Sách Phật giáo
Thiền Hồ Chí Minh và minh triết Việt
Chủ nhật, 28/04/2013 07:51
Sống và làm việc hết mình, tùy duyên theo lẽ trời , tùy tục theo lẽ người, tất cả vì lợi ích của bản thân và cộng đồng dân tộc” thì quả thật Hồ Chí Mình của chúng ta rất thiền
Hầu như từ xưa đến nay cứ nói đến Thiền là người ta nghĩ đến một người ngồi tĩnh lặng, tập trung để không suy nghĩ gì hoặc chỉ suy nghĩ vấn đề giải thoát bản thân, không để cho ngoại cảnh tác động đến nội tâm. Thiền (thiền-na) vốn phiên âm từ DHYANA (tiếng Sankrit), có nghĩa là suy nghĩ trong tĩnh lặng (tĩnh lự).
Cho nên khi nói Thiền Đại Việt là một loại Thiền khác biệt với Thiền Ấn Độ, Thiền Trung Hoa, Thiền Nhật Bản . . . thì chắc chắn có nhiều người không tránh khỏi kinh ngạc: Thiền Đại Việt là Thiền động (Hành diệc Thiền, tọa diệc Thiền = đi cũng Thiền, ngồi cũng Thiền). Và càng kinh ngạc khi nghe nói đến Thiền Hồ Chí Minh - một đỉnh cao mới của Thiền Đại Việt ở thế kỷ XX.
Cho nên khi nói Thiền Đại Việt là một loại Thiền khác biệt với Thiền Ấn Độ, Thiền Trung Hoa, Thiền Nhật Bản . . . thì chắc chắn có nhiều người không tránh khỏi kinh ngạc: Thiền Đại Việt là Thiền động (Hành diệc Thiền, tọa diệc Thiền = đi cũng Thiền, ngồi cũng Thiền). Và càng kinh ngạc khi nghe nói đến Thiền Hồ Chí Minh - một đỉnh cao mới của Thiền Đại Việt ở thế kỷ XX.
Hẳn lại càng kinh ngạc hơn nữa khi nghe nói rằng Thiền Đại Việt, Thiền Hồ Chí Minh là thuộc phạm trù Minh triết Việt. Nghiên cứu là phát hiện. Chúng tôi đã phát hiện ra những vấn đề trên. Và đó cũng là nội dung trình bày trong bản tham luận này để trình quý vị đại biểu tham khảo..
I Đặc trưng của Thiền Đại Việt?
Chúng ta may mắn có một đồng bào người Việt sống cách ta khoảng 8 thế kỷ đã khẳng định bằng văn bản một quan điểm khác biệt với Thiền truyền thống. Quan điểm này đã được khẳng định trong hành động thực tiễn, và hành động đạt hiệu quả.
Quan điểm về Thiền của ông thực sự là khác biệt, khác biệt lớn đến mức người ta muốn quên ông đi nhưng quên không nổi. Một số ít người nhắc đến ông nhưng lại không nói hết đựơc nội dung chủ yếu mà ông đã đề xuất và thực hành. Người đó chính là ngài Tuệ Trung Thượng sĩ Trần Tung, sư huynh của vua Thiền Trần Thái Tông, sư phụ của vua Thiền Trần Nhân Tông. Ngài vừa là thiền gia, vừa là triết gia, vừa là thi nhân, lại vừa là dũng tướng. Thật là một nhân vật lịch sử hiếm có trong đời. Daisets Teltaro Suzuki, tác giả tập Thiền luận nổi tiếng của Nhật Bản và những nhà nghiên cứu thiền học ở Trung Hoa cũng như ở thế giới không biết đến ông.
