Sách Phật giáo

Quần thể lăng tẩm nhà Trần ở Đông Triều, Quảng Ninh (phần kết)

Thứ sáu, 02/12/2013 04:18

Sách Trần triều thánh tổ các xứ địa đồ cho biết Nguyên lăng ở xã Đốc Trại, tổng Mễ Sơn, huyện Đông Triều, phủ Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Năm Minh Mạng thứ 21 (1840) vua Minh Mạng đã cho dựng bia ghi nhớ vị trí lăng tẩm của các vua nhà Trần tại An Sinh

2.6.  Nguyên Lăng - lăng vua Trần Nghệ Tông

Nguyên Lăng là lăng vua Trần Nghệ Tông, đây là lăng tẩm cuối cùng được xây dựng ở An Sinh. Vua Trần Nghệ Tông tên húy là Phủ, sinh năm Tân Dậu (1321), là con thứ ba của vua Trần Minh Tông. Trước khi làm vua, ông được phong tước Cung Định vương, khi Dương Nhật Lễ tiếm ngôi, ông đứng đầu hàng tôn thất, cầm quân tiến về Thăng Long, giành lại ngôi báu (năm 1370), ở ngôi 3 năm (1370 - 1372), sau nhường ngôi cho em là Trần Kính – tức Trần Duệ Tông. Mặc dù được coi là người có công lấy lại ngôi báu từ tay của Dương Nhật Lễ nhưng với tính cách nhu nhược và thiếu bản lĩnh, vua Trần Nghệ Tông đã để quyền lực triều chính dần rơi vào tay của Hồ Quý Ly, biên cương bờ cõi bị Chăm-pa quấy phá, kinh đô Thăng Long nhiều lần rơi vào tay giặc. Do đó, ông là người phải gánh vác trách nhiệm về sự suy yếu dẫn đến sự diệt vong của triều đại nhà Trần.

Sách Đại Việt ský toàn thư chép: “Giáp Tuất (1394) m (Quang Thái) th7,Tháng 12, ngày 15, Thượng hoàng băng, táng tại Nguyên lăng Yên Sinh, miếu hiệu là NghTông, thụy là Quang Ng- hiêu Anh Triết Hoàng đế”.

Trần triều bi ký chép: “Ngh Tông Hoàng đế, mất ngày 15 tháng 12 m KDậu, táng tại lăng xứ Đồng Hỷ, tục gọi là Chiêu lăng40.

Sách Đại Nam nhất thống chí đã có một số nhầm lẫn khi cho rằng “lăng Đồng Hy(Hỷ): lăng Trần Ngh Tông và Trần Thuận Tông, i Ngọc Thanh xã Đạm Thủy, huyện Đông Triều”. Sở dĩ có sự nhầm lẫn này là bởi năm 1377 vua Trần Nghệ Tông có cho xây dựng tại núi Ngọc Thanh một khu lăng nhưng lăng đó không phải là lăng tẩm của ông mà là để chiêu hồn vua Trần Duệ Tông - người đã bị tử trận tại thành Đồ Bàn (Vijaya) khi đem quân đi đánh Chăm-pa. Trong khi cho rằng lăng ở núi Ngọc Thanh là lăng của vua Trần Nghệ Tông, Đại Nam nhất thống chí lại hoàn toàn không nhắc đến vua Trần Duệ Tông. Cũng chính sự nhầm lẫn của Đại Nam nhất thống chí này mà có nhiều nhà nghiên 

cứu đã cho rằng Hy lăng ở Núi Ngọc Thanh là lăng vua Trần Nghệ Tông. Vậy sự thật như thế nào?

Sách Trần triều thánh tổ các xứ địa đồ cho biết Nguyên lăng ở xã Đốc Trại, tổng Mễ Sơn, huyện Đông Triều, phủ Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Năm Minh Mạng thứ 21 (1840) vua Minh Mạng đã cho dựng bia ghi nhớ vị trí lăng tẩm của các vua nhà Trần tại An Sinh, trong đó có Nguyên lăng. Nội dung của bia cũng được ghi lại trong sách Trần Triều thánh tổ các xứ địa đồ “明 命 弍 拾 弌 年 玖 月 初 陸 日 奉 陳 藝 宗 皇 帝 陵 勅 造”(Minh Mạng nhị thập nhất niên, cửu nguyệt, sơ lục nhật phụng sắc tạo, Nghệ Tông hoàng đế lăng). Nghĩa là: Ngày mồng 6 tháng 9 năm Minh Mệnh thứ 21 (1840), phụng sắc tạo (bia) lăng hoàng đế Nghệ Tông 41.

