Sách Phật giáo
Tứ Diệu Đế, bài học đầu tiên (Phần cuối)
Thứ sáu, 12/07/2014 09:35
Đạo đế là phần quan trọng nhất trong Tứ Diệu Đế. Một khi đã biết rõ cuộc đời là đau khổ, nguồn gốc của đau khổ là gì, và nếu có thiết tha mong cầu giải thoát khỏi cảnh đau khổ để đến một cõi an vui tốt đẹp nhất là Niết Bàn
Chương thứ Năm
ĐẠO ĐẾ
(CHÂN LÝ VỀ CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN DIỆT KHỔ)
I. Mở đầu:
Qua những phần đã nói ở trên, ta biết cuộc đời là biển khổ, đã biết rõ những nguyên nhân sâu xa gây ra khổ đau cho mọi chúng sinh. Sau đó sang phần thứ ba, Đức Phật nói rõ về chân lý đưa đến sự diệt trừ những khổ đau đạt đến Niết bàn. Nhưng để diệt trừ những khổ đau để thể nhập Niết bàn thì phải làm thế nào? Đó là nội dung trong phần thứ tư của Tứ Diêu Đế, đó là Đạo đế, là sự thật hay chân lý về con đường dẫn đến diệt khổ. Đạo đế là phương pháp chân chính và có hiệu quả chắc chắn để đưa chúng sinh đạt đến Niết bàn.
II. Định nghĩa về Đạo đế:
Đạo đế tiếng Phạn là Nirodha Dukkha Gaxminĩ Pratipad. Nirodha là sự tiêu diệt, Dukkha nghĩa là sự chịu đựng những đau khổ, buồn bực, sợ hãi, lo lắng, còn Gaxninĩ Pratipad là phương pháp thực tế. Đạo đế là chân lý hay sự thật về phương pháp thực tế diệt trừ nguyên nhân gây ra đau khổ hay chân lý về con đường diệt khổ.
Đạo còn có ý nghĩa là luân lý, là con đường đúng đắn, đạo còn có nghĩa là thông đạt. Nó chính là phương pháp để cho mọi chúng sinh tu tập để mong cầu vượt qua mọi nỗi khổ trầm luân trong tam giới.
Nội dung của Đao đế gồm nhiều phần, nhưng phần chủ yếu là Bát Chính Đạo.
III. Nội dung khái quát của Đạo đế:
Đạo đế là phần quan trọng nhất trong Tứ Diệu Đế. Một khi đã biết rõ cuộc đời là đau khổ, nguồn gốc của đau khổ là gì, và nếu có thiết tha mong cầu giải thoát khỏi cảnh đau khổ để đến một cõi an vui tốt đẹp nhất là Niết Bàn, mà không có phương pháp hiệu nghiệm để thực hiện ý muốn ấy, thì cũng không đạt được mục đích. Do đó, Ðạo đế là phần quan trọng và được Phật dạy một cách rõ ràng chu đáo.
Nội dung khái quát của Đạo đế gồm 37 phẩm trợ đạo, bao gồm:
1. Bốn phép Niệm xứ hay còn gọi là Tứ Niệm Xứ.
2. Bốn phép Chính cần hay còn gọi là Tứ Chính cần
3. Bốn phép Như ý túc hay còn gọi là Tứ Như ý túc
4. Năm Căn hay Ngũ Căn
5. Năm Lực hay Ngũ Lực
6. Bảy phần Bồ đề hay còn gọi là Thất Bồ đề phần
7. Tám phần Chính đạo hay còn gọi là Bát Chính đạo
Trong 7 mục trên Bát Chính đạo là quan trọng nhất, là nét căn bản nhất của Đạo đế và cũng là của Tứ Diệu Đế.
IV. Đạo đế với 37 phẩm trợ đạo:
1.- Tứ Niệm xứ:
Tứ niệm xứ là bốn phép hay bốn chỗ mà người tu hành thường để tâm nhớ nghĩ đến. Đó là:
- Thân niệm xứ tức Quán Thân bất tịnh
- Tâm niệm xử tức Quán Tâm vô thường
- Pháp niệm xứ tức Quán Pháp vô ngã
- Thọ niệm xứ tức Quán Thọ là khổ
a. Quán Thân bất tịnh:
Quán Thân bất tịnh là tập trung tư tưởng, suy nghĩ để quán sát một cách triệt để, một cách tường tận về sự dơ bẩn (bất tịnh) của thân mình. Nói thân mình là dơ bẩn, điều đó có lẽ khó nghe, nhưng xét kỹ mà nói, điều Phật nói là điều đúng đắn.
Con người ta, ai ai cũng quý cái thân của mình hơn nhất. Cái thân ấy ngay từ tấm bé đã được cha mẹ vỗ về nâng niu “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa”. Lớn lên không những cha mẹ mà chính bản thân ai cũng quý trọng cái thân của mình vô cùng. Người ta chăm sóc thân bằng đủ mọi cách, không những chỉ bằng của ngon vật lạ, quần áo lụa là gấm vóc, nhà cửa khang trang đẹp đẽ, nhà cao cửa rộng. Người ta tìm mọi cách để cho cái thân được sung sướng không kể bất kỳ một phương cách hoặc thủ đoạn nào, kể cả làm những điều xấu xa, bất nhân, phi nghĩa. Cái thân được quý trọng như thế sao lại gọi là dơ bẩn?