Đó là điều thiếu hụt của họ và đáng tiếc/thiệt thòi cho họ. Không phải cứ là Thái Sơn thì mọi người đều thấy. Những màn sương, những lớp bụi của thời gian và tư duy bất cập khiến cho con người không ngừng nhầm lẫn. Người La-mã thực có lý khi nói rằng: ”Erera humanum est.” (Con người là nhầm lẫn). Có lẽ chưa ai nói và viết dứt khóat và dữ dội như Tuệ Trung Thượng sĩ Trần Tung: Hành diệc Thiền, tọa diệc Thiền Nhất đóa hồng lô hỏa lý liên. (Phật Tâm ca) (Đi cũng Thiền,ngồi cũng Thiền Trong lò lửa đỏ một bông sen) Ông lại dõng dạc tuyên bố: Thanh văn tọa Thiền, ngã vô tọa Bồ Tát thuyết pháp, ngã thực thuyết (Thanh văn ngồi thiền , ta không ngồi (thiền) Bồ Tát nói pháp ,ta nói thực tại) Với Tuệ Trung,Thiền không chỉ là tĩnh tọa mà còn là động hành, không chỉ là suy nghĩ trong tĩnh lặng mà còn là suy nghĩ trong hành động.
Đóa sen tư duy của ông là bất biến trong cái lò lửa vạn biến của thực tại. Đối với ông, thực tại của đất nước là quan trọng nhất, đáng quan tâm nhất, hơn mọi thứ Phật pháp, mọi thứ lý luận trên đời. Và có bàn lý luận thì cũng tập trung bàn vì lợi ích của cộng đồng Dân tộc và Đất nước.
Ai muốn hiểu thêm lý lẽ, quan niệm về Tâm và Phật, Phàm và Thánh và những vấn đề khác của ông để hiểu rõ thế nào là Thiền Tuệ Trung, xin mời đọc Thượng sĩ ngữ lục ( bản dịch của Trúc Thiên) và Tuệ Trung Thượng sĩ với Thiền tông VN (Kỷ yếu khoa học của Trung Tâm Hán Nôm TPHCM, in lần I năm 1992, lần II năm 1995, lần III năm 2000) Có điều cần lưu {là: với Tuệ Trung Thượng sĩ và Thiền phái Trúc Lâm, cũng như nhiều thiền sư thời Lý như Khuông Việt, Vạn Hạnh, Ni sư Diệu Nhân , Ni sư Ỷ Lan thì khái niệm Thiền đã mở rộng và xiển dương, phá chấp đến mức giới Thiền học truyền thống ở ta cũng như ở các nước khó chấp nhận: ngồi cũng là Thiền, đi cũng là Thiền, tham gia triều chính cũng là Thiền, thậm chí giết giặc cứu nước cũng vẫn là Thiền.
Giới nghiên cứu Thiền học Việt Nam chưa quan tâm đầy đủ đến những đặc điểm ưu việt của Thiền Đại Việt (thời Lý Trần). Nhưng nhân dân thì hoan hỉ tiếp nhận vì rõ ràng nó phù hợp với nguyện vọng của quảng đại quần chúng, phù hợp vói thực tiễn dựng nước và giữ nước của Việt tộc. “Sát sinh” thì phạm ngũ giới nhưng “sát thát” đến mức không còn bóng một tên Thát xâm lược (Nguyên Mông) nào trên đất nước để giữ vững nền độc lập và bảo vệ chúng sinh chẳng lẽ lại là trái với lý tưởng cao cả của ngài Thích-ca-mâu-ni và mọi đấng Bồ-tát? Và đây là sự trùng hợp của hai lý tưởng: lý tưởng Phật giáo và lý tưởng Đại Việt. Lý tưởng Đại Việt bắt nguồn từ đâu? Nó bắt nguồn từ Đạo Mẫu mà tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, Bà Triệu. Lời tuyên ngôn của Bà Triệu đã được Hội Liên hiệp Phụ nữ Quốc tế coi là danh ngôn và phương châm hành động: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp đường sóng dữ, chém cá tràng kình ở biển Đông, quét sạch bờ cõi, để cứu dân ra khỏi nơi đắm đuối, chứ không thèm bắt chước người đời cúi đầu cong lưng để làm tì thiếp người ta.” Đó là khí phách hào hùng, làm chí yêu độc lập, tự do mà từ hàng ngàn năm nay dân tộc ta vẫn liên tục quyết tâm thực hiện. Chẳng còn gì phải nghi ngờ: những người kế thừa và phát huy mạnh mẽ nhất ý chí và truyền thống này chính là Hồ Chí Minh và Đảng của Người.