Tại khu vực xã Đốc Trại xưa, nay thuộc xã An Sinh, trong khu vực Khe Nghệ thôn Bãi Dài, xã An Sinh có dấu tích lăng. Tại đây còn lại dấu vết tấm bia đá dựng năm Minh Mạng thứ 21 (1840) đã được sách Trần triều thánh tổ các xứ địa đồ ghi chép lại. Điều đó chứng minh, Nguyên lăng – lăng của vua Trần Nghệ Tông được xây dựng tại địa điểm nay thuộc khu Khe Nghệ, thôn Bãi Dài, xã An Sinh, huyện Đông Triều, Quảng Ninh.

Cũng giống như các lăng tẩm khác, Nguyên lăng đã bị phá hủy do sự khắc nghiệt của thời gian và những biến động của lịch sử. Khoảng những năm 80 của thế kỷ 20, lăng bị một số người săn tìm của cải đào phá để tìm của. Theo mô tả của người dân, khi đào, người ta đã làm bật lên rất nhiều những khúc gỗ lớn, than tro và vôi. Năm 2012, để nghiên cứu và làm rõ cấu trúc của Nguyên lăng, Ban Quản lý các di tích trọng điểm tỉnh Quảng Ninh và Trung tâm Nghiên cứu Kinh thành đã khai quật và nghiên cứu khảo cổ học tại đây. Kết quả khai quật, nghiên cứu đã tìm thấy huyệt mộ, huyệt đạo (đường dẫn vào huyệt) và Chính Tẩm, trong đó huyệt rộng 5x5,50m, sâu khoảng 4,0m. Huyệt đạo ở phía Nam, dài 4,50m; rộng 3,10m; phần đầu phía Nam có bậc dẫn xuống, phần phía Bắc phẳng.

Qua mô tả của người dân về việc đào phá lăng trước đây cộng với những dấu vết còn lại khi khai quật cho phép suy đoán, cấu trúc hầm mộ của Nguyên lăng giống như cấu trúc hầm mộ đã phát hiện tại mộ Nghĩa Hưng (An Sinh), tức là quan tài được đặt trong hai lớp quách hình cũi, quách được xếp bằng các khúc gỗ nguyên khối, được bao phủ bằng các loại hợp chất nhẹ, có mùi thơm, đốt cháy, ngoài cùng được phủ bằng một lớp than củi và vôi bột dày trung bình 50- 60cm, giữa hai lớp quách cũng được đổ đầy các loại hợp chất nhằm tạo môi trường vô sinh trong hầm mộ vừa để bảo vệ di cốt vừa để bảo vệ quan quách.

Dấu vết còn lại ở trên mặt lăng cho thấy, lăng có cấu trúc hết sức đơn giản, không có Thần đạo quy mô như ở Thái lăng hay lăng Tư Phúc; sân Hành lễ hết sức đơn giản và đặc biệt là khu Tẩm điện chỉ gồm một kiến trúc nhỏ có vai trò như là Chính Tẩm. Dấu vết còn lại cho thấy Chính Tẩm có mặt bằng hình vuông (7,70x7,70m), mái lợp ngói mũi sen.

Việc Nguyên lăng có quy mô nhỏ, kiến trúc đơn giản hơn rất nhiều so với lăng của các vua Trần khác là việc có thể lý giải được bởi: trong số các lăng xây dựng ở An Sinh thì Nguyên lăng là lăng cuối cùng của nhà Trần được xây dựng (1394). Lăng được xây dựng trong bối cảnh triều chính nhà Trần đã đạt đến đỉnh điểm của sự suy thoái, quyền lực hầu như đã nằm trong tay của Hồ Quý Ly, trong khi xã hội thì rối loạn, giặc giã thì ngấp nghé bờ cõi; kinh tế cũng rơi đến đáy của sự suy thoái, vv... Nói cách khác, mọi nguồn lực cho việc xây dựng lăng tẩm đều đã cạn kiệt. Có lẽ vì những lý do đó mà khi dời thần vị của các vua từ Tam Đường về An Sinh ông chỉ cho xây dựng lăng Tư Phúc để thờ chung các vị tiên đế thay vì xây cho mỗi vị một lăng tẩm riêng biệt. Còn đối với riêng mình, ông cũng đã không đòi hỏi phải xây dựng lăng tẩm của mình một cách quy mô, lộng lẫy như các vua trước.