Song, thực sự nếu xét kỹ, cái thân người thật không có gì là trong sạch cả. Ngay từ khi chưa ra đời, cái thân chỉ là một bào thai trong bụng mẹ, đã nhơ nhớp rồi vì nó là do tinh cha và huyết mẹ tạo nên mà thành. Sự trưởng thành trong bào thai là trong một môi trường nhơ nhớp suốt thời gian chín tháng mười ngày cho đến khi lọt lòng phải chui theo một con đường bẩn thỉu để ra khỏi bụng mẹ.
Từ khi ra đời đến khi lớn lên, suốt cuộc đời, thân người ta phải ăn uống để tồn tại. Nhưng ai cũng nhận thấy rằng dù ăn của ngon vật lạ, tuy miệng thấy ngon, nhưng sau đó những của ngon vật lạ ấy lại biến thành đồ nhơ bẩn khi bài tiết ra ngoài, hôi thối và bẩn thỉu, không ai chịu nổi và ngay chính bản thân người bài tiết ra cũng không chịu được. Rồi thì hàng ngày, nếu không tắm rửa thì mồ hôi nhơ nhớp làm thân ta hôi hám bẩn thỉu. Sự sống luôn luôn vận động, các cơ quan trong thân thể ta cũng vận động và chứa đựng những cái nhơ nhớp như đồ đại tiểu tiện, mồ hôi, nước mắt, nước mũi, ráy tai, nước dãi và mùi hôi ở miệng khi mới ngủ dậy.
Tất cả những nhơ bẩn trong người đều thoát ra từ chín lỗ trong thân người ta mà ra gồm hai lỗ mắt, hai lỗ tai, hai lỗ mũi, một lỗ mồm, một hậu môn và một đường tiểu. Tất cả đều thoát ra những đồ không sạch. Đó là kể khi còn khỏe mạnh. Đối với người ốm thì những đồ nhơ bẩn lại càng đáng sợ, nhất là đối với những người mang bệnh nan y. Khi về già, thân thể yếu ớt không còn đủ sức để chăm sóc bề ngoài thì thân thể lại càng bất tịnh hơn nữa. Đến khi chết, thân tứ đại rã rời, mùi tử khí xông lên từ thi hài, đó là điều không tránh khỏi.
Từ khi ra đời đến khi lớn lên, suốt cuộc đời, thân người ta phải ăn uống để tồn tại. Nhưng ai cũng nhận thấy rằng dù ăn của ngon vật lạ, tuy miệng thấy ngon, nhưng sau đó những của ngon vật lạ ấy lại biến thành đồ nhơ bẩn khi bài tiết ra ngoài, hôi thối và bẩn thỉu, không ai chịu nổi và ngay chính bản thân người bài tiết ra cũng không chịu được. Rồi thì hàng ngày, nếu không tắm rửa thì mồ hôi nhơ nhớp làm thân ta hôi hám bẩn thỉu. Sự sống luôn luôn vận động, các cơ quan trong thân thể ta cũng vận động và chứa đựng những cái nhơ nhớp như đồ đại tiểu tiện, mồ hôi, nước mắt, nước mũi, ráy tai, nước dãi và mùi hôi ở miệng khi mới ngủ dậy.
Tất cả những nhơ bẩn trong người đều thoát ra từ chín lỗ trong thân người ta mà ra gồm hai lỗ mắt, hai lỗ tai, hai lỗ mũi, một lỗ mồm, một hậu môn và một đường tiểu. Tất cả đều thoát ra những đồ không sạch. Đó là kể khi còn khỏe mạnh. Đối với người ốm thì những đồ nhơ bẩn lại càng đáng sợ, nhất là đối với những người mang bệnh nan y. Khi về già, thân thể yếu ớt không còn đủ sức để chăm sóc bề ngoài thì thân thể lại càng bất tịnh hơn nữa. Đến khi chết, thân tứ đại rã rời, mùi tử khí xông lên từ thi hài, đó là điều không tránh khỏi.
Những điều nói ở trên chứng minh rằng thân ta là bất tịnh. Nhưng mọi chúng sinh chỉ vì chấp ngã, chỉ thấy “cái Ta”, “cái của Ta” mà chỉ biết quý cái thân mình mà không thấy rõ cái thân mình là bất tịnh. Vì thế ta đã làm nô lệ cho thân ta mà gây ra biết bao nhiêu nghiệp xấu. Cũng vì cái thân ta mà tham, mà sân, mà si, cũng vì cái thân mà phạm tội sát sinh, trộm cắp và tà dâm, cũng vì cái thân ta mà nói lời dối trá, nói lời thêu dệt, nói lưỡi đôi chiều và nói lời thô bạo.
