Kiến thức
Quả báo của việc phá rừng
Chủ nhật, 30/06/2023 10:12
Những tiều phu chuyên vào rừng đốn cây, mặc dù có phước là làm ra gỗ ván, chất đốt cho xã hội, nhưng đã gây nạn phá rừng làm xáo trộn sinh thái địa cầu, tước đoạt đời sống của cây lớn, nên tích lũy thành tội cũng nặng.
Cây càng lâu năm có năng lực tâm linh càng mạnh. Có những cây sao lâu năm – mấy trăm năm mọc ven đình chùa có năng lực tâm linh rất mạnh. Khi người đến muốn đốn, phản ứng tâm linh của cây đủ sức làm người kia mang bệnh rồi chết. Người dân không hiểu điều này đã gán cho có thần linh trên cây. Ông bà ta có câu: “nhất phá sơn lâm, nhì đâm hà bá”. Hai nghề này không bao giờ khá giả. Người làm nghề này luôn cực nhọc vất vả suốt đời mà không bao giờ có dư. Có lẽ do quả báo sát sinh nhiều quá. […]
Như vậy, nếu đốn cây là một tội nặng thì việc trồng cây, bảo vệ rừng là một phước lớn. Mỗi cây trồng được xem như một tế bào phổi cho toàn hành tinh của chúng ta. Toàn bộ cây trồng, cây rừng hợp thành một bộ phổi cho cả thế giới. Cây lọc không khí, hấp thu bớt nhiệt độ, giữ độ ẩm lâu dài cho đất, giữ mạch nước vào mùa nắng, cản lũ lụt vào mùa mưa, tạo thức ăn cho ong và các động vật hoang dã, cân bằng sinh thái toàn cầu…
Tuy nhiên, vì nhu cầu sử dụng gỗ ván và chất đốt, con người đã tàn phá rừng không thương tiếc. Mặc dù các quốc gia kêu gọi phát triển trồng rừng, nhưng việc trồng rừng không đáp ứng kinh tế cấp bách cho con người, đồng thời những khu rừng nhân tạo không thể sánh bằng các khu rừng thiên nhiên cả nghìn năm. Hơn nữa, đa số người trồng rừng đã chuẩn bị đốn khai thác sau mười hoặc hai mươi năm trồng. Rừng – một bài toán nan giải!