n cạnh các di tích, di vật thời Trần, tại Nguyên lăng cũng đã tìm thấy một số đồ gốm của thời Lê Trung hưng. Sắc lệnh của chúa Trịnh được khắc lại trong các bia ký dựng tại đền An Sinh. Thần tích, thần sắc của các xã (làng) An Sinh, Đốc Trại cũng cho thấy, ngay cả khi các công trình kiến trúc tại Nguyên lăng đã bị phá hủy thì triều đình Trung ương vẫn giao cho địa phương có trách nhiệm trông nom, thờ phụng lăng của vua Trần Nghệ Tông. Hàng năm triều đình đều có cho người kiểm tra việc trông nom và thờ phụng này.

 Bản vẽ phục dựng cấu trúc quan, quách  của Nguyên lăng. Người vẽ: Lê Đình Ngọc
 Toàn cảnh khu vực Hy lăng trên núi Đạm Thủy. Ảnh: Nguyễn Văn Anh

2.7.  Hy lăng - lăng vua Trần Duệ Tông

Hy lăng là lăng của vua Trần Duệ Tông, được xây dựng trên núi Đạm Thủy, gần quán Ngọc Thanh. Quán Ngọc Thanh là một trong những quán đạo nổi tiếng nhất thời Lý, Trần, một thắng cảnh nổi tiếng của xứ Đông. Năm 1399, vua Trần Thuận Tông đã tu đạo tại Ngọc Thanh quán, sau khi bị Hồ Quý Ly buộc phải nhường ngôi cho con mình là hoàng tử Án. Hồ Quý Ly bắt vua Trần Thuận Tông xuất gia theo đạo ở quán Ngọc Thanh nhưng thực chất là giam lỏng vua, sau đó sai người bức tử nhà vua tại Ngọc Thanh.

Đầu thời Lê (thế kỷ XV), quán Ngọc Thanh vẫn là một chốn thanh u với những công trình kiến trúc tựa núi, ẩn hiện dưới bóng tùng làm cảnh sắc nơi đây càng trở lên thanh vắng khiến cho du khách đến thăm không giấu nổi cảm xúc, một trong những du khách như thế đó là Nguyễn Trãi (1380 - 1442). Trong một lần thăm lại Ngọc Thanh, xúc động trước cảnh và người nơi đây Nguyễn Trãi đã làm bài thơ nổi tiếng “Đề quán Ngọc Thanh”.


Đề quán Ngọc Thanh42

 Lâu đài tía dựa non cao

Chiều nay nhớ lại chuyến nào mười năm 
Kim đàn đầy rụng hoa thông
Rung mây tiếng khánh viễn thâm đạo tràng 
Người tiên rời khỏi đĩnh vàng
Tiếc khi tỉnh mộng hoàng lương khó tìm 
Vượn sầu hạc oán bao niềm

Lao xao tiếng trúc rừng bên lạnh lùng.

Hy lăng là lăng tưởng niệm của vua Trần Duệ Tông. Vua Trần Duệ Tông là vua thứ 9 của nhà Trần, tên húy là Trần Kính, là con thứ 11 của vua Trần Minh Tông, là em của ba vị vua: Trần Hiến Tông, Trần Dụ Tông và Trần Nghệ Tông. Ông sinh ngày 2 tháng 6 năm Đinh Sửu (1337); năm 1372 được vua anh là Trần Nghệ Tông nhường ngôi, ở ngôi 6 năm, ngày 24 tháng 1 năm Đinh Tỵ (1377) tử trận tại thành Đồ Bàn (Vijaya), thọ 41 tuổi.