Do vậy người tu hành cần phải quán sát rõ cái thân là bất tịnh mới tránh được những lỗi lầm, mới tránh được những hành vi bất thiện dẫn đến nghiệp bất thiện.
Vậy quán sát như thế nào? Có một phương pháp quán là tưởng tượng đến một cái xác người chết nằm ở trong rừng không ai biết.
Trước hết là quán thấy cái thây sình trướng phình to, sau đó thấy cái thây bị xanh xám, rồi bị rữa nát, máu thịt rơi rớt, rồi thấy chim thú đến để ăn cái thây đó, rồi sau đó thịt vương vãi, xương đầu mình chân tay rã rời v.v…Phép quán này để đối trị với lòng tham sắc dục là chính, vì lòng tham sắc dục là một bệnh rất nguy hiểm trên bước đường tu hành.
Bởi vì lòng tham sắc dục chỉ là sự ham muốn cái bộ mã bên ngoài, là cái lớp da bọc hồng hào, đẹp đẽ và quyến rũ, còn bên trong thì bộ xương nào cũng giống nhau và bên trong thì tất cả đều là bất tịnh. Cũng có thể quán đến hình ảnh một người già bị bệnh tật nằm trên giường bệnh, bất động lâu ngày, đại tiện và tiểu tiện tại chỗ, đờm dãi, máu me nhơ nhớp khi bệnh trầm trọng, xung quanh là mùi hôi thối do nhiều ngày không được lau rửa, thân thể ngày càng gầy mòn thì lại càng thải ra những đồ dơ bẩn trong thân ra ngoài.
Trước hết là quán thấy cái thây sình trướng phình to, sau đó thấy cái thây bị xanh xám, rồi bị rữa nát, máu thịt rơi rớt, rồi thấy chim thú đến để ăn cái thây đó, rồi sau đó thịt vương vãi, xương đầu mình chân tay rã rời v.v…Phép quán này để đối trị với lòng tham sắc dục là chính, vì lòng tham sắc dục là một bệnh rất nguy hiểm trên bước đường tu hành.
Bởi vì lòng tham sắc dục chỉ là sự ham muốn cái bộ mã bên ngoài, là cái lớp da bọc hồng hào, đẹp đẽ và quyến rũ, còn bên trong thì bộ xương nào cũng giống nhau và bên trong thì tất cả đều là bất tịnh. Cũng có thể quán đến hình ảnh một người già bị bệnh tật nằm trên giường bệnh, bất động lâu ngày, đại tiện và tiểu tiện tại chỗ, đờm dãi, máu me nhơ nhớp khi bệnh trầm trọng, xung quanh là mùi hôi thối do nhiều ngày không được lau rửa, thân thể ngày càng gầy mòn thì lại càng thải ra những đồ dơ bẩn trong thân ra ngoài.
Vì vậy, phật tử một khi đã có tâm nguyện tu hành kiên cố thì nên cố gắng thực hành phép quán thân bất tịnh.
b. Quán tâm vô thường:
Quán tâm vô thường là phép quán để cho cái tâm của ta suy nghĩ và hành động một cách đúng đắn và đúng pháp. Người bình thường không hiểu gì đến giáo lý đạo Phật thì không thể biết đến quy luật vô thường của tạo hóa, họ không thể thấy rằng cả vũ trụ và chúng sinh đều không thường hằng mà luôn luôn biến đổi. Họ cho rằng cái thức hay cái tâm của con người là thường hằng, không thay đổi.Nhưng trên thực tế, cái tâm của con người ta vô thường, không thường hằng (không cố định) một chút nào, nó luôn luôn thay đổi, khi thế này, khi thế khác.
Chỉ cần để ý một chút, tự ta cũng đã thấy rõ cái tâm của ta là vô thường, nó thay đổi theo thời gian trưởng thành từ khi còn nhỏ đến khi lớn, cái tâm cũng đã khác nhau. Khi chưa đi học và khi đã đi học, thêm nhiều kiến thức thì cái tâm của ta cũng khác nhau. Hàng ngày cái tâm luôn thay đổi, đó là khi vui, khi buồn, khi giận dữ, khi yêu thương rồi thì trăm nghìn vọng tưởng đến luôn khuấy động cái tâm ta.
Nếu tâm là thường hằng (không vô thường) thì sẽ không có gì thay đổi. Nếu tâm là thường thì người ngu vẫn cứ ngu, người ác vẫn cứ ác và nếu có học tập hoặc có tu hành cũng không thay đổi được gì. Và nếu cứ bám chặt vào cái tâm là “cái Ta” vĩnh viễn muôn đời, thì sẽ sinh ra không biết bao nhiêu là vọng tưởng phiền não và cái ba độc tham sân si cùng với những mạn nghi ác kiến v.v... luôn luôn nảy sinh ra đều do cái Ngã chấp mà ra.