Ảnh sưu tầm trên Internet |
II. Thiền Hồ Chí Minh kế thừa và phát huy Thiền Đại Việt.
Cần chú ý hai đặc điểm lớn nhất của Thiền Đại Việt:
1- Thản nhiên truớc mọi biến động của ngoại cảnh.
2- Tập trung { chí và hành động vào mục đích giải thoát cộng đồng dân tộc khỏi mọi xiềng xích nô lệ.
Giới nghiên cứu Sử học nước ta còn ít chú ý nghiên cứu, lý giải thái độ thản nhiên truớc siêu cường Nguyên Mông của vua quan và quân dân thời Trần. - Đầu tôi chưa rơi thì bệ hạ đừng lo! (Trần Thủ Độ) -Bệ hạ muốn hàng hãy chém đầu tôi truớc đã! (Trần Quốc Tuấn) Và tiếng hô “Đánh!” của các bô lão trong Hội nghị Diên Hồng còn vang vọng mãi trong lịch sử và trong tâm khảm của dân tộc Đai Việt yêu độc lập, tự do.
Tất cả những lời nói hào hùng và bài “Hịch tướng sĩ”, thiên cổ hùng văn, cùng với hành động quyết liệt của quân dân thời Trần đã ba lần chống và thắng giặc Nguyên Mông biểu hiện tâm thế thản nhiên hiếm có. Ít nhất người ta cũng không tìm thấy tâm thế thản nhiên này ở đất Hoa Hạ rộng lớn. Còn các nơi khác càng không thấy. Đứng truớc đại cường Pháp và siêu cường Mỹ cũng hiếm thấy sự thản nhiên như Hồ Chí Minh và dân tộc của Người. - “Các chú đừng lo. Chúng chở bao nhiêu vũ khí vào là của ta cả đấy”. o (Hồ Chí Minh) - Truờng kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi! - Nay thì châu chấu đá voi, Ngày mai voi sẽ phải lòi ruột ra. (Hồ Chí Minh) - Cuộc chống Mỹ,cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn. Đó là một điều chắc chắn. (Di chúc Hồ Chí Minh) - Không có gì qúy hơn độc lập tự do! (Hồ Chí Minh)
Thế giới kinh ngạc khi thấy số bom của đế quốc Mỹ dội trên đất nước Việt Nam nhiều gấp đôi số bom của Thế chiến II và sức công phá thì tương đương với 70 trái bom nguyên tử mà Mỹ đã từng dội xuống đất Nhật 2 trái. Mỹ đã sử dụng mọi lọai vũ khí hiện đại ở Việt Nam trừ bom nguyên tử: 7 triệu tấn bom: thản nhiên! 77 triệu lít da cam: thản nhiên! Thế chẳng là Thiền, là cái chi đây? (Trần Khuê - Thơ bakâu)
Thản nhiên đến cấp độ như vậy, hỏi còn ai đạt hơn Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam ta. Xin nhắc lại lời nhận xét của ông J.M.Herman, một nhà báo Pháp: “… Lòng dũng cảm của họ, tinh thần hy sinh quên mình của họ, tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau của họ là những bí mật của những thành công của họ. Họ đưa ra một kỳ quan của những đức tính công dân và những luân lý cao đẹp nhất, tới một mức mà lịch sử ít được chiêm ngưỡng, và đáng để nhân loại kính trọng thán phục. . .” (Nguồn: Bài “Ngài Nich-xơn đi tới đâu?”Dân chủ mới. (“Democratie nouvelle”) số 7-8 năm1965) Và lời nhà văn Mỹ Peter Hemmon: “… Chúng tôi thậm chí cũng chẳng cần gọi người Việt Nam là anh hùng nữa, vì như thế là quá thừa. Chỉ một từ duy nhất “Việt Nam” cũng đã đủ để diễn tả lòng dũng cảm và khí phách anh hùng rồi!” (Nguồn: “Thanh niên chống lại chế độ” Tạp chí Ba châu số 23-1971) Đó là vài nhận định trong hàng trăm nhận định sâu sắc và chính xác của những người có lương tri, yêu lẽ công bằng. Nhưng rõ ràng những quý vị này chưa biết đến chất Thiền Việt Nam. Chất Thiền này đuợc Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam đưa lên một đỉnh cao mới ở thế kỷ XX. Nó chính là một trong những nhân tố chủ yếu quyết định thắng lợi của Việt Nam mà tất cả các nhà chính trị của đại cường Pháp và siêu cường Mỹ đều không hiểu.
