Sách Phật giáo
Vấn đáp Phật giáo - sách hay để tìm hiểu những điều căn bản của đạo Phật
Thứ bảy, 27/02/2013 03:39
Con đường đi theo đức Phật là một quá trình dài. Tìm hiểu về kiến thức Phật giáo cũng là một bước đi trong hành trình tu tập đó đầy gian nan đó. Sự giác ngộ không phải chỉ trong thời gian ngắn ngủi đôi ba phút mà để đạt được thành tựu, quá trình tu tập lâu dài, bền bỉ
Ngày nay, lượng người tu tập, đi theo con đường của đức Phật ngày càng nhiều. Tu tập theo đức Phật là một trong những con đường hữu ích để tìm được sự bình an. Trong quá trình tu tập, không ít Phật tử thắc mắc về những vấn đề thường thức trong Phật giáo.
Vấn đáp Phật giáo là tài liệu hữu ích cho quý độc giả, những người muốn tìm hiểu về kiến thức Phật giáo và Phật học sơ khai. Người đọc có thể tìm ở đây lời giải đáp cho những câu hỏi thường gặp như ý nghĩa của các danh xưng Pháp vương, Đại đức, Thượng tọa, Hòa thượng, quan niệm về thần thông, biến hóa, tái sinh, thiên đường, địa ngục, ý nghĩa của sự tích đức Phật ra đời,…
Quyển sách tập hợp 48 câu hỏi do độc giả gửi đến mục Hỏi đáp được đăng liên tục trên Văn Hóa Phật Giáo trong suốt hai năm 2007 và 2008. Tất cả những câu hỏi độc giả gửi đến đều được trả lời chi tiết, nghiêm túc bởi tác giả Bàng Ẩn – người phụ trách chuyên mục Hỏi đáp của Tạp chí Văn hóa Phật giáo. Tác giả Bàng Ẩn là người đã biên soạn, phiên dịch nhiều tác phẩm, giảng dạy nhiều năm ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế.
Vấn đáp Phật giáo là một trong ba quyển sách của bộ sách Văn hóa Phật giáo gồm ba quyển là Vấn đáp Phật giáo, Đi giữa vô thường và Con người toàn diện, hạnh phúc toàn diện. Đi giữa vô thường giúp chúng ta tìm hiểu căn nguyên của nỗi khổ, phương cách để đoạn diệt khổ và đạt được chân hạnh phúc. Con người toàn diện, hạnh phúc toàn diện của tác giả Nguyễn Thế Đăng giúp người đọc tìm ra câu trả lời đâu là cội nguồn của hạnh phúc.
Con đường đi theo đức Phật là một quá trình dài. Tìm hiểu về kiến thức Phật giáo cũng là một bước đi trong hành trình tu tập đó đầy gian nan đó. Sự giác ngộ không phải chỉ trong thời gian ngắn ngủi đôi ba phút mà để đạt được thành tựu, quá trình tu tập lâu dài, bền bỉ. Sự giác ngộ phụ thuộc của mỗi người tùy thuộc vào mỗi cá nhân nhưng chung quy không thể thiếu chữ “nhẫn”. và Chữ “nhẫn” nhục trong Phật giáo chính là trí tuệ, từ bi và là bằng chứng của những cấp độ giải thoát, đưa đến cứu cánh Niết bàn.
Ái Sa Nguyên Ánh