Cũng vì chấp cái tâm là thường, nên họ cho rằng tính nết của họ không thể thay đổi được, dù họ có tham lam hay nóng giân hay si mê, gian ác. Do đó họ không thể nâng cao tâm trí để theo con đường chân chính được. Nếu như vậy, nếu tâm là thường hằng thì trên đời này không có nhân quả.
Nếu tâm là thường hằng (không vô thường) thì sẽ không có gì thay đổi. Nếu tâm là thường thì người ngu vẫn cứ ngu, người ác vẫn cứ ác và nếu có học tập hoặc có tu hành cũng không thay đổi được gì. Và nếu cứ bám chặt vào cái tâm là “cái Ta” vĩnh viễn muôn đời, thì sẽ sinh ra không biết bao nhiêu là vọng tưởng phiền não và cái ba độc tham sân si cùng với những mạn nghi ác kiến v.v... luôn luôn nảy sinh ra đều do cái Ngã chấp mà ra.
Cũng vì chấp cái tâm là thường, nên họ cho rằng tính nết của họ không thể thay đổi được, dù họ có tham lam hay nóng giân hay si mê, gian ác. Do đó họ không thể nâng cao tâm trí để theo con đường chân chính được. Nếu như vậy, nếu tâm là thường hằng thì trên đời này không có nhân quả.
Vì vậy Đức Phật khuyên ta nên quán tâm vô thường để đối trị những cái mê lầm nói ở trên, diệt trừ ngã chấp để thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi.
c. Quán pháp vô ngã:
Trong giáo lý nhà Phật, chữ Pháp có nghĩa rất rộng. Pháp biểu thị bất kỳ một sự vật hay hiện tượng nào trong vũ trụ, trong thiên nhiên và trong đời sống xã hội nhân sinh, dù sự vật và hiện tượng đó là hữu hình hay vô hình, cũng đều gọi là Pháp cả.
Đối với người bình thường chưa hiểu biết về Phật pháp, do mê mờ không nhận thức được sự giả tưởng của mọi sự vật, do chưa hiểu được lý Duyên sinh hay Duyên khởi, nên cách nhìn nhận sự vật hay nói khác đi là nhìn các Pháp chưa đúng. Vì thế nên trong bài kinh Nhân Duyên của bộ kinh Trung A Hàm, Đức Phật đã dạy rằng: “Ai hiểu thấu được lý nhân duyên thì người đó sẽ thấy đạo”. Đạo Phật quan niệm rằng tất cả mọi sự vật trên trần thế và trong vũ trụ này đều do các duyên tạo nên mà thành. Từ miếng cơm ta ăn, ngôi nhà ta ở, cái bát để ăn, cái cốc ta dùng để uống nước, cái bút và tờ giấy để ta viết cho đến ngay con người của ta đều do các duyên hợp lại mà thành. Do đó tất cả những cái gì mà ta thấy hiện hữu trên đời, kể cả sơn hà đại địa, núi sông rừng thẳm, đều không có “tự thể”, nghĩa là tự nó không tự có mà đều do các duyên hợp lại mà thành, khi không còn duyên nữa thì nó không tồn tại nữa.
Chính vì mọi sự vật là do duyên khởi, kể cả chính bản thân con người chúng ta, nên nếu không có đủ duyên kết hợp lại thì không còn cái Ta (cái Ngã) nữa. Vì vậy tất cả là Vô ngã. Vô ngã ở đây không chỉ biểu hiện ở con người, ở chúng sinh mà ở tất cả các sự vật và các pháp. Đối với hữu tình thì là nhân vô ngã, đối với sự vật và hiện tượng (tức là đối với các pháp) thì là pháp vô ngã.
Chính vì không nắm được lý thuyết “pháp vô ngã” cho nên con người ta thường bị ảnh hưởng, các phiền não và vọng tưởng lay động theo sự giả dối của sự vật. Cho nên muốn an vui mà không an vui được, muốn tự tại mà chưa lúc nào tự tại được, muốn thường trụ mà vẫn phải trôi lăn trong vòng sinh tử luân hồi.
Do vậy, quán pháp vô ngã là phép tu giải thoát vô cùng hữu hiệu. Một khi đã chứng được pháp vô ngã rồi thì tất cả đều là vô ngã, cảnh vô ngã, tâm cũng vô ngã, khi đó thì không còn cái gì để mà vướng mắc, mà phiền não nữa và được giải thoát khỏi sinh tử luân hồi.
