Chùa Việt
Về Bạc Liêu thăm chùa Long Phước
Chủ nhật, 15/09/2017 04:49
Sáng nay hành hương chùa Long Phước trong tâm trạng bồi hồi. Này là ngã ba Trà Kha, nơi có ngôi trường hành chính Minh Hải tôi học hồi những năm 1990, trường Trần Huỳnh nơi tôi từng có cuộc nói chuyện về một tác phẩm văn học, và...
Xuống xe buýt ở trung tâm chợ, gần cầu quây. Tôi tản bộ vào chùa để tận hưởng không khí quen thuộc. Cũng đường dài, xe máy ken dày.... Qua một chiếc cầu cũ, nho nhỏ, đến ngôi trường nơi các cháu mồ côi ở ngôi trường do chùa Long Phước quản lý học hành, nhận ra ngõ quen thuộc và chiếc cổng tam quan xưa cũ bên tay trái. Tôi nhận ra Đại đức Thích Giác Nghi đang ở ngoài cổng, và công trình nhà trẻ mồ côi vốn “đóng băng” vì thiếu vốn đang thi công! Tôi rất vui, mừng cho các cháu bé sắp có những phòng ốc mới trên nền cao tươm tất hơn hạ tầng khiêm tốn cũ kỹ và ẩm thấp trong kia một chút.
Đại đức Giác Nghi, trụ trì chùa Long Phước đồng thời là giám đốc nhà trẻ mồ côi Long Phước cho biết: Đã được bà con xa gần ủng hộ 300 triệu đồng và đang hoàn thành 4 phòng học mới, khuôn viên công trình theo thiết kế vẫn có thể xây dựng thêm nếu có nguồn tài chính. Quán sát công trình thật hạnh phúc, cứ ngỡ...
Đại đức Giác Nghi, trụ trì chùa Long Phước đồng thời là giám đốc nhà trẻ mồ côi Long Phước cho biết: Đã được bà con xa gần ủng hộ 300 triệu đồng và đang hoàn thành 4 phòng học mới, khuôn viên công trình theo thiết kế vẫn có thể xây dựng thêm nếu có nguồn tài chính. Quán sát công trình thật hạnh phúc, cứ ngỡ...
Tôi vào trong Long Phước tự thắp hương và thêm bất ngờ nhận ra thay đổi thật nhiều: Chính điện đang trùng tu lớn, sân mới khang trang. Ngoài sảnh nơi ngày trước làm chốn nghỉ mát, thợ một đang cắm cúi chế tác thân cây cồng cổ thụ hơn trăm tuổi thành bàn trà với hoa văn và các linh vật. Không khí rất mới... Niềm tiếp niềm vui...
Tôi được một chú phục vụ trong chùa mời cà phê nơi thợ mộc đang chế tác, thế là câu chuyện xoay quanh cây công cổ thụ và nghề mộc diễn ra. Anh thợ đến từ Sóc Trăng, vùng Bảy Sào, cửa biển, đã mất gần 3 tháng mà bàn trà vẫn chưa hoàn thành! Chú Luân, người phục vụ, cho biết: cây cồng này có từ thời Sư ông - tức Hòa thượng Thích Huệ Hà còn trẻ! Cây sống trên đất chùa qua bao nhiêu năm tháng biến thiên, và nay được bàn tay nghệ nhân của anh thợ đục đẽo, “bộ bàn này sẽ là nơi thầy Giác Nghi tiếp khách”, anh cho biết và thử ngồi lên chiếc bàn sắp xong, ra dáng oai vệ! Tôi cười... Vùng này, cả hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau, đến cơ sở Phật giáo nào dường như cũng thấy di ảnh Hòa thượng Thích Huệ Hà, cây cồng gắn với sự tu học của Hòa thượng và ngôi cổ tự cứ như linh vật, hạ xuống thật tiếc! Nhưng có thể do mùa mưa gió lớn chăng gây đổ chăng? Riêng tiền công biến gốc cồng thành bàn trà đã mất hai mươi triệu!
Trong tổ đường, người phụ nữ trẻ đang kèm cặp các cháu mô côi học chữ. Tôi tự mình tìm nhang và thắp hương từng ban thờ, kính cẩn cầm nhang ra các tháp lễ các vị Hòa thượng đã gắn đời mình ở chốn già lam nổi tiếng vùng phương Nam này, nơi được dân dã gọi thân thiết: chùa Cô Bảy, trên cung tỉnh lộ Bạc Liêu - Vĩnh Châu.
Ở các vũng nước trước và cạnh chùa, sen trắng vẫn nở thanh khiết. Có lẽ đây là ngôi chùa ở Bạc Liêu có nhiều sen trắng nhất? Lác đác trắng xóa quanh năm, hình ảnh thật đẹp...
Tôi rời Long Phước tự khi nắng lên, bắt thật chặt tay anh thợ mộc, tạm biệt chú bé mồ côi tên Bạc đã từng quen trong những lần viếng trước, một chú bé khôi ngôi - côi cút gắn cuộc sống với Long Phước tự từ lúc Hòa thượng Huệ Hà còn tại thế.
Chùa Long Phước đang thay đổi.
Nguyễn Thành Công