Sách Phật giáo

Truyền thông Phật giáo và mạng xã hội

Thứ hai, 19/03/2014 04:23

Đã là truyền thông Phật giáo, thì việc truyền thông không chỉ là để thu hút người đọc, và tuyệt đối không thu hút người đọc theo kiểu giật gân, xì căng đan; chú trọng tất cả các phương thức truyền tải thông tin nhưng không xa rời chánh pháp.

Sáng ngày 19/03/2014, tại tòa nhà 63 Lý Thái Tổ, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam tổ chức một buổi thảo luận với Anya Schiffrin - nhà báo kì cựu, hiện là quyền Trưởng khoa Báo chí và Truyền thông Quốc tế của Đại học Columbia (Mỹ).

Trước đây chị Anya là nhà báo của hãng tin Reuters tại Việt Nam và đã từng nói chuyện với nhiều nhà báo viết về  chủ đề kinh tế. Buổi thảo luận xoay quanh chủ đề cách giới truyền thông sử dụng và theo dõi mạng xã hội như thế nào. 
 
Trong bối cảnh những năm gần đây, trước những khó khăn về tài chính và thay đổi trên thị trường, hoạt động quảng cáo sa sút, dẫn đến các phương tiện truyền thông chính thức hoài nghi về vấn đề công nghệ.

Điều này khiến cho các cơ quan truyền thông đã phải xem xét lại chiến lược hoạt động và thu thập tin tức, bổ sung video, nghiên cứu sử dụng điện thoại di động khi phòng tin tức cũng đang bị cắt giảm. Trong khi, mạng xã hội hiện nay đang đóng vai trò quan trọng và mang tính chuyển đổi.
     
Mạng xã hội đóng góp đáng kể vào nguồn tài chính quảng cáo trên thế giới nói chung. Doanh thu quảng cáo qua các phương tiện truyền thông rơi tự do, không chỉ đối với báo chí mà còn đối với cả truyền thanh và truyền hình. Bên cạnh đó, các tổ chức truyền thông phát hành báo giấy và báo trực tuyến mất toàn bộ các danh mục quảng cáo có lợi nhuận cao cho các trang mạng xã hội và các công cụ tìm kiếm.
   
Giải pháp cho thực trạng ấy chỉ có thể là việc theo đuổi các hình thức quảng cáo kỹ thuật số còn lại, có nghĩa là các chủ báo mạng đang ngay càng tập trung vào lưu lượng truy cập mạng (lượt xem trang bài viết, tổng số khách truy cập duy nhất trên trang điện tử). Lưu lượng càng nhiều thì doanh thu từ quảng cáo cũng càng nhiều. 
 
Bên cạnh đó, giới truyền hình cũng đang chú trọng đến việc chuyển tải video lên youtube và đăng tải lên các trang thông tin điện tử, trong bối cảnh thời đại giới trẻ sống nhanh, sau 8 tiếng công sở là những cuộc vui chơi với bạn bè, và đi du lịch vào cuối tuần, nên các kênh truyền hình đang mất dần doanh thu từ quảng cáo và lượt xem. Đó là khía cạnh kinh tế của truyền thông đa phương tiện. 
     
Đối với Phật giáo Việt Nam, truyền thông đóng vai trò không nhỏ, bên cạnh Ban Hoằng Pháp, trong việc giới thiệu những câu chuyện nhà Phật mà luôn gắn liền với giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam, và hình ảnh những hoạt động phật sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đến với công chúng, để công chúng tăng trưởng đức tin hướng thiện và biết sống tốt hơn sẽ hết sức có ý nghĩa. 
   
Truyền thông Phật giáo trên mạng Internet cũng khá mạnh với các trang web, nay truyền thông Phật giáo đã được hỗ trợ đáng kể bởi mạng xã hội facebook, twitter. Bởi truyền thông Phật giáo truyền tải những giá trị Chân – Thiện – Mỹ vào cuộc sống, những giá trị ấy làm cho con người sống hạnh phúc, từ đó làm cho xã hội ngày thêm hoàn thiện. 
   
Thật tuyệt vời, khi thấy những đường link bài báo về Phật giáo được cập nhật trên rất nhiều trang facebook của các vị tu sĩ cũng như các phật tử trẻ tuổi.

Facebook sau 10 năm thành lập nay đã trở thành sân chơi xã hội chủ động nhất, với 1,184 tỷ người sử dụng trên thế giới tính đến tháng 1/2014.

Ngày nay với phần mềm facebook adroid được cài đặt trong những smartphone, facebook có thể kết nối hàng ngàn thanh niên trên đường phố. Tính đến tháng 1/2014, lượng người truy cập facebook qua điện thoại đã đạt con số 6,572,950,124 người. Cộng đồng mạng có thể đọc những bài báo về Phật giáo trên facebook của bạn bè, bất cứ nơi đâu. 
 
Mạng xã hội đã hỗ trợ cho truyền thông Phật giáo trong bối cảnh ấn bản báo giấy giảm so với báo mạng, và ngày nay đa số các nhà báo nói chung ở Việt Nam và trên thế giới đều cập nhật facebook, twitter. Vì mạng xã hội giúp các tác giả và bài viết có thể gắn kết với ngưởi đọc, vì thế những bài báo về Phật giáo có thể đảm bảo về mức độ cam kết về độ chân thực và gần gũi với cuộc sống. 
   
Đặc biệt, tác động mạng lưới của mạng xã hội có thể lan truyền nhanh chóng và mạnh mẽ những bài báo Phật giáo chất lượng đến với tất cả cộng đồng mạng, cả những người không mấy quan tâm đến Phật giáo và những người ở các tôn giáo khác, vì những người ấy cảm thấy bạn bè người thân trong danh sách bạn bè trên trang cá nhân của họ quan tâm nhiều đến Phật giáo như thế nào, họ cũng sẽ cảm thấy bị thu hút chừng đó. 
     
Vậy yếu tố nào quyết định tác động mạng lưới lan truyền của mạng xã hội đối với truyền thông Phật giáo? Điều đó nằm ở cách đặt tiêu đề cho bài báo và cách viết lời dẫn cho bài báo. Vì đó là 2 yếu tố đầu tiên của bài báo khi được đăng link trên mạng xã hội được biểu hiện rõ ràng nhất, gây ấn tượng ban đầu cho độc giả. Đó là giải pháp cho mâu thuẫn giữa những nội dung sâu sắc nhưng không được ưa thích hay không được truy cập nhiều, và nội dung tầm thường nhưng có nhiều người xem.

Tuy nhiên, đã là truyền thông Phật giáo, thì việc truyền thông không chỉ là để thu hút người đọc, và tuyệt đối không thu hút người đọc theo kiểu giật gân, xì căng đan; chú trọng tất cả các phương thức truyền tải thông tin nhưng không xa rời chánh pháp.

Diệu Hòa

TIN, BÀI LIÊN QUAN:

loading...