Hỏi - Đáp

Phật tử có thể ly hôn hay không?

Thứ bảy, 12/08/2022 08:51

Vấn đề ly hôn cũng không dễ gì tìm ra căn cứ rõ ràng trong Kinh Phật. Bất quá, Phật giáo chủ trương sự tốt đẹp của hôn nhân và trách nhiệm của hôn nhân.

Sau khi kết hôn, vợ chồng phải thương yêu nhau, tôn trọng nhau, mỗi người phải giữ bổn phận của mình, làm tròn trách nhiệm của mình. Phật giáo nghiêm cấm tà dâm. Gia đình tan vỡ, phần lớn là do cả vợ lẫn chồng đều có tư thông với một đối tượng khác. Nếu cả hai biết giữ gìn nghiêm túc, không tà dâm thì gia đình khó bị tan vợ. Đối với những cuộc hôn nhân bị tan vỡ, Phật giáo chủ trương khuyến khích tái hội. Vì vậy mà tuy Luật cấm Tỳ kheo không được làm môi giới hôn nhân, nhưng lại cho phép Tỳ kheo giải hóa những cặp vợ chồng ly hôn" [Tứ phần luật, quyển III]. Bởi vì, sự ly hôn đối với nam cũng như nữ đều có ảnh hưởng tâm lý không tốt; nhất là đối với việc giáo dục con cái, cha mẹ phải có trách nhiệm về mặt đạo đức; Đứng riêng về quan điểm ấy mà xét, có thể nói Phật giáo phản đối ly hôn.

Đạo Phật đề cao đời sống chung thủy một vợ một chồng và sự kiêng cữ phạm giới tà dâm không có nghĩa là cấm việc ly hôn, vì hai vấn đề đạo đức này là hoàn toàn khác nhau.

Đạo Phật đề cao đời sống chung thủy một vợ một chồng và sự kiêng cữ phạm giới tà dâm không có nghĩa là cấm việc ly hôn, vì hai vấn đề đạo đức này là hoàn toàn khác nhau.

Thế nhưng, Kinh Phật không có nói ly hôn là phạm tội. Và nếu, có chuyện tình cảm xung khắc không thể điều hòa, hoặc có lý do nghiêm trọng như bị ngược đãi, muốn nhẫn nhục chịu đựng cũng không thể được thì vẫn phải ly hôn, nhưng nếu chỉ vì lý do thỏa mãn tình cảm mà ly hôn thì đó là điều không đạo đức, Phật giáo không thể chấp nhận, cho nên cũng là tội ác, vì cha mẹ ly dị, người đau khổ thiệt thòi nhất là con cái.

Theo tục xưa Trung Quốc, người đàn ông góa vợ có thể lấy vợ khác, gọi là tục huyền, đó là hành vi hợp với đạo đức. Còn người đàn bà góa chồng thì phải thủ tiết cả đời mới được ngợi khen. Quan niệm "thủ tiết" đó thực ra xuất phát từ tập quán "trọng nam khinh nữ". Ở Ấn Độ thì không như vậy? Theo Ấn Độ thì người chồng đi vắng 6 năm liền không có tin tức, người vợ ở nhà có quyền đi lấy chồng khác. Theo Kinh Phật khi người đàn ông muốn xuất gia, trước hết phải để vợ, cho vợ được tư do. Người đàn bà "mất" chồng phải được quyền tác giá. Đó là điều Phật giáo cho phép và hợp với đạo đức.

Trích cuốn “Phật giáo Chánh tín”(Hoà thượng Thích Thánh Nghiêm)

Ban biên tập Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam đang xử lý dữ liệu cho gần 50 ngàn cuốn sách Phật giáo để đăng tải lên Cổng thông tin dưới dạng text và PDF phục vụ các Phật tử và người mến mộ Đạo Phật. Đây là nỗ lực tối ưu dữ liệu Phật giáo sau Từ điển Phật học online của đội ngũ thực hiện dự án này. Hy vọng khối dữ liệu này được ra mắt Phật tử trong thời gian tới đây.

loading...