Vua Trần Duệ Tông là vị vua có cá tính mạnh mẽ, mang hoài bão chấn hưng quốc gia. Năm 1369, Trần Dụ Tông mất, truyền ngôi cho Dương Nhật Lễ, Nhật Lễ làm vua nhưng bỏ bê công việc, ham chơi, rượu chè lại định đổi họ Trần sang họ Dương khiến các quan trong triều bất bình. Trước tình hình đó ông cùng với các tôn thất nhà Trần khác đã giúp Trần Phủ (Cung Túc vương, tức vua Trần Nghệ Tông) thực hiện đảo chính lật đổ và giết chết Dương Nhật Lễ, đưa Trần Phủ lên ngôi, phục hưng lại nhà Trần. Năm 1372, sau khi được vua anh Trần Nghệ Tông nhường ngôi, ông để tâm lo toan việc trị nước, kén tướng luyện quân, đặt khoa thi, lấy người tài, đồng thời chú trọng đề cao ý thức dân tộc, bảo vệ thuần phong mỹ tục, biểu hiện ý thức tự lập, tự cường. Để làm được điều đó, ông lệnh cho quân dân không được mặc áo kiểu người phương Bắc, không bắt chước tiếng nói của các nước Chiêm (Chăm-pa), quy định về mẫu mã các loại thuyền, xe, kiệu, tán, nghi, trượng và y phục.

Vào cuối thời Trần, lợi dụng tình hình Đại Việt suy  yếu,  quân  Chăm-pa  thường  xuyên  đem  quân quấy phá vùng biên giới, thậm chí nhiều lần đánh chiếm Thăng Long. Vì quá nôn nóng trong việc tiêu diệt họa xâm lấn của Chăm-pa, Trần Duệ Tông đã thân chinh đi đánh Chăm-pa. 

Tháng Giêng năm 1377 khi cầm quân tiến vào thành Đồ Bàn (Vijaya) ông bị mắc kế phục binh của Chế Bồng Nga mà tử nạn tại thành Đồ Bàn (Bình Định). Cái chết của Duệ Tông là bước ngoặt lớn đối với nhà Trần thời hậu kỳ, Thượng hoàng Nghệ Tông nhu nhược, vốn hoàn toàn dựa vào ông nên khi ông mất đã hoàn toàn dựa vào Hồ Quý Ly, thế nước Đại Việt suy kém, quân Chăm-pa tự do hoành hành, tàn phá kinh đô Thăng Long. Cơ nghiệp nhà Trần từ đây suy sụp.
 Quán Ngọc Thanh, công trình mới được xây dựng lại. Ảnh: Nguyễn Văn Anh

Năm 1377, Thượng hoàng Trần Nghệ Tông thấy ông vì nước mà bỏ mình nên cho xây dựng Hy lăng trên núi Đạm Thủy, chiêu hồn về thờ cúng tại Hy lăng và cho lập con trưởng của ông là Kiến Đức đại vương nối nghiệp nhà Trần, tức là Trần Phế Đế.

Tương truyền, năm 1399, sau khi bị Phạm Khả Vĩnh bức tử, vua Trần Thuận Tông cũng được táng tại Hy lăng.

Núi Đạm Thủy nay thuộc thôn Đạm Thủy, xã Thủy An, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Quán Ngọc Thanh xây dựng trên núi Đạm Thủy vì vậy núi còn được gọi là núi Ngọc Thanh.

Tn núi Đạm Thủy ngoài dấu vết của chùa - quán Ngọc Thanh ở phía sườn phía Tây Nam, tại khu vực sườn phía Đông Bắc, nơi tiếp giáp với Trường Trung học cơ sở Thủy An hiện còn thấy nhiều chân tảng chạm khắc hoa sen cùng rất nhiều loại gạch ngói khác nhau của thời Trần. Đây có thể là những dấu tích còn lại của Hy lăng.

 Dấu vết huyệt mộ, huyệt đạo của mộ thời Trần ở thôn Nghĩa Hưng. Ảnh: Lê Đình Ngọc

Chương 3. GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, VĂN HÓA CỦA QUẦN THỂ DI TÍCH LĂNG TẨM NHÀ TRẦN Ở ĐÔNG TRIỀU

An Sinh xưa, Đông Triều ngày nay là nơi tổ tiên nhà Trần đã sinh sống trước khi dời xuống vùng hạ lưu sông Hồng thuộc khu vực Tức Mặc - Long Hưng, tại Tức Mặc – Long Hưng nhà Trần có được thiên hạ. Vì thế nên nói đất An Sinh là quê gốc và Tức Mặc – Long Hưng là đất phát tích của nhà Trần.