d. Quán thọ thì khổ:
Thọ tức là thụ nhận, là sự lĩnh nhận một điều gì. Quán thọ thì khổ tức là tập trung suy nghĩ rằng có sự lĩnh nhận sẽ là có khổ. Sự thọ nhận hay lĩnh nhận ở đây có nghĩa rất rộng, nó bao hàm tất cả những gì mà con người ta có thể nhận được trong cuộc sống hàng ngày. Sự thọ nhận này chính là nguồn gốc sinh ra đau khổ trên đời. Trong Ngũ uẩn có nói đến Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Chính thọ là cái cảm nhận đầu tiên, cái lĩnh nhận nhiều điều vào cho ta, vào tâm của ta, như thọ cái ăn, cái mặc, cái ở; thọ nhận ngũ dục là tham tài, danh, sắc, thực, thùy; thọ nhân lục trần là thọ sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Những cái thọ càng nhiều thì lòng tham càng nhiều, mà tham càng nhiều thì thọ lại càng lắm. Từ cái thọ nhận bình thường cần thiết cho cuộc sống, do lòng tham ta lại thọ nhận những cái không thực sự cần thiết, những cái xa xỉ, hoang phí, và từ cái thọ nhận ít ta lại nảy sinh ra muốn thọ nhận nhiều hơn. Chính cái đó là nguồn gốc gây nên đau khổ cho con người.
Vì sao? Bởi vì ở đời không phải bao giờ cứ muốn là được.
Thọ nhận điều gì mà thuận buồm xuôi gió thì thỏa thích, nhưng thọ nhận mà gặp trở ngại thì càng thêm đau khổ. Từ đó sinh ra giận dữ, thất vọng và đau khổ. Đó là ý nghĩa của phép Quán thọ thì khổ. Tu luyện phép quán này nhằm mục đích đối trị với bệnh tham là một trong ba độc, một thứ bệnh trầm trọng và nguy hiểm nhất trong các bệnh phiền não.
Vì sao? Bởi vì ở đời không phải bao giờ cứ muốn là được.
Thọ nhận điều gì mà thuận buồm xuôi gió thì thỏa thích, nhưng thọ nhận mà gặp trở ngại thì càng thêm đau khổ. Từ đó sinh ra giận dữ, thất vọng và đau khổ. Đó là ý nghĩa của phép Quán thọ thì khổ. Tu luyện phép quán này nhằm mục đích đối trị với bệnh tham là một trong ba độc, một thứ bệnh trầm trọng và nguy hiểm nhất trong các bệnh phiền não.
Vì vậy người tu hành muốn diệt trừ lòng tham thì phải thực hiện phép Quán thọ thì khổ.
Tóm lại Tứ Niệm Xứ là bốn phép quán của người tu hành. Bốn phép quán đó cho ta tâm niệm rằng cái thân là bất tịnh, cái tâm là vô thường, mọi pháp là vô ngã và nếu thọ nhiều thì khổ lắm. Phật tử càng nắm vững Tứ Niệm Xứ thì việc thực hiện các pháp môn khác trong Đạo đế càng thuận lợi và càng có kết quả tốt.
2. Tứ chính cần:
Tứ chính cần (hay còn gọi là Chính tinh tấn hay Tứ tinh tấn) là bốn phép tu nhằm giúp cho Phật tử có nỗ lực, siêng năng, tinh tấn thực hành tu tập phù hợp với chính đạo, để giải thoát ra khỏi sự khổ đau, phiền não. Vì vậy sự siêng năng, cần cù và tinh tấn là điều kiện tiên quyết trên con đường đi đến giải thoát và giác ngộ. Con người ta muốn làm việc gì thành công đều phải nỗ lực mới có kết quả. Trong tu hành cũng vậy, muốn được an vui vĩnh viễn thì lại càng phải cố gắng, bền bỉ, nỗ lực tinh tấn mới thành tựu được. Vì vậy Đức Phật đề ra Tứ chính cần để mọi chúng sinh thực hiện. Tứ chính cần thực chất là bốn phép tinh tấn trong tu hành gồm:
- Tinh tấn ngăn ngừa không để những điều ác phát sinh.
- Tinh tấn diệt trừ những điều ác đã phát sinh.
- Tinh tấn phát triển những điều lành chưa phát sinh.
- Tinh tấn tiếp tục phát triển những điều lành đã phát sinh.
Đạo Phật xác định điều lành là những điều có khả năng đem lại lợi ích cho mình và cho người trong hiện tại cũng như trong tương lai, điều đó phù hợp với từ bi, bình đẳng, bác ái và trí tuệ. Còn điều ác là những điều có thể làm tổn hại cho mình và cho người trong hiện tại cũng như trong tương lai, điều đó đi ngược với lòng từ bi, bình đẳng, bác ái, trí tuệ và chân lý. Điều lành và điều dữ đều phát sinh từ thân, khẩu, ý. Vì vậy cần phải ngăn ngừa những điều ác hay thực hiện những điều lành ngay khi chúng còn ở trong ý thức.
a.Tinh tấn ngăn ngừa điều ác chưa phát sinh.
Tinh tấn ngăn ngừa những điều ác chưa phát sinh, tức là cố gắng ngăn không cho những điều ác phát sinh ngay trong ý nghĩ và trong hành động của ta. Ví dụ, người Phật tử muốn làm điều gì trái với tam quy ngũ giới, dù mới ở trong ý nghĩ cũng nên gạt bỏ, như khi khởi tâm muốn đi săn bắn, ăn chơi, rượu chè đàn đúm, tà dâm hoặc trộm cắp của ai vật gì, nói dối, nói độc ác với ai, giận dữ với người khác và làm những điều vô luân, thì nên gạt bỏ ngay từ trong ý nghĩ không để cho việc đó phát sinh ra bằng hành động. Khi đó phải với ý nghĩ rằng mình đã thọ tam quy ngũ giới và đặt mình vào địa vị người sẽ bị ta làm điều dữ để tránh không thực hiện những ý nghĩ đã chót nảy sinh trong ý thức của ta.
