một trạng  thái cũ để sang một trạng thái mới.

Sự biến đổi vô thường của vạn vật trong vũ trụ đều theo luật sinh, trụ, dị diệt hay thành, trụ, hoại, không. Còn đối với con người thì luật đó là sinh, lão, bệnh, tử.

Thật vậy, ta thấy cái hiện thực của lát giây trước, không phải là cái hiện thực của lát giây sau. Con người của bản thân ta hôm nay không phải là ta của ngày hôm qua mà cũng không phải là ta của ngày mai. Mấy năm trước còn là một cậu bé, nhưng nay không còn là một đứa trẻ nữa, rồi dần dần trở thành một vị trung niên, một ông già với nhiều bệnh tật. Nếu xét kỹ, trong con người có những thay đổi theo từng sát na. Ví như tóc, râu, móng tay, móng chân, các tế bào chết thay bằng những tế bào mới. Tất cả những cái đó thay đổi từng giờ từng phút và như vậy con người ta của phút trước khác với con người ta chỉ một phút sau.

Xét về vạn vật trong vũ trụ cũng thế. Mọi sự vật trong thế giới này cũng thế, cũng phải chịu biến đổi theo thời gian. Những vì sao trong vũ trụ, những ngọn núi, dòng sông cũng chịu sự biến đổi hàng năm, hàng tháng, thậm chí hàng ngày, hàng giờ. Nhà triết học Hy Lạp cổ đại Heraclit (535-475 TCN) đã có câu: “Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông”. Luận điểm đó chứng tỏ tất cả mọi sự vật và hiện tượng luôn luôn biến đổi và phát triển không ngừng, cũng như dòng sông kia nước luôn luôn vận động chảy trôi không bao giờ dừng lại. Những công trình kiến trúc lịch sử nguy nga từ nhiều thế kỷ trước cũng phải chịu biến đổi theo năm tháng, bản thân nó hoặc sẽ bị đổ vỡ hoặc bị chiến tranh tàn phá hoặc bị chôn vùi dưới đất sâu. Những đồ vật ta dùng hàng ngày từ quần áo mặc, cái bút để viết, cái cốc để uống… cũng chịu sự biến đổi theo quy luật thành trụ hoại không nghĩa là biến đổi và không tồn tại vĩnh viễn. Tất cả đều chịu sự chi phối của luật vô thường.

Ngay cả đến những khái niệm trừu tượng, đến tư duy của con người cũng chịu sự thay đổi của quy luật vô thường.

Do vậy thế giới vạn vật và chúng sinh đều chịu sự chi phối của quy luật biến đổi. Đó là lý thuyết vô thường

3. Thuyết Vô ngã:

Chính vì mọi sự vật là do duyên khởi, kể cả con người, nên nếu không có những cái duyên ấy kết hợp thì không còn cái ta (ngã) nữa. Vì vậy tất cả là vô ngã (không có cái ta). Vô ngã ở đây không chỉ biểu hiện ở con người, ở chúng sinh, mà ở tất cả các sự vật, hiện tượng mà ta gọi là các pháp. Đối với chúng sinh hữu tình thì là nhân vô ngã, đối với sự vật và các pháp là pháp vô ngã.

Con người hay nói rộng hơn là tất cả chúng sinh nói chung, đều do nhiều duyên hợp lại mới hình thành con người. Bản thân ta không tự sinh ra ta, vì vậy con người không tự  mình sinh ra, nghĩa là không có tự thể mà phải do tinh cha huyết mẹ và thần thức hợp lại mới thành. Khi ta lớn lên rồi chết đi, thì không còn tồn tại cái ta nữa. Nên nói con người hay chúng sinh là vô ngã là vì vậy. Đó là nhân vô ngã.

Ta nhìn một cái áo ta mặc, không phải là  tự nó sinh ra, nó không có tự thể, nghĩa là nếu không có đủ duyên tạo nên nó như cây bông ta trồng, kéo ra sợi, qua kỹ thuật của con người, qua máy móc dệt nên thành vải, rồi qua bàn tay người thợ may v.v… mới thành cái áo. Bản thân cái áo không tự nó có và không tồn tại lâu dài vĩnh cửu, do đó nó không có tự thể, đó là pháp vô ngã. Về mặt tự nhiên, núi sông, đồng ruộng, cây cối v.v..cũng đều không tự nó sinh ra  mà do các duyên khác tạo thành. Bất cứ vật gì trong cuộc sống mà ta có thể sờ mó được đều không tự thể, nghĩa là không tự có, đều là vô ngã. Do đó thế giới sự vật và chúng sinh cũng không có tự thể, nghĩa là đều vô ngã.