Khi nhà Trần có được thiên hạ, nhất là từ khi vùng đất An Sinh được giao cho An Sinh Vương Trần Liễu cai quản, An Sinh Vương cùng triều đình nhà Trần đã xây dựng nhiều công trình như phủ đệ, đền miếu tại An Sinh. An Sinh vốn đã là trung tâm Phật giáo với những chùa tháp nổi tiếng như Yên Tử, Quỳnh Lâm,… là nơi nhiều vị Quốc sư tu hành đắc đạo. Đặc biệt An Sinh là nơi các vua Trần lựa chọn để xây dựng lăng tẩm của mình. Năm 1381, nhà Trần cho chuyển Thần vị của các lăng ở Tam Đường về thờ tại lăng Tư Phúc, An Sinh trở thành nơi tập trung lăng tẩm của nhà Trần. Với một hệ thống các công trình kiến trúc chùa tháp, lăng tẩm, đền miếu và phủ đệ như vậy An Sinh xưa, Đông Triều nay được đánh giá là một trong ba trung tâm văn hóa của thời Trần, trong đó nét nổi trội và tiêu biểu nhất của trung tâm văn hóa An Sinh - Đông Triều là: văn hóa, tín ngưỡng và tâm linh.

Quần thể di tích lăng tẩm các vua Trần ở An Sinh gồm bảy lăng, đây là nơi thờ phụng và an nghỉ của tám vị vua, một vị hoàng hậu và có thể còn nhiều quý tộc nhà Trần khác mà đến nay chúng ta chưa được biết đến. Việc lựa chọn An Sinh là nơi xây dựng lăng tẩm của các vua Trần không chỉ phản ánh đây là vùng đất linh thiêng mà nó còn thể hiện tư tưởng “lá rụng về cội” của các vua nhà Trần.

- Mặc dù các lăng tẩm nay chỉ còn là phế tích song những gì còn lại đã cho thấy mỗi lăng tẩm là một tác phẩm nghệ thuật đa sắc màu, nhìn vào đó người ta có thể cảm nhận được nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc hoàng gia thời Trần, nó cũng cho mỗi người hôm nay hiểu được quan niệm về sự sống và cái chết của tầng lớp tinh hoa nhà Trần cách đây hơn 700 năm như thế nào, từ đó hiểu được thế ứng xử giữa sự sống và cái chết, hiểu đầy đủ hơn câu thành ngữ “sống vì mồ vì mả, ai sống bằng cả bát cơm”.

Cùng với hệ thống di tích chùa tháp, đền miếu, quần thể di tích lăng tẩm nhà Trần ở Đông Triều đã khẳng định thêm An Sinh xưa, Đông Triều nay là một trung tâm văn hóa, tín ngưỡng và tôn giáo lớn nhất của nhà Trần thế kỷ XIII-XIV.

Trải qua thời gian và những biến thiên của lịch sử, sự khắc nghiệt của thời tiết, các lăng tẩm ở đây nay chỉ còn là phế tích. Các phế tích lăng tẩm đã và đang được khai quật, nghiên cứu khảo cổ học, kết quả nghiên cứu đã cung cấp những cơ sở khoa học cho việc bảo tồn, trùng tu và phát huy giá trị của di tích. Những kết quả này chắc chắn sẽ góp phần dựng lại diện mạo quần thể của từng lăng tẩm nói riêng và quần thể lăng tẩm của nhà Trần tại An Sinh nói chung, để giữ gìn đạo hiếu “uống nước nhớ nguồn” của con cháu và là nơi tụ hội của khách hành hương từ bốn bể.

Nguyễn Văn Anh
-

39.  Trần triều bi ký đã có sự nhầm lẫn khi chép lăng của vua Trần Nghệ Tông là Hy Lăng hoặc Đồng Hỷ lăng vì Chiêu lăng đã được dùng để đặt tên lăng cho lăng của vua Trần Thái Tông ở Tam Đường. Dùng tên lăng của các vua trước đặt tên lăng của vua sau là việc làm hoàn toàn bị cấm.
39.  Bản dịch của Lê Cao Phan. Nguồn www.thivien.net

loading...