Chính ông cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mac Namara đã chân thành thú nhận trong tập hồi ký của mình: “Chúng tôi thất bại ở Việt Nam vì chúng tôi đã sai lầm một cách khủng khiếp. Chúng tôi không hiểu lịch sử Việt Nam và văn hóa Việt Nam.” Lịch sử đã xác nhận sự bình thản của Hồ Chí Minh truớc đại cường Pháp và siêu cường Mỹ là kế thừa sự bình thản của Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông mà đặc biệt là của Tuệ Trung Thượng sĩ Trần Tung.
Có sự khác nhau về định lượng nhưng hoàn toàn chung nhau về định tính. Tất nhiên nếu chỉ có các ngài giữ được tâm thế Thiền thì cũng như các thiền sư Ấn Độ, Trung Hoa , Nhật Bản, khó giải quyết được vấn đề gì. Hoặc nếu có tác động thì cũng chỉ tác động được ở phạm vi hẹp, dăm bảy chục họăc vài trăm đệ tử. Còn cái phần quảng đại chúng sinh cần cứu độ, cần giải thóat mãi mãi vẫn chỉ nằm trong mong ước . Tâm thế Thiền của các ngài đã gặp tâm thế Thiền của cộng đồng Dân tộc, hay nói một cách chính xác hơn: tâm thế Thiền của các ngài đã nảy sinh và phát triển từ tâm thế Thiền của dân tộc. Lịch sử nhân loại không ngạc nhiên sao được khi thấy một dân tộc trải qua hàng nghìn năm lệ thuộc mà vẫn giữ được tiếng Việt mẹ đẻ, giữ được phong tục tập quán và duy trì bản sắc văn hóa của mình.
Hơn trăm năm lệ thuộc Pháp và Mỹ cũng thế thôi. Chỉ cần nhớ rằng một dân tộc có nền văn hóa vĩ đại như Ấn Độ mà chỉ trong mấy chục năm lệ thuộc Anh đã chuyển tiếng nói. Các dân tộc ở Bắc Phi cũng thế: họ nói tiếng Pháp, viết văn bằng tiếng Pháp. Chúng ta còn nhớ năm 1946, khi Hồ Chí Minh và các đồng chí của Người phát động cụôc kháng chiến trường kỳ, toàn dân toàn diện chống thực dân Pháp xâm lược, ít người tin rằng Việt Nam có thể chiến thắng một đội quân viễn chinh thiện chiến được đế quốc Mỹ đài thọ kinh phí đến 80%.
