Chùa Việt
Tìm về chốn Tổ Tế Hiển - Bửu Dương (Khánh Hòa)
Thứ bảy, 16/04/2014 11:42
Theo hồ sơ khảo sát của Trung tâm bảo tồn di tích tỉnh Khánh Hòa, Tổ đình Thiên Bửu hiện nay có diện tích còn khoảng 4.000m2. Thuở ban đầu mái chùa lợp bằng cỏ tranh.
Cổng Tam quan Tổ Đình Thiên Bửu |
Căn cứ vào một số hiện vật cổ còn lưu giữ như bài vị của Tổ khai sơn hiện thờ tại chùa Thiên Bửu; chùa Phổ Hóa, ngôi tháp cổ Bửu Dương; đại hồng chung cổ tại chùa Thanh Lương, thôn Nhĩ Sự, xã Ninh Thân đúc vào thời Lê Cảnh Hưng có khắc đạo hiệu Tổ Bửu Dương chứng minh đúc chuông.
上寶下楊和尚證明.大越國廣南處平康府新定縣中總平安社平安村.住持僧積仁大積仁大師.清涼寺奉佛今本道及十方善男信女眾等.景興二十四年四月吉日鑄鴻鐘
"Thượng Bửu hạ Dương, Hòa thượng chứng minh, Ðại Việt quốc, Quảng Nam xứ, Bình Khang phủ, Tân Ðịnh huyện, Trung tổng, Bình An xã, Bình An thôn. Trụ trì tăng Tích Nhơn Đại sư, Thanh Lương tự phụng Phật, kim bổn đạo cập thập phương thiện nam tín nữ chúng đẳng. Cảnh Hưng nhị thập tứ niên, tứ ngoạt kiết nhựt chú Hồng Chung…”
Tháp cổ Bửu Dương (Điềm Tịnh - Ninh Phụng - Ninh Hòa) - tháp cũ |
Chính sách này đã có từ thời Chúa Tiên Nguyễn Hoàng khi thu phục đất Phú Yên năm 1611 và được thực hiện liên tục, bền bỉ qua 8 đời Chúa, đến năm 1759 thời Võ vương Nguyễn Phúc Khoát thì hoàn tất cuộc Nam Tiến, mở đất, di dân và đặt nền cai trị lên cả một dải đất mới bao la, trù phú chạy dài từ đèo Cù Mông tới mũi Cà Mau.
Tổ đường tổ đình Thiên Bửu (Điềm Tịnh-Ninh Phụng - Ninh Hòa) |
Tháp tổ |
Là ngôi Tổ đình cổ trên dưới 300 tuổi, ngôi danh lam thắng tích, nơi đây đã lưu lại những câu đối phản ánh quá trình hình thành và phát triển:
Trước cổng tam quan, cửa chính giữa bảng hiệu “Thiên Bửu tự” (天 寶 寺) hai bên có câu đối:
Tạm dịch là:
Cổng bên phải "Bồ Đề Viện" có câu đối "Đáo thử thiền môn yếu dĩ từ bi khởi niệm"
Cổng bên trái: "Bát Nhã Môn" với câu đối "Đăng ư giác địa duy kỳ hỉ xả vi tâm"
Đúng là:
Tiền đường có chạm câu đối của Tổ Phước Tường:
Tạm dịch là:
Hai trụ trước thềm chánh điện có câu đối:
Tạm dịch là:
Hai bên có câu đối:
Đặc biệt, trước sân chùa có cây me cổ thụ cao sừng sững trên 20 mét, gốc to chu vi gốc me hơn 8 mét, tán lá cây rất rộng, có trái quanh năm. Cây me có nhiều bọng rỗng trên các nhánh nên trong thời Việt Minh chống Pháp người ta thường dùng các bọng cây này làm hộp thư bí mật.
Năm 1946 dưới gốc me còn lập một lò rèn để đúc kiếm Lê Trung Đình. Qua cổng tam quan, bên lối gạch vào chùa là hai cây sứ được trồng từ thời Tổ Phước Tường về trụ trì cách nay cũng đã gần 100 năm.
Trước và trong năm 1930, chùa là nơi thanh niên trong vùng tụ tập để luyện võ nghệ, sinh hoạt văn hóa và tuyên truyền giáo dục lòng yêu nước. Qua đó, góp phần quan trọng trong cuộc biểu tình giành chính quyền ngày 16-7-1930 của Đảng bộ và nhân dân Ninh Hòa...
Thật đúng là:
Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, Tổ Tâm Kính - Bảo Thành, trụ trì chùa Thiên Bửu, vì đã có các hoạt động giúp đỡ Việt Minh nên ngài đã bị giặc Pháp bắt và ném xuống giếng ngay tại chùa…
Tìm về chôn Tổ Tế Hiển - Bửu Dương, tưởng niệm công đức sâu dày của Tổ sư xin mới viếng tháp cổ Bửu Dương, tại khu vườn tháp Tổ đình Thiên Bửu thượng (Điềm Tịnh, Ninh Phụng), Ninh Hòa. Đây là khu vườn tháp hoành tráng nhất Khánh Hòa.