Việc tinh tấn ngăn ngừa không để điều ác phát sinh phải thực hiện thường xuyên không ngơi nghỉ trong từng giây, từng phút. Phải thực hiện ngày này sang ngày khác cho đến khi nào tâm được an nhiên, không hề nghĩ đến điều ác nữa. Việc này đòi hỏi sự chuyên tâm, cần cù, siêng năng, dẻo dai, bền bỉ mới có kết quả, mới thành tựu viên mãn được.
b.Tinh tấn dứt trừ những điều ác đã phát sinh:
Chúng ta đã biết ở bất cứ một con người nào cũng đều có tội ác. Không kể những tội ác gây ra từ những kiếp trước, ngay trong kiếp này, con người ta cũng dễ gây ra những điều dữ, thậm chí đã phạm nhiều tội ác. Vì vậy trên đường tu hành, phật tử một khi đã nhận biết rõ cái nguy hại của những tội ác thì phải kiên quyết diệt trừ nó.
Điều ác thường phát sinh ngay trong con người ta, bắt đầu từ ý rồi chuyển sang thân và khẩu, tức là từ suy nghĩ phát sinh trong đầu ta, sau đó thực hiện bằng hành động và lời nói. Như vậy tội ác là do thân khẩu ý gây ra và tạo nghiệp ác cho đời này và các đời sau nữa. Vậy diệt trừ những điều ác tức là ngăn chặn không cho thân khẩu ý có điều kiện tạo nghiệp nữa.
Để làm được điều đó, ta phải nỗ lực, siêng năng, tinh tấn thường xuyên quán niệm sát sinh, trộm cắp, tà dâm là tội ác gây tội lỗi cho mình và làm hại người khác. Phải thường xuyên quán niệm việc nói dối, nói lời thêu dệt, nói lưỡi hai chiều và nói lời hung ác đều gây ra tội ác như làm mất lòng tin, chia lìa ân nghĩa, tăng trưởng thù oán, gây khổ cho người. Phải thường xuyên quán niệm rằng tham sân si là ba cái độc làm hại chính mình và cho người khác, ba độc đó gây rất nhiều tội lỗi là nguồn gốc sinh ra đau khổ.
Điều ác thường phát sinh ngay trong con người ta, bắt đầu từ ý rồi chuyển sang thân và khẩu, tức là từ suy nghĩ phát sinh trong đầu ta, sau đó thực hiện bằng hành động và lời nói. Như vậy tội ác là do thân khẩu ý gây ra và tạo nghiệp ác cho đời này và các đời sau nữa. Vậy diệt trừ những điều ác tức là ngăn chặn không cho thân khẩu ý có điều kiện tạo nghiệp nữa.
Để làm được điều đó, ta phải nỗ lực, siêng năng, tinh tấn thường xuyên quán niệm sát sinh, trộm cắp, tà dâm là tội ác gây tội lỗi cho mình và làm hại người khác. Phải thường xuyên quán niệm việc nói dối, nói lời thêu dệt, nói lưỡi hai chiều và nói lời hung ác đều gây ra tội ác như làm mất lòng tin, chia lìa ân nghĩa, tăng trưởng thù oán, gây khổ cho người. Phải thường xuyên quán niệm rằng tham sân si là ba cái độc làm hại chính mình và cho người khác, ba độc đó gây rất nhiều tội lỗi là nguồn gốc sinh ra đau khổ.
Có quán rõ các tội ác như vậy thì trong trường hợp tội ác đã phát sinh rồi thì không những không để cho tội ác phát triển mà còn phải quyết tâm diệt trừ tận gốc rễ,
c.Tinh tấn phát sinh những điều lành chưa phát sinh
Con người ta bao giờ cũng có hai mặt thiện và ác. Ta đã tinh tấn ngăn ngừa điều ác chưa phát sinh và tinh tấn diệt trừ điều ác đã phát sinh thì đối với những điều lành, cũng phải tinh tấn làm nảy nở những điều lành chưa phát sinh và làm phát triển những điều lành đã phát sinh trong ta.
Đối với những điều lành chưa phát sinh, như những ý nghĩ tốt đẹp, những việc làm từ thiện, giúp đỡ người khó khăn, người khuyết tật, người già cô đơn không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi, bố thí cho người nghèo túng v.v.., ngay đến cả việc nói ra những lời nói hòa nhã, dịu dàng, tất cả những điều đó nếu chớm có ý nghĩ về chúng, thì ta cần phải tinh tấn, cố gắng, hăng hái thực hiện ngay, không nên chần chừ. Thái độ chần chừ, ngại ngần không thực hiện điều lành cũng là một điều không tốt, sẽ không đem lại phúc đức cho bản thân mình, có khi để lại cho ta những ân hận không đáng có và cũng góp phần tạo nên nghiệp xấu.