Thế rồi cả thế giới reo mừng với chiến thắng Điện Biên Phủ. Các giới nghiên cứu quân sự trên thế giới kinh ngạc khi thấy bộ đội Việt Nam bắt sống 15 ngàn quân lính Pháp với toàn thể bộ chỉ huy. Vì lịch sử chiến tranh thế giới đã chứng minh rằng với số lượng quân địch đông như thế thì chỉ có thể họăc là phải tiêu diệt toàn bộ họăc là phải xua cho chúng chạy đi. Chuyện bắt sống toàn thể bộ chỉ huy với số lượng binh sĩ đông đảo như thế hầu như chưa từng xảy ra trong lịch sử chiến tranh của loài người. Và sau Điện Biên Phủ thì thế giới lại không ngớt ngạc nhiên khi thấy Việt Nam “tí hon” dám chọi nhau với ngài khổng lồ (Goliat) Hoa Kỳ.
Hầu như chẳng ai tin rằng đế quốc Mỹ sẽ thất bại trừ Hồ Chí Minh và nhân dân của Người. Rõ ràng Việt Pháp đánh nhau, Việt Mỹ đánh nhau, các chính khách, các tướng tá Pháp và Mỹ viết hồi ký đều xác nhận sự thất bại; thế mà có những luận điệu nói rằng: 9 năm đánh Pháp và 20 năm đánh Mỹ là “nội chiến”. Gọi đó là luận điệu của những kẻ “có đầu không có óc” (Trần Chung Ngọc) quả thật không oan . Và cả cái luận điệu “miền Bắc cưỡng chiếm miền Nam” thì cũng thể hiện một sự ngu xuẩn tương tự. Nên có thiện ý và chân thành xác nhận thực tế như cựu Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ: “Các anh đừng nói lôi thôi nữa! Chúng ta chỉ là những kẻ đánh thuê cho Mỹ. Mỹ không thuê nữa thì chúng ta không đánh nữa. Thế thôi!” Và: “Tôi cũng muốn thống nhất đất nước nhưng không làm nổi. Người anh em phía bên kia làm được, tôi xin ngả mũ chào.” (Nguồn: Google.com/youtube/Nguyễn Cao Kỳ) Và chân lý lịch sử là: “Văn đạo diệu linh, Điện Biên 54, kinh hồn Đại Pháp! Võ công thần tốc, Sài Gòn 75, khiếp vía Hoa Kz!” (Trần Khuê)
Đó là câu đối của chúng tôi làm nhân dịp kỷ niệm 35 năm ngày toàn thắng 30-4-75 và 54 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ để mừng Việt tộc và Võ đại tướng. Câu đối này được thêu trên một tấm nhiễu đỏ và hiện được treo trong phòng khách của Võ đại tướng. Qua câu đối chúc mừng này, một lần nữa chúng tôi muốn khẳng định sự thật lịch sử, đồng thời bác bỏ những luận điệu xuyên tạc ngu xuẩn.
Chúng ta thật sự hãnh diện, vui mừng khi thấy nhân loại cảm phục Hồ Chí Minh và dân tộc Việt chúng ta. Thật hiếm có người được kẻ thù tôn trọng như Hồ Chí Minh, và mãi mãi Việt Nam biết ơn Hồ Chí Minh vì chính Người ở thế kỷ XX, đã đưa Việt Nam đến với nhân loại, đạt tuyệt đỉnh vinh quang của thế kỷ, của thời đại.
Chúng tôi xin trân trọng nhắc lại: Thế giới đã nghiên cứu, phát hiện, ca tụng những mặt ưu việt của Hồ Chí Minh và Việt Nam; nhưng chưa có học giả nào lưu ý một trong những nguyên nhân chủ yếu mà những thế lực hùng mạnh nhất của thế kỷ chịu thua Việt Nam: đó là nội lực và tâm thế Thiền Đại Việt mà Người đưa tâm thế Thiền này lên một đỉnh cao mới chính là Hồ Chí Minh.
III. Thiền Hồ Chí Minh là minh triết Hồ Chí Minh.
Khi nói Thiền Hồ Chí Minh thì phần đông rất ngạc nhiên vì cụ Hồ đâu có nói đến Thiền, đến tu Thiền. Nhưng nếu hiểu Thiền theo khái niệm của Tuệ Trung Thượng sĩ là luôn luôn giữ cho tâm hồn thanh thản, không chịu tác động của ngọai cảnh chi phối và: “Sống và làm việc hết mình, tùy duyên theo lẽ trời , tùy tục theo lẽ người, tất cả vì lợi ích của bản thân và cộng đồng dân tộc” thì quả thật Hồ Chí Mình của chúng ta rất thiền. Tham khảo thêm khái niệm “thượng sĩ”.