Như vậy vô ngã là không có cái Ta. Trên thực tế làm gì có cái Ta trường tồn, vĩnh cữu vì cái Ta nó biến đổi không ngừng, biến chuyển từng giờ, từng phút . Đi sâu vào giáo lý, cái Ta mà Phật nói trong thuyết vô ngã gồm hai phần: cái Ta sinh lý tức cái thân và cái Ta  tâm lý tức cái tâm.

Cái Ta sinh lý tức Thân bao gồm bốn yếu tố là đất, nước, gió, lửa hợp thành. Khi bốn yếu tố này rời nhau (khi chết) thì không có gì ở lại để có thể gọi  là cái Ta được nữa. Cho nên cái gọi là cái Ta sinh lý chỉ là một giả tưởng, một hợp nhất sinh lý nhất thời mà thôi.

Còn cái ta tâm lý bao gồm bốn uẩn: thụ, tưởng, hành, thức. Bốn uẩn này cùng với sắc uẩn tạo nên con người, tạo nên cái Ta. Khi cái Ta sinh lý không tồn tại nữa thì cái Ta tâm lý cũng không còn.

Thuyết vô ngã khẳng định không có linh hồn vĩnh cửu tồn tại từ kiếp này sang kiếp khác. Sự tin có một linh hồn bất tử, một cái Ta vĩnh cửu là nguồn gốc sinh  ra những tình cảm, những tư tưởng ích kỷ, sinh ra ba độc tham sân si, những dục vọng vô bờ vì họ tin rằng cái Ta của họ là thường còn, là bất biến.

Thuyết vô ngã cùng với thuyết vô thường và duyên khởi là nền tảng mà Đức Phật đã xây dựng nên một triết lý sống lấy vị tha làm lý tưởng cao cả cho cuộc sống của con người hay nói một cách khác, một cuộc sống mình vì mọi người và mọi người vì mình.           

4. Thuyết Nhân quả:

Thuyết Nhân Quả hay còn gọi là thuyết Nhân duyên Quả báo là sự phát triển của lý thuyết Nhân duyên sinh tức duyên khởi, biểu hiện trong đời sống hoạt động của con người. Nó gắn liền với những hoạt động tạo tác của con người gây ra và tác động đến cuộc sống tiếp theo của con người đó. Danh từ Phật học gọi là tạo Nghiệp.

Tục ngữ có câu: “Gieo gió, gặp bão”. Quan điểm này thể hiện nội dung cùa luật Nhân quả. Tất cả những gì mà ta “gieo” đều “gặt” được kết quả sau đó. Và tất cả những gì ta thu được ngày hôm nay đều là kết quả của những gì ta đã gieo trong quá khứ.

Sự vật và hiện tượng là một chuỗi nhân quả nối tiếp nhau, ảnh hưởng tác động lẫn nhau không bao giờ đứt quãng, không bao giờ ngừng. Nói một cách khác, theo giáo lý đạo Phật thì mỗi ý nghĩ của tâm ta, mỗi hành động của thân ta, mỗi lời nói của miệng ta đều là những hạt nhân do ta gieo hàng ngày. Những hạt nhân khi gặp đủ duyên sẽ nảy nở thành quả. Vì vậy gieo nhân tức là tạo nghiệp, và nghiệp do ta tạo nên  gồm có ý nghiệp, thân nghiệp, khẩu nghiệp.  Trong việc tạo nghiệp và nhận nghiệp báo, con người đóng vai trò trung tâm và chủ động. Ở đây ta cần thấy rằng luật nhân quả là khách quan không hề có một sự chi phối nào bởi một đấng quyền năng, thần thánh nào mà chỉ do con người tạo nên nghiệp của mình.