Vì vậy trong trường hợp chớm nở điều lành chưa phát sinh thì dứt khoát người Phật tử phải tinh tấn thực hiện để cho những điều thiện đó sớm phát sinh với tấm lòng từ bi của người con Phật. Thậm chí khi thực hiện những điều lành như khi giúp đỡ người khác, cần phải nghĩ rằng những người được mình giúp đỡ chính là ân nhân của mình.
d. Tinh tấn tiếp tục phát triển những điều lành đã phát sinh:
Làm những việc thiện, điều lành thì không bao giờ cho là đủ cả. Chỉ trừ khi ta không có điều kiện để thực hiện, còn nói chung làm trọn vẹn điều lành, không những là đã phát triển điều lành trong ta mà còn góp phần ngăn chặn điều ác không cho phát sinh, đồng thời mang lại lợi ích cho chính mình và cho người khác. Ví như thực hành giới không sát sinh hại vật, ta đã ngăn chặn sự giết hại vật, ta không ăn thịt mà ăn chay, đồng thời thực hành việc phóng sinh, chỉ trong một việc đó ta đã đem lại bao nhiêu nghiệp lành và được hưởng phúc đức về sau. Vì vậy việc tinh tấn tiếp tục phát triển những điều lành đã phát sinh có ý nghĩa hai mặt là vừa diệt ác vừa tu thiện.
3. Tứ Như ý túc:
Tứ Như ý túc còn gọi là Tứ Thần túc là bốn phép giúp người học Phật thành tựu trên đường tu đạo. Như ý nghĩa là đạt được như ý mình muốn. Túc vừa có nghĩa là chân tức chỗ nương tựa vừa có nghĩa là đầy đủ. Vì vậy Tứ Như ý túc là bốn phép làm nơi nương tựa cho các công đức thiền định, thần thông được thành tựu mỹ mãn như ý muốn của mình.
Tứ Như ý túc bao gồm bốn phép:
- Dục Như ý túc hay Dục Thần túc
- Tinh tấn Như ý túc
- Nhất tâm Như ý túc hay Tư duy Như ý túc
- Quán Như ý túc hay Niệm Như ý túc
a. Dục Như ý túc:
Dục Như ý túc còn được gọi là Dục Thần túc. Trong Dục Như ý túc chữ Dục chỉ cho sự ước muốn, mong cầu một cách thiết tha, mong muốn đạt được những gì mình chưa có hay mong cầu tìm cách đạt được những sở nguyện của mình cho đến khi như ý, mãn nguyện mới thôi. Dục Như ý túc là phép tu để đạt được những mong cầu được như ý muốn của người tu hành.
Tuy thế cần phải phân biệt rõ rằng tính chất của sự mong muốn trong Dục Như ý túc khác xa với chữ dục là những mong muốn nhằm thỏa mãn những tham vọng đê hèn và tội lỗi cần phải diệt trừ. Cái ái dục trong đời sống thế gian thường là thứ mong muốn thỏa mãn những thú tánh, những dục vọng xấu sa, đó là mong muốn của lòng tham ba độc. Sự mong muốn trong Dục Như ý túc là sự mong muốn hướng thiện, lành mạnh, thanh cao, mong muốn được giải thoát giác ngộ để ra khỏi luân hồi sinh tử. Trên con đường tu hành, người Phật tử luôn mong cầu được tinh tấn tiếp thu những pháp tu vi diệu để mau đạt thành thánh quả. Vì vậy chữ Dục ở đây biểu thị một hoài bão, một nhiệt tâm mãnh liệt để đưa ta đến thành công, đến thành tựu viên mãn. Trong Dục Như ý túc còn có biểu hiện rằng không thể có một trở lực nào có thể ngăn trở sự mong muốn của ta, rằng với phẩm hạnh này thì ta không bao giờ toại nguyện trừ khi nào đạt đến mục tiêu mình mong muốn.
Phật tử cần phải nắm vững Dục Như ý túc, thực hành thiền định thì mới có thể tăng tiến trên bước đường tu hành của mình.
b. Tinh tấn Như ý túc:
Tinh tấn Như ý túc là sự quyết tâm tiến bộ, giữ gìn tư tưởng tốt, loại bỏ tư tưởng xấu một cách nhất tâm để đạt đến thành tựu viên mãn, như ý của người tu hành. Thực hành điều này không phải chỉ là siêng năng nỗ lực, hăng hái, bồng bột nhất thời, mà là sự tu tập không bao giờ gián đoạn. Đây là điều kiện tốt nhất và thuận lợi nhất cho việc hóa giải tận gốc những hiểu biết sai lầm.