Tu Thiền mới chỉ mang lại lợi ích cho bản thân mà chưa có lợi ích cho chúng sinh thì là bậc hạ sĩ. Mang đươc lợi ích cho chúng sinh nhưng lại chưa mang lại lợi ích cho bản thân thì đạt bậc trung sĩ .Tu đến mức mang được lợi ích cho cả bản thân và chúng sinh thì đạt bậc thượng sĩ. Thượng sĩ cũng chính là Bồ tát tại thế.
Truớc mọi hoàn cảnh khó khăn gian khổ, và truớc những thế lực thù địch hùng mạnh như đại cường Pháp và siêu cường Mỹ, Hồ Chí Minh bao giờ cũng thản nhiên không hề có sự xao xuyến, dao động. Cả một đảng cách mạng, cả một dân tộc cách mạng đều cùng chung tâm thế ấy. Và Hồ Chí Minh, suốt đời mình, truớc mọi tác động của phe địch cũng như phe ta, chưa bao giờ Người rời bỏ mục đích cao cả: giải phóng dân tộc , thống nhất đất nước.
Cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió Tiếng kèn kháng chiến vang dậy non sông Toàn dân kháng chiến toàn diện kháng chiến Chí ta đã quyết, lòng ta đã đồng Tiến lên chiến sĩ ! tiến lên đồng bào ! Sức ta đã mạnh, người ta đã đông Trường kz kháng chiến nhất định thắng lợi ! Thống nhất độc lập, nhất định thành công ! (Thơ chúc Tết - 1947) Năm qua thắng lợi vẻ vang, Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to. Vì độc lập, vì tự do Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào. Tiến lên! Chiến sĩ, đồng bào! Bắc Nam sum họp, xuân nào vui hơn! (Thơ mừng Xuân 1969) Suy ngẫm một chút, người ta sẽ không tránh khỏi ngạc nhiên về một sự trùng hợp kz lạ, thú vị: Thích-ca-mâu-ni là phiên từ Shakya Muni có nghĩa gốc là: người sáng suốt của bộ tộc Shakya. Hồ Chí Minh có nghĩa là: người rất sáng suốt mang họ Hồ (của dân tộc Việt Nam).
Đức Thích-ca-mâu-ni dạy rằng: “Ta là đạo sư chỉ đường, các con hãy tự thắp đuốc mà đi!” (Kinh Kim Cương)
Còn Hồ Chí Minh dạy rằng: “Toàn Đảng, toàn Dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.” (Di chúc Hồ Chí Minh)
Cho nên, có những người đã coi Hồ Chí Minh là Bồ-tát sống - theo quan điểm danh xưng Bồ tát của đạo Phật, không phải là không có cơ sở. Chúng tôi cũng nhất trí rằng không nên thần thánh hóa Hồ Chí Minh cũng như bất cứ ai khác. Nhưng khi nhân dân đã lập đền thờ các vị thánh cứu nước như đức Thánh Gióng, đức Thánh Trần, đức Thánh Hồ . . . , thiết nghĩ ta nên tôn trọng.
Tuyệt đối không nên xúc phạm đến niềm tin thần thánh và đời sống tâm linh của Nhân dân. Đó là một truyền thống văn hiến quý báu của Dân tộc, đã tồn tại hàng nghìn năm trên đất nước này. Tất nhiên cứ có quyền mong ước một cách chính đáng: sẽ đến một ngày đẹp trời nào đó, con người không cần phải tin vào bất cứ lực lượng siêu nhiên nào ngoài bản thân mình. Chỉ cần lưu ý những đặc điểm của dân tộc Việt: đạo thờ đức Thánh Mẫu, thờ các đức Thánh cứu nước, thờ Tổ tiên, thờ Ông Bà, thờ Cha Mẹ … thực chất là để giữ cho thăng bằng tâm linh và tăng thêm niềm tin vào bản thân mình.