Kết quả của những hành động tạo nghiệp của ta nói trên được gọi là nghiệp báo. Có hai loại nghiệp: nghiệp thiện và nghiệp ác. Thời gian giữa hành động tạo tác gây ra nhân và thời gian xuất hiện quả báo có thể dài ngắn khác nhau. Có thể có nhân quả đồng thời, tức  nhân quả nối liền nhau, có nghĩa là vừa tạo nhân thì quả liền phát sinh. Lại có nhân quả khác thời tức là nhân tạo ra đời trước, đời sau mới kết thành quả. Vì vậy có những loại nhân quả sau:

- Nhân quả đồng thời là loại nhân quả mà thời gian từ nhân dẫn đến quả sảy ra rất nhanh, tức thì. Ví dụ: ăn thì no, chạy thì mệt…

- Nhân quả khác thời là loại nhân quả mà thời gian từ nhân đi đến quả báo có một khoảng cách xa hoặc gần. Có ba loai:

+ Hiện báo: nghiệp tạo ra trong đời này thì có quả báo ngay trong đời này. Ví dụ tham nhũng, trộm cắp thì bị tù tội.         

+ Sinh báo: nghĩa là nghiệp tạo nhân trong đời này, nhưng đến đời sau mới có  quả báo.           

+ Hậu báo: nghĩa là tạo nghiệp trong đời này, nhưng đến các đời sau mới thọ quả báo           

Trong kinh Tăng Chi II, Đức Phật dạy rằng: “Con người là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự nghiệp”. Vì vậy, có thể nói rằng nhân quả là giáo lý gắn liền với đời sống tu tập của người tu hành. Và cũng vì thế luật nhân quả đặt ra cho con người phải có trách nhiệm với chính bản thân họ và với xã hội.           

Giáo lý Nhân quả dạy con người phải thức tỉnh trong mọi hành động của mình để xa lìa các việc ác và tích cực làm các việc thiện để đem lại hạnh phúc trong cuộc sống. Vì vậy, giáo lý nhân quả chú trọng đến điều thiện và điều ác tức là vấn đề luân lý đạo đức của con người. Song ta phải thấy rằng người phạm tội, về mặt xã hội sẽ bị luật pháp trừng trị. Còn về mặt đạo đức theo luật nhân quả thì người có ý nghĩ tội lỗi, người đó sẽ có tội ngay khi những ý niệm tội lỗi nảy sinh trong tâm, trong ý nghĩ, mặc dù đó mới chỉ là ý niệm chứ chưa phải là hành vi tội lỗi. Vì vậy giáo lý nhân quả là một phương pháp giáo dục vô cùng tốt đẹp. Một nền giáo dục theo luật nhân quả như thế là một nền giáo dục đầy nhân bản và tích cực, nếu mọi người đều hiểu biết như vậy chắc chắn sẽ đưa đến một xã hội tràn đầy an lạc và hạnh phúc.           

5. Lý thuyết về Khổ và Diệt khổ:           

Về mặt nhân sinh quan Phật giáo, Đức Phật đã đề cập rất nhiều vấn đề như: Con người là gì? Con người từ đâu mà có? Sau khi chết sẽ đi về đâu? Rồi một loạt vấn đề như vấn đề về đạo đức học, về bình đẳng, tự do, dân chủ, không đẳng cấp v.v… và nhất là vấn đề con người với nỗi khổ trần thế và con đường đi đến sự diệt khổ.             

Những vấn đề kể trên, trong suốt 49 năm hành đạo, Đức Phật đã nói rất nhiều trong các bài thuyết pháp, ngày nay được thể hiện trong các bộ Đại tạng kinh. Song ở đây xin được bàn lý thuyêt về Khổ và sự tận diệt khổ đau, hay nói cách khác là Niết bàn tịch tĩnh.

Trong bài thuyết pháp đầu tiên sau khi thành đạo, Đức Phật đã giảng trước năm anh em Kiều Trần Như về Tứ Diệu Đế (Bốn chân lý cao quý). Trong bài giảng này, Đức Phật đã chỉ ra những nỗi khổ đau của con người (Khổ đế), những nguồn gốc hay nguyên nhân gây ra khổ đau (Tập đế), sự chấm dứt khổ đau (Diệt đế) và con đường hay phương pháp thực hành dẫn đến sự chấm dứt khổ đau  (Đạo đế).

Bài giảng về Tứ Diệu Đế của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là một giáo lý thực tiễn, là một triết lý dựa trên thực tế cuộc sống của con người, đó không phải là lý thuyết thông thường. Lý thuyết này từ khi ra đời đến nay, nội dung và ý nghĩa của nó vẫn còn là những liều thuốc vô cùng giá trị, vô cùng hiệu dụng đối với mọi chúng sinh, nhất là đối với con người trên trần thế này, bởi vì giáo lý đó đã vạch rõ cuộc đời con người là bể khổ, đã vạch rõ nguyên nhân gây ra nỗi khổ, sự tận diệt nỗi khổ và con đường đi đến sự chấm dứt khổ đau[3].  
          
