Chùa Việt

Viếng thăm những ngôi chùa nổi tiếng miền Tây Nam bộ (P.1)

Thứ sáu, 26/09/2014 08:53

Đến với miền Tây Nam bộ với đặc trưng miệt vườn, sông nước, với những làn điệu đờn ca tài tử…bạn còn được đắm mình vào không gian tĩnh lặng của những kiến trúc Khmer, của những giá trị văn hóa lịch sử…

Chùa Phật Lớn (An Giang)

Tọa lạc trên diện tích 13.160 m2 thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang, chùa Phật Lớn, ngôi chùa cổ gần 200 năm là một trong nhưng địa điểm tham quan và hành hương của khách thập phương xa gần thuộc khu du lịch núi Cấm, ngọn núi cao 800m, hùng vĩ nhất của cụm Thất Sơn huyền thoại.
 Tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi lớn nhất ở châu Á
Ngôi chùa hiện đang sở hữu "Tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi" lớn nhất ở châu Á do UBND tỉnh An Giang cùng tổ chức Kỷ lục châu Á đã công bố vào ngày 29/05/2013.

Tượng có chiều cao từ chân đến đỉnh là 33,6 m, diện tích bệ 27x27 m, khuôn viên tượng Phật rộng 2,2 ha. Bức tượng đặc tả rõ nét nụ cười an nhiên, từ bi, hỉ xả và bụng to đặc trưng của Phật Di Lặc. 

Đây chính là nét độc đáo hàng năm thu đông dảo du khách thập phương thăm quan, chiêm bái, lễ Phật.

Chùa Xiêm Cán (Bạc Liêu)

Chùa Xiêm Cán, một ngôi chùa của người Khmer với lối kiến trúc đặc trưng, nằm cách thành phố Bạc Liêu 7km, thuộc xã Hiệp Thành, cách không xa vườn nhãn cổ nổi tiếng. 
 
Chùa được xây dựng hồi thế kỷ 19 với kiến trúc độc đáo với nhiều hoa văn sặc sỡ, đẹp mắt. Tọa lạc trong một khuôn viên rất rộng, cổng chùa quay về hướng Đông, sát bên đường, là một kiến trúc khá đa dạng. Bên trên ở giữa Tam quan là một bức phù điêu lớn, có chạm hình Phật. Trên những hàng cột là phù điêu các tiên nữ và những quái vật. Theo triết lý của người Khmer, đó là những thử thách đối với Phật tử trên bước đường tu thành chánh quả.

Ngôi chùa Xiêm Cán còn là nơi diễn ra các lễ hội lớn như lễ Ok Om bok, lễ Chol Chnam Thmay, lễ Đôn Ta, không khí chùa thật vui tươi, nhộn nhịp. Với một trong gian thoáng rộng, lối kiến trúc đặc trưng, nơi đây không chỉ là trung tâm văn hóa của người Khme mà còn là địa điểm hấp dẫn du khách trong và ngoài tỉnh tới tham quan, cúng bái.

Chùa Viên Giác (Bến Tre)

Chùa Viên Giác tọa lạc tại phường 5, Tp.Bến Tre trên một diện tích 3.500m2. Đây là một ngôi chùa có kiến trúc đẹp, được xây dựng vào khoảng năm 1870. Ngày 4 tháng 11 năm Ất Mão (1915), chùa được khởi công trùng tu và đến năm 1921 thì hoàn thành. 

Chùa Viên Giác là ngôi cổ tự không chỉ nổi tiếng ở Bến Tre mà còn khắp cả miền Nam vì nơi đây đã gắn liền với phong trào chấn hưng Phật giáo của Hòa thượng Lê Khánh Hòa – một vị cao tăng tinh thông Phật học (trụ trì chùa Tuyên Linh). Vào năm 1927, sư cụ Khánh Hòa đã tổ chức lớp giáo lý Phật học một năm cho các phật tử tại chùa. 
 
Hiện nay, tại chùa còn lưu giữ nhiều tài liệu Phật học, kinh sách liên quan đến thời kỳ Chấn hưng Phật giáo ở Nam kỳ. Trong những năm tháng kháng chiến chống lại thực dân Pháp, những vị trụ trì chùa đã có nhiều đóng góp cho phong trào yêu nước, điển hình như thầy Chí An. Năm 1946, thầy Chí An với tinh thần yêu nước đã tham gia Phật giáo cứu quốc tỉnh Bến Tre. Vì thế, chùa là nơi hoạt động cách mạng, nơi hộp họp của những nhà yêu nước lúc bấy giờ.

Chùa Phước Hưng (Đồng Tháp)

Về Đồng Tháp ngôi chùa mà không ai không khỏi dừng chân ghé thăm, đó là Phước Hưng cổ tự (Chùa Hương), hiện tọa lạc tại số 74/5 đường Hùng Vương, phường 1, thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.
 
Chùa do Hòa thượng Thích Minh Phước xây dựng năm Minh Mạng thứ 19 (Mậu Tuất, 1838). Đến năm Thiệu Trị thứ 6 (Bính Ngọ, 1846), vì một biến cố nào đó khiến chùa Minh Hương của người Hoa ở Sa Đéc sáp nhập vào chùa Phước Hưng, nên được gọi tắt là chùa Hương.

Chùa Phước Hưng có lối kiến trúc khá đặc biệt hơn các cổ tự ở miền Nam Việt Nam, đó là kiểu giống ngôi đình làng hơn là ngôi chùa. Chùa có 8 mái và 2 cấp, được lợp ngói âm dương. 

Ngôi chùa trải qua nhiều lần trùng tu cùng nhiều đời trụ trì, hiện nay trụ trì là Hòa thượng Thích Thiện Huệ.

An Hoàng (tổng hợp)
loading...