Cũng có người nói: làm gì có minh triết Hồ Chí Minh, minh triết Việt Nam. Và bây giờ khi bàn về minh triết phương Đông hay phương Tây nhiều người chỉ quan tâm bàn theo nghĩa rộng và thường lãng quên nghĩa hẹp, nghĩa gốc của từ “minh triết”. “Minh” 明 là sáng suốt thì mọi người dễ nhất trí. Nhưng chữ “triết” 哲 (có bộ “khẩu” 口) = người có trí tuệ, thì nghĩa đen này dễ bị bỏ qua. Minh triết 明 哲 = người có trí tuệ sáng suốt.
Người có trí tuệ sáng suốt giúp cho mọi người tiếp cận được chân lý, hiểu được lẽ sống làm người, thường được tôn vinh là bậc hiền minh, là đấng minh triết. Các đấng minh triết của Việt Nam không chỉ nói đúng mà còn dẫn dắt cả cộng đồng hành động đúng và thường đạt hiệu quả to lớn . Sao lại có thể nói Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Trần Thủ Độ, Trần Tung, Trần Quốc Tuấn, Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ, Ngô Thời Nhiệm, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hồ Chí Minh… chưa phải là những đấng minh triết? Và Việt Nam sừng sững tồn tại mấy chục thế kỷ, đạt được đỉnh cao mới ở thế kỷ XX cả về ngôn từ và hành động chẳng lẽ lại còn chưa xứng là minh triết hay sao?
Dù thế nào, chúng tôi cũng xin phép dùng quyền tự do tư tưởng và ngôn luận mà khẳng định rằng Việt Nam ta đã từng được coi là lương tâm, lương tri của nhân lọai, và nay có lẽ chẳng có gì là quá đáng khi nói Việt Nam ta là một dân tộc minh triết.
Và Hồ Chí Minh đích thực là tiêu biểu cho dân tộc, cho cách mạng, cho minh triết Việt Nam ở thế kỷ XX. Tất nhiên, sang thế kỷ XXI, ta còn tiếp tục minh triết được hay không? Đó là vấn đề cần quan tâm và bàn luận thỏa đáng.
Thiết nghĩ, có thể tin rằng nếu gắng tạo ra được một môi trường dân chủ thích hợp cho những Ngô Bảo Châu phát triển, thì trí tuệ Việt Nam quả là sẽ chẳng chịu thua kém bất cứ trí tuệ của dân tộc nào trên hành tinh này.
Trân trọng cảm ơn quý vị đại biểu đã lưu tâm theo dõi và sẵn sàng thảo luận.
Tp.Hồ Chí Minh, Thu Tân Mão ( X-2011) TRẦN KHUÊ – NG.T.THANH XUÂN (Nguồn: Chuyên luận “Hồ Chí Minh trong đời sống tâm linh Việt”)
Trần Khuê
Thiết nghĩ, có thể tin rằng nếu gắng tạo ra được một môi trường dân chủ thích hợp cho những Ngô Bảo Châu phát triển, thì trí tuệ Việt Nam quả là sẽ chẳng chịu thua kém bất cứ trí tuệ của dân tộc nào trên hành tinh này.
Trân trọng cảm ơn quý vị đại biểu đã lưu tâm theo dõi và sẵn sàng thảo luận.
Tp.Hồ Chí Minh, Thu Tân Mão ( X-2011) TRẦN KHUÊ – NG.T.THANH XUÂN (Nguồn: Chuyên luận “Hồ Chí Minh trong đời sống tâm linh Việt”)
Trần Khuê
Tham luận dự hội thảo “Minh triết Hồ Chí Minh” tại Hà Nội, 26-10-2011