Đức Phật đã dạy rằng:  “Nếu con người ta không hiểu rõ Tứ Diệu Đế là gì thì không có cách nào khác có thể tránh được con đường sinh tử luân hồi,  không hiểu rõ Tứ Diệu Đế là gì thì sẽ không thể nào tìm được con đường để thoát ly khổ đau, trầm luân từ kiếp này sang kiếp khác ”. Trong kinh Tạp A Hàm (Samyatt Nikaya), Đức Phật đã dạy các đệ tử của Ngài: “Hỡi các Tỳ kheo, các thầy đừng để tâm trí vào việc coi thế giới là hữu hạn hay vô hạn. Điều đó không quan trọng, điều quan trọng là phải hiểu thế nào là sự khổ, nguyên nhân của cái khổ và con đường đi đến diệt khổ. Những điều đó rất có ích, vì chắc chắn sẽ đưa các thầy đến cứu cánh của giác ngộ và giải thoát vậy”.           

Do đó ta thấy rằng nhân sinh quan của đạo Phật rõ ràng phục vụ cho con người. Ở đây không đi sâu vào giáo lý Tứ Diệu Đế là bài giảng giáo lý thực tiễn về nỗi khổ, nguyên nhân gây ra nỗi khổ do vô minh của con người, sự chấm dứt khổ đau và con đường đưa đến sự chấm dứt khổ đau mà chỉ nêu ra rằng nội dung của Tứ Diệu Đế mà Đức Phật giảng giải là một giáo lý dựa trên kinh nghiệm thực tế cuộc sống của con người. Giáo lý đó thể hiện một cách xâu sắc lý thuyết khổ và diệt khổ, một triết lý về nhân sinh quan của Phật giáo.           

Tóm tắt nội dung của Tứ Diệu Đế bao gồm bốn phần:

- Khổ đế: Khổ đế là sự thật rõ ràng, là chân lý chắc chắn cho thấy tất cả nỗi khổ đau của mọi chúng sinh trên trần thế này đều phải gánh chịu.

- Tập đế: Tập đế là chân lý chỉ rõ nguyên nhân, nguồn gốc của thực trạng đau khổ ở trần gian. Nguyên nhân đó là do vô minh che lấp nên người ta không nhận ra thực tướng của vạn vật mà cứ tham đắm chạy theo cái hư ảo nên tạo ra nghiệp. Suy cho cùng cái vô minh đó là do tham, sân, si gây ra.

- Diệt đế: Diệt đế là chân lý thực sự nói  về cảnh giới tốt đẹp mà chúng sinh đạt được khi đã diệt trừ những nỗi khổ cùng những nguyên nhân gây ra đau khổ và được giải thoát. Đó là sự chấm  dứt khổ đau. Khi đó liền chứng đắc được cảnh giới Niết bàn. Vì vậy Diệt đế còn  được gọi là Niết bàn.

- Đạo đế: Đạo đế là con đường, là phương pháp hữu hiệu để diệt trừ đau khổ. Đó là chân lý đưa đến cảnh giới Niết bàn. Hay nói khác đi, đó là những phương pháp đúng đắn đưa ta đến con đường diệt mọi đau khổ và để được an lạc, giải thoát và giác ngộ.           

Đó là tóm tắt nội dung của giáo lý về khổ và diệt khổ. Ngày nay giáo lý Tứ Diệu Đế được phổ biến nhất trên thế giới, cho nên các nhà nghiên cứu Phật học ở Đông và Tây, kể cả các nhà tu hành đều đề cao vị trí quan trọng của Tứ Diệu Đế, một triết lý sống đi liền với các giáo lý về Mười hai nhân duyênNgũ uẩn giúp cho người học Phật có những bước căn bản trên con đường đi tới giải thoát và giác ngộ.

6. Thuyết tính không:

Tính Không hay còn gọi là khái niệm không trong Phật giáo được xây dựng trên cơ sở lý thuyết Duyên sinh, Vô thường và Vô ngã. Lý thuyết tính không này đư̖

loading...