Vậy người Phật tử muốn tu hành để chứng đạo quả, phải thường tinh tấn đầy đủ như ý mình ước nguyện, tức là phải thực hành nghiêm túc thiền định Tinh tấn Như ý túc mà Đức Phật đã dạy trong Tứ Như ý túc.
c. Nhất tâm Như ý túc:
Nhất tâm Như ý túc còn được gọi là Tư duy Như ý túc. Nhất tâm là chuyên tâm nhất vào một việc nào đó, không bao giờ bị tán loạn, không bị vọng tưởng tác động. Trong khi tu tập hoặc thiền định, người Phật tử cần chuyên tâm vào một việc. Khi đã chú tâm vào một chỗ, thì không việc gì không thành. Tóm lại, thực hành Tư duy Như ý túc chính là tập trung suy nghĩ hay quán chiếu yếu chỉ của các pháp môn tu tập một cách cao độ để thông suốt theo như ý muốn của mình.
d. Quán Như ý túc:
Quán Như ý túc còn được gọi là Niệm Như ý túc hay Thiền định Như ý túc. Đây là phép tu mà trong quá trình tu tập, thiền định, người tu hành phải dùng trí tuệ quán sát tư duy lý pháp mình đang tu, nhờ đó mà định lực phát sinh. Khi định lực đã có thì trí tuệ cũng có và thứ trí tuệ này là thứ trí tuệ thanh tịnh, nhờ nó mà có thể thông hiểu và nhận biết nghĩa của các pháp trong vũ trụ một cách chân thật.
Tóm lại, bốn phép của Tứ Như ý túc giúp cho người tu hành nương tựa vào đó mà phát sinh công đức tu hành hợp theo như ý muốn. Bốn phép tu đó giúp cho người tu hành lần lượt vượt qua những mê lầm do vô minh, đi đến giải thoát. Nói lần lượt vì đầu tiên do tâm tu mong muốn (Dục Như ý túc), nên sự tu tập tiến bộ (Tinh tấn Như ý túc), tiếp đó nhở sự tu tập tinh tấn nên diệt mọi phiền não làm cho tâm được nhất quán (Nhất tâm Như ý túc) và cuối cùng do được nhất tâm nên trí tuệ được phát sinh (Quán Như ý túc), trên cơ sở đó có năng lực phá tan mọi vô minh. Khi vô minh hết thì nghiệp chướng được tiêu trừ, trí tuệ và công đức viên mãn, sẽ thành tựu sự nghiệp tu hành.
4.Ngũ căn:
Ngũ căn (hay Năm căn) là một pháp tu đề cập đến năm cái gốc rễ căn bản làm nguồn gốc để phát triển các thiện pháp. Chữ căn ở đây nghĩa là gốc rễ. Năm gốc rễ đó là : Tín căn, Tấn căn, Niệm căn, Định căn và Tuệ căn.
a. Tín căn:
Tín căn biểu thị lòng tin vững chắc. Đây là lòng tin của lý trí, của trí tuệ, là kết quả của một tư duy sáng suốt, của sự quán sát thấu đáo. Đây không phải là lòng tin mù quáng, không suy xét, bất chấp lý trí. Đức Phật thường dạy người Phật tử phải biết “Văn, tư, tu” nghĩa là nghe thấy, phải biết tư duy, phải biết suy xét rồi mới hành động. Đức Phật không bao giờ bắt buộc phật tử phải tin một điều gì mà không tìm hiểu kỹ về nó, không được giải thích tường tận về nó. Vì vậy, Đức Thế tôn thường dạy các đệ tử của Ngài : “Tin Ta mà không hiểu Ta, tức là hủy báng Ta”.
Do đó lòng tin được khởi phát từ trí tuệ, có xét đoán tìm hiểu một cách rõ ràng thì lòng tin đó mới mãnh liệt và vững chắc và chính nó là nền tảng căn bản để phát sinh các hạnh lành. Vậy lòng tin ở đây là tin những gì? Đó chính là tin vào Tam bảo, tin vào Ba ngôi báu.
Do đó lòng tin được khởi phát từ trí tuệ, có xét đoán tìm hiểu một cách rõ ràng thì lòng tin đó mới mãnh liệt và vững chắc và chính nó là nền tảng căn bản để phát sinh các hạnh lành. Vậy lòng tin ở đây là tin những gì? Đó chính là tin vào Tam bảo, tin vào Ba ngôi báu.
Đó là Tin Phật vì Phật là đấng toàn năng, đấng Vô thượng, Chính đẳng, Chính giác dẫn dắt chúng sinh đến con đường giải thoát, giác ngộ.
Đó là Tin Pháp vì Pháp của Đức Phật là sự thật, là chân lý, là giáo lý thâm diệu hướng dẫn và chỉ bảo cho chúng sinh đi đến giải thoát và giác ngộ.
Đó là Tin Tăng vì Tăng là người thực hành các giáo lý của Phật để giác ngộ cho mình và cho người, là kẻ thay Phật nêu cao ngọn đuốc chính pháp sáng ngời để soi đường cho chúng sinh tu tập đi đến giải tho&a