Tháp cổ Bửu Dương là ngôi tháp 7 tầng (tượng trưng thất Phật), hình bát giác (8 cạnh tượng trưng bát chánh đạo), cổ nhất và đẹp nhất nhì khu vực miền Trung. Chung quanh Tháp có xây thành hình vuông. Tại 4 góc thành có 4 cây trụ cao đắp hình hoa sen trên đầu trụ. Hai bên cửa Tháp có hai cây trụ lớn chạm nổi hình hai con rồng chầu, hai bên cửa tháp có hai con lân phục
Nếu đã có dịp đến viếng những ngôi tháp cùng thời kỳ như: Tháp Tổ Tế Căn- Luật Truyền, Tổ Khai sơn Tổ đình Sắc tứ Từ Quang (Đá Trắng) Phú Yên, Di tích Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia, hay tháp Tổ Thiệt Phú, Tổ khai sơn chùa cổ An Dưỡng (Nha Trang), tháp Tổ Thiệt Vinh, Tổ khai sơn, chùa tổ Vạn Thiện, (Diên Khánh), tháp Tổ Thiệt Địa, Tổ Khai sơn, chùa cổ tích Linh Quang (Xuân Hòa), ngôi tháp Tổ Bửu Dương kiến trúc kỹ vĩ, chạm trổ tinh vi, đường nét uyển chuyển mềm mại, chữ đắp sắt nét, có long chầu, lân phục, hoành tráng… Có lẻ bởi vì Tổ Bửu Dương xuất thân thuộc dòng dõi Nguyễn Phước (Huế). Nếu ai có nhân duyên về thăm chốn Tổ khoảng 50 năm về trước, khi ngôi tháo Tổ còn tương đối nguyên ven, chúng ta không khỏi ngạc nhiên, ở vùng quê nông thôn, xa xôi hẻo lánh, lại có một ngôi tháp Tổ hoành tráng kiến trúc tuyệt mỹ như thế!
Hiện bia Tháp Tổ không còn đọc được, bia mới dựng năm viên tịch không chính xác nên đã xóa năm. Căn cứ vào cây đòn dông chùa Phổ Hóa (Bình Thành) ghi năm Cảnh Hưng thứ 8 (1747) Hòa thượng Bửu Dương trùng tu chùa Phổ Hóa. Căn cứ vào chuông chùa Thanh Lương thôn Nhĩ Sự ghi năm Cảnh Hưng thứ 24 (1763) Tổ Bửu Dương còn sống, Ngài chứng minh đúc chuông, và căn cứ vào Long vị Tổ Bửu Dương thờ tại Sắc tứ Tổ đình Thiên Bửu (Bình Thành), chùa Phổ Hóa (Bình Thành) ghi Đại Lão Hòa thượng Tổ sư. Có lẻ Ngài trụ thế ngoài 80.
Hòa thượng Thích Ngộ Tánh, trụ trì chùa Thiên Bửu (Bình Thành, Ninh Bình) ghi lời cảm niệm thâm ân tại bia ký đã viết: Đại lão Hòa thượng Tế Hiển - Bửu Dương là truyền thừa Lâm Tế Liễu Quán, đời thứ 36, chi phái Thiền Liễu Quán. Ngài sinh trong khoảng thời gian 1684-1703, viên tịch ngày 20 tháng hai âm lịch trong khoảng thời gian 1764-1803 tại chùa Tổ đình Thiên Bửu Điềm Tịnh.
Âu đó cũng là:
(Hương Hải Thiền Sư).
Vô tư kìa cánh chim trời lướt nhanh.
Nhạn nào cố gửi dáng mình.
Nước đâu muốn giữ bóng hình cánh chim)
Tại bia Tháp, câu đối hai bên bia:
Bên phải Tháp có bài kệ:
Tạm dịch là:
Tháp cổ Bửu Dương là một di tích cổ nhất tại xứ Ninh, có nghệ thuật kiến trúc và chạm trổ hết sức tinh tế mềm mại, tuyệt vời của tiền nhân còn lưu tại quê hương yên bình Điềm Tịnh, Ninh Phụng, thị xã Ninh Hòa, trên 250 năm lịch sử.
Tìm về chốn Tổ, một chuyến đi không dài, nhưng đã ghi lại ấn tượng khó quên:
“Một chuyến về nguồn” trong lòng mỗi người con Phật ấm áp nghĩa tình “Linh sơn pháp lữ” “Uống nước nhớ nguồn”…
Di tích lịch sử văn hóa tổ đình Thiên Bửu |
Lễ rước bằng di tích lịch sử văn hóa ngày 19/02/Giáp Ngọ |
Cây me cổ thụ trên 300 tuổi tại tổ đình Thiên Bửu |
Tháp cổ Bửu Dương tại khu vườn tháp Tổ đình Thiên Bửu |
TIN, BÀI LIÊN QUAN: