Kiến thức

Vì sao nói người chịu thiệt thòi là người có hậu phước?

Chủ nhật, 08/01/2024 10:55

Trong mọi hoàn cảnh chỉ cần có được chút lợi ích thì liền chạy theo mà vứt bỏ mọi đạo nghĩa. Đây đều là những quan niệm sai lầm. Vì sao sai lầm? Vì luôn cho rằng tổn người sẽ có lợi cho mình, nhưng nào biết tổn người chỉ có hại cho mình chứ không hề có lợi.

Trong xã hội ngày nay, nếu chúng ta tỉ mỉ quan sát sẽ dễ dàng thấy được ngày càng có nhiều tệ nạn, nhiều bệnh hiểm nghèo hơn vài mươi năm trước đây. Nguyên nhân là do đâu? Đây đều là từ trên những ác nghiệp của tất cả chúng sanh mà chiêu cảm ra. Lòng người ngày càng hiểm ác, bài xích tất cả các điều thiện, ưa thích chấp nhận tất cả các điều ác. Nghe nói đến Thập Thiện Nghiệp thì liền lắc đầu bảo khó quá không làm được. Còn đối với sát sanh, trộm cắp, dâm dục, ác khẩu, vọng ngữ...thì liền gật đầu ưa thích. Bạn nói xem còn có cách nào có thể cứu vãng đây?

Phàm sanh ra làm người ai cũng có đều có đủ tham, sân, si , mạn, hà hiếp, dối trá....Trong mỗi ý niệm đều là mong muốn khống chế và làm chủ người khác, đều muốn gây tổn hại cho người để mong có lợi cho mình.

Trong mọi hoàn cảnh chỉ cần có được chút lợi ích thì liền chạy theo mà vứt bỏ mọi đạo nghĩa. Đây đều là những quan niệm sai lầm. Vì sao sai lầm? Vì luôn cho rằng tổn người sẽ có lợi cho mình, nhưng nào biết tổn người chỉ có hại cho mình chứ không hề có lợi. Cái lợi ích mà ta thấy được trước mắt đó thật sự quá nhỏ nhoi so với cái khổ phải đọa vào tam đồ: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh sau khi ta chết đi. Chúng ta đọc trong Kinh Địa Tạng mà biết được cái khổ trong tam đồ kể không hết. Như vậy thì cái lợi ích nhỏ nhoi trước mắt đó không đủ để bù vào cái mất khi đọa vào tam đồ khổ. Do đó tổn người đâu có lợi cho mình.

Chịu thiệt thòi cũng là một đức tính cao quý

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Hiểu được đạo lý chân thật này rồi, trong cuộc sống hằng ngày có phải chịu 1 chút khổ, 1 chút thiệt thòi để cho người khác được lợi thì cũng có đáng gì đâu! Cổ Đức nói rằng: "Người chịu thiệt thòi là người có hậu phước".

Tương lai nhất định được hưởng phước báo Trời-Người. Càng thù thắng hơn nữa là đem những sự khổ, những sự thiệt thòi này làm động lực để trợ duyên cho ta niệm Phật cầu vãng sanh Cực Lạc Thế Giới làm Phật, làm Tổ đây mới là lợi ích lớn lao và chân thật nhất.

Cũng có người cho rằng: "Nay họ ức hiếp ta, họ tranh đoạt lợi ích của ta, mà ta vẫn phải nhường nhịn họ, vậy có phải ta đã quá hèn yếu hay không?"

Trong truyện ký về Đức Phật Thích Ca và các đại đệ tử, chúng ta thấy được. Đức Phật Thích Ca năm xưa cũng đã bị Đề Bà Đạt Đa luôn tìm các quấy phá, gây tổn thương cho Ngài, thậm chí 2 lần tìm cách lấy mạng của Phật. Đến cuối cùng thì chính Đề Bà Đạt Đa bị đọa vào A Tỳ địa ngục trong 2 A tăng kỳ kiếp mới hòng ra khỏi. Đức Mục Kiền Liên được xưng tôn là Thần Thông Đệ Nhất trong số những đại đệ tử của Phật, cũng cam tâm để cho các ngoại đạo đánh chết, sau đó chúng ngoại đạo này bằm thây Ngài ra thành nhiều mảnh vụn, rồi vùi xuống hầm phân.

Đức Phật Thích Ca và Đức Mục Kiền Liên đối với những sự việc này đều chẳng 1 lời oán thán, đều là cam tâm mà chịu. Trải qua đến nay đã gần 3000 năm, từng thế hệ từng, từng thế hệ đệ tử đều lấy tấm gương của Phật và Mục Kiền Liên làm ánh đuốc soi đường cho mình trên con đường tu hạnh nhẫn nhục. Vậy thì Đức Phật Thích Ca và Đức Mục Kiền Liên có phải là quá yếu hèn?

Chúng ta phải biết rằng, chỉ có người mê hoặc điên đảo mới muốn đi tranh đoạt, đi hơn thua cùng người. Khi bị 1 chút ủy khuất thì liền không chịu nổi, bị 1 chút oan ức thì liền ôm hận trong lòng, niệm niệm đều tìm cơ hội để trả thù, đến sau cùng thì liền chiêu cảm lấy ác báo không như ý.

Chúng ta đều biết, sân hận thì nhất định đọa địa ngục, tham lam thì nhất định đọa ngạ quỷ. Do đó, một người thật sự giác ngộ sẽ không đi tranh, không đi giành, không đi hơn thua cùng người. Mà không tranh, không giành, không hơn thua thì sẽ không có phiền não, cuộc sống theo đó mà liền được tự tại an vui.

loading...