Hỏi - Đáp

“Tất cả các Pháp đều là Phật pháp” có ý nghĩa như thế nào?

Chủ nhật, 20/07/2020 02:09

Khi một người có sự thâm nhập sâu sắc về Phật pháp, thì tất cả chỗ nơi và bất cứ khi nào, lúc nào họ cũng đem tâm Phật pháp để nhìn xét mọi vấn đề, cho nên tất cả mọi sự việc đều trở thành Phật pháp.

Kinh sách nào giúp cho người mới học Phật?

Hỏi: “Tất cả các Pháp đều là Phật pháp” có ý nghĩa như thế nào?

Thông thường mọi người hiểu hai từ “Phật pháp” là những lời dạy của đức Phật hoặc những lời giảng của các Thầy, mà không ngờ những sự việc diễn ra xung quanh bản thân đều là pháp của Phật.

Thông thường mọi người hiểu hai từ “Phật pháp” là những lời dạy của đức Phật hoặc những lời giảng của các Thầy, mà không ngờ những sự việc diễn ra xung quanh bản thân đều là pháp của Phật.

Đáp: Thông thường mọi người hiểu hai từ “Phật pháp” là những lời dạy của đức Phật hoặc những lời giảng của các Thầy, mà không ngờ những sự việc diễn ra xung quanh bản thân đều là pháp của Phật. “Tất cả các pháp đều là Phật pháp” là nói về ý nghĩa sâu sắc của Phật giáo, mà chỉ có người đã học và có một nền tảng vững chắc về Phật pháp mới có thể nhận thức được đầy đủ ý nghĩa sâu sắc của câu nói này. Khi một người có sự thâm nhập sâu sắc về Phật pháp, thì tất cả chỗ nơi và bất cứ khi nào, lúc nào họ cũng đem tâm Phật pháp để nhìn xét mọi vấn đề, cho nên tất cả mọi sự việc đều trở thành Phật pháp.

Ví dụ, một người làm nghề thầy thuốc khi nhìn đến bất kỳ loại cây cỏ nào thì những loại ấy đều trở thành thuốc quý. Hoặc người chuyên chăm sóc cây cảnh, khi nhìn đến loại cây nào cũng đều có thể tạo thành cảnh đẹp. Cũng vậy, người am hiểu được nguyên lý chung của Phật pháp đều có thể vận dụng để quan sát tất cả mọi sự vật hay sự việc xảy ra xung quanh.

Muôn vật luôn biến đổi

Vạn sự nương nhau thành

Tỉnh lặng vui bậc nhất.

Chính là ba pháp ấn trọng yếu của đạo Phật luôn hiển bày trong tất cả vạn vật của vũ trụ. Pháp ấn thứ nhất “Muôn vật luôn biến đổi” là sự thật đầu tiên phổ biến và trùm khắp mọi nơi. Hiểu được sự thật thứ nhất này, thì khi nhìn thấy những chiếc lá vàng hay một đóa hoa rụng rơi ở trước hiên nhà, chúng ta sẽ thấy được sự biến đổi vô thường ở nơi vạn vật. Mới ngày hôm qua, chiếc lá hay bông hoa còn ở trên cây, mà hôm nay đã lìa cành rơi rụng xuống đất.

Làm thế nào để chế ngự tâm dâm ô?

Vận dụng được sự thật thứ hai của đạo Phật là “Vạn pháp nương nhau thành”, thì sẽ thấy được cái này mượn cái kia để sống và nhờ có cái này nên mới có cái kia, không có cái nào đứng tách riêng độc lập mà có thể hình thành và tồn tại.

Vận dụng được sự thật thứ hai của đạo Phật là “Vạn pháp nương nhau thành”, thì sẽ thấy được cái này mượn cái kia để sống và nhờ có cái này nên mới có cái kia, không có cái nào đứng tách riêng độc lập mà có thể hình thành và tồn tại.

Đồng thời qua sự vô thường của chiếc lá và bông hoa, chúng ta xoay nhìn lại thấy rõ sự biến đổi đi đến tàn hoại nơi thân thể của mình. Hoặc nhìn thấy hai người cự cãi nhau, mặt mày đỏ bừng, quơ tay, múa chân,… nếu chúng ta nhìn bằng con mắt Phật pháp thì sẽ thấy được tai hại của sân si, do họ không biết tu nhẫn nhục và không kiềm chế được cơn nóng giận cho nên đã đưa mình và người đến chỗ khổ đau. Hoặc khi vào bếp nấu ăn, dọn bày đủ các món cơm canh thơm ngon. Người bình thường sẽ thấy là những món ăn ngon miệng, nhưng đối với người hiểu Phật pháp sẽ thấy rằng ăn uống là tạm vay mượn vật chất để nuôi thân, nếu không ăn sẽ không thể sống. Hễ có mượn vào thì phải có trả ra, cho nên không có tham chấp vào sự ăn uống. Phật pháp nằm ở ngay trong sự ăn uống.

Vào nhà đạo có nên tính theo đời?

Vận dụng được sự thật thứ hai của đạo Phật là “Vạn pháp nương nhau thành”, thì sẽ thấy được cái này mượn cái kia để sống và nhờ có cái này nên mới có cái kia, không có cái nào đứng tách riêng độc lập mà có thể hình thành và tồn tại. Thân này nhờ mượn cơm gạo mới có thể tồn tại vì có cơm gạo nên mới có thân này. Như vậy, Phật pháp luôn hiện hữu ở ngay trong thân của chúng ta. Ngay hiện tại, mọi người đang thở, nếu không thở thì chết liền. Thở là đang vay mượn không khí để duy trì mạng sống. Nhờ có hơi thở mới có mạng sống này. Như vậy, trong một hơi thở cũng có Phật pháp.

Một niềm vui tuyệt đối thường hằng của nội tâm, chẳng phải là cái vui của động loạn sinh diệt bên ngoài như trước kia nữa. Đây chính là niềm vui chân thật của người hành trì Phật pháp.

Một niềm vui tuyệt đối thường hằng của nội tâm, chẳng phải là cái vui của động loạn sinh diệt bên ngoài như trước kia nữa. Đây chính là niềm vui chân thật của người hành trì Phật pháp.

Thâm nhập được sự thật thứ ba là “Tỉnh lặng vui bậc nhất” thì sẽ luôn sống trong niềm an vui tột cùng, hạnh phúc tuyệt đối. “Tỉnh” là tỉnh sáng; “Lặng” là lặng lẽ. Cái tâm tỉnh sáng lặng lẽ là chỗ an trú rốt ráo của người tu Phật. Khác với niềm vui nhẹ nhàng thanh thoát của người tu, niềm vui của thế gian là sự vui trong si mê loạn động. Ban đầu dường như thấy rất vui, nhưng càng về sau càng đau khổ, bệnh hoạn, tang thương.

Nhờ nhìn thấy được bản chất thật sự của mọi vật mọi việc, cho nên chúng ta không còn muốn chạy đuổi theo ngũ dục lục trần. Dừng tâm lại một chỗ, nên dần được tỉnh lặng và sáng trong. Tâm sáng trong sẽ soi rõ vạn vật giống như một tấm gương. Khi không còn mê lầm, tạo nghiệp phiền não đau khổ nữa, thì ngay lúc đó đã đạt đến sự giác ngộ an vui. Một niềm vui tuyệt đối thường hằng của nội tâm, chẳng phải là cái vui của động loạn sinh diệt bên ngoài như trước kia nữa. Đây chính là niềm vui chân thật của người hành trì Phật pháp.

loading...