Sách Phật giáo
Xây dựng hạnh phúc gia đình (P.4)
Chủ nhật, 05/03/2017 01:00
Thường xuyên vấn an sức khỏe cha mẹ hai bên chính là chức năng của con người hiếu hạnh và cũng là đạo nghĩa của nhân cách làm người. Con người biết tôn trọng giá trị nhân phẩm, biết sống đạo nghĩa tình người đối với cha mẹ hai bên thì không thể thiếu sót nghĩa vụ này.
C. Đối Với Người Thân
Người thân của chúng ta là cha mẹ ruột và cha mẹ bên chồng cũng như cha mẹ bên vợ. Cha mẹ ruột là những người thân nhất trực tiếp quan tâm, chia sẻ, bao dung không vị kỷ đến đời sống của chúng ta và cũng là cây đại thọ che mát cuộc đời của chúng ta trên cuộc hành trình xây dựng hạnh phúc gia đình; còn cha mẹ bên vợ và bên chồng là những người thân gián tiếp hổ trợ tinh thần, khuyến khích và hướng dẫn những kinh nghiệm sống an vui cho chúng ta. Chúng ta phận làm con, làm rể, làm dâu đối với cha mẹ hai bên phải biết cảm thông kính trọng.
1. Phải Tôn Kính Cha Mẹ Hai Bên
Chúng ta thường có một tâm bệnh ích kỷ riêng tư chỉ biết tôn kính cha mẹ ruột của mình, còn cha mẹ bên vợ hay cha mẹ bên chồng thường tỏ thái độ thiếu lễ nghi cung kính. Người rể cũng như người dâu phải ý niệm rằng: Nếu không có cha mẹ vợ thì làm sao có vợ để mình yêu và nếu không có cha mẹ chồng thì làm sao có chồng để mình thương. Chúng ta kính trọng cha mẹ ruột của mình bao nhiêu thì cũng phải kính trọng cha mẹ bên chồng và cha mẹ bên vợ bấy nhiêu. Chúng ta nếu như thương yêu vợ của mình thì phải kính trọng cha mẹ bên vợ, chúng ta nếu như thương yêu chồng của mình thì phải kính trọng cha mẹ bên chồng giống như câu Ca Dao nhân gian thường nói: “Thương chồng phải lụy mụ gia, gẩm tôi với mụ có bà con chi”.
Một khi đã sống chung trong một gia đình, chúng ta đừng làm cho chồng của mình hay vợ của mình lương tâm bị tổn thương, bị giày vò bởi dòng họ nguyền rủa cho chồng mình hay vợ mình là đứa con bất hiếu đối với cha mẹ của họ do chính mình gây nên. Mình cứ mãi gây tạo những ấn tượng cho chồng của mình hay cho vợ của mình bị mang tiếng là đứa con bất hiếu nói trên nội kết lâu ngày vào tâm khảm sẽ đưa đến tình trạng hạnh phúc gia đình bị sứt mẻ và cũng có thể đi đến tình trạng chồng vợ ly dị với nhau.
Một khi đã sống chung trong một gia đình, chúng ta đừng làm cho chồng của mình hay vợ của mình lương tâm bị tổn thương, bị giày vò bởi dòng họ nguyền rủa cho chồng mình hay vợ mình là đứa con bất hiếu đối với cha mẹ của họ do chính mình gây nên. Mình cứ mãi gây tạo những ấn tượng cho chồng của mình hay cho vợ của mình bị mang tiếng là đứa con bất hiếu nói trên nội kết lâu ngày vào tâm khảm sẽ đưa đến tình trạng hạnh phúc gia đình bị sứt mẻ và cũng có thể đi đến tình trạng chồng vợ ly dị với nhau.
Ngoài ra, chúng ta nếu là người con rể hay con dâu cũng phải quý mến và kính trọng họ hàng cũng như bạn bè bên vợ và bên chồng để tạo một bầu không khí tương quan thích hợp, an vui cho cuộc sống ra riêng tự lập của chúng ta. Nhờ tư cách lễ độ khiêm cung của chúng ta đối với họ hàng và bè bạn hai bên tạo nên một ấn tượng đẹp đẽ mến yêu thắm thiết của mọi người và nhờ đó không bị cô đơn về tâm linh trên bước đường lập nghiệp.
Giả sử, anh chị em bên chồng hay bên vợ có thái độ ganh ghét thì chúng ta vì chồng của mình hay vì vợ của mình luôn luôn nhịn nhục làm thinh, nếu nhận thấy những sự ganh ghét đó không hại đến đời sống riêng tư của gia đình mình. Còn như những sự ganh ghét đó có ảnh hưởng đến đời sống riêng tư của gia đình mình thì chúng ta vẫn có thái độ lịch sự với họ, đồng thời chồng hay vợ nên tâm sự với nhau để cùng thông cảm và không cần phải đôi co với họ không có lợi ích chi cả, vì họ là những người bên ngoài không có sống chung với chúng ta.
Chúng ta cũng nên giác ngộ rằng mình thể hiện những cử chỉ lễ độ khiêm cung, tôn kính với cha mẹ hai bên, với họ hàng bè bạn cũng là một phương pháp bồi dưỡng tâm linh về đạo đức làm người đúng với câu tục ngữ nhân gian: “Hoa thơm nhờ nhụy, người có giá trị nhờ đạo đức”.
2. Thường Xuyên Vấn An Sức Khoẻ Cha Mẹ Hai Bên
Thường xuyên vấn an sức khỏe cha mẹ hai bên chính là chức năng của con người hiếu hạnh và cũng là đạo nghĩa của nhân cách làm người. Con người biết tôn trọng giá trị nhân phẩm, biết sống đạo nghĩa tình người đối với cha mẹ hai bên thì không thể thiếu sót nghĩa vụ này. Thường xuyên vấn an sức khỏe cha mẹ hai bên có ba mục đích:
a. Mục đích thứ nhất:
Nền tảng căn bản của xã hội loài người là sự quan hệ phức tạp trên mặt đời sống cũng như trên mặt tình cảm giữa cha mẹ và con cái. Theo tâm lý thông thường, cha mẹ nào khi có con cái đều đặt hết tình thương yêu vào chúng nó và muốn chúng nó suốt đời không ra khỏi tầm tay chăm sóc của mình. Nhưng theo luân lý xã hội, con cái lớn lên phận làm cha mẹ phải dựng vợ gả chồng cho chúng nó và nếu như không cho chúng nó lập gia đình thì cha mẹ phạm tội lỗi rất nặng thiếu trách nhiệm rất lớn về hạnh phúc tương lai của chúng nó. Nhưng tình cảm của cha mẹ lại không muốn chúng ra riêng tự lập, tách khỏi sự quan tâm của mình.
Vì lý do đó, thuở xưa cha mẹ mới đặt ra một luật lệ “Cưới Dâu” và “Bắt Rể” là để chúng nó được sống bên cạnh gia đình của mình và để tình cảm của mình khỏi bị tổn thương.
Vì lý do đó, thuở xưa cha mẹ mới đặt ra một luật lệ “Cưới Dâu” và “Bắt Rể” là để chúng nó được sống bên cạnh gia đình của mình và để tình cảm của mình khỏi bị tổn thương.
Ngày nay thời đại văn minh khoa học tân tiến, vấn đề “Cưới Dâu” và “Bắt Rể” không còn giá trị đối với tuổi trẻ. Khi lập gia đình, cập chồng vợ son trẻ nào cũng muốn ra riêng tự lập theo sở thích của mình mà không muốn bị ràng buộc, bị khống chế bởi luân lý khô cằn của cha mẹ hai bên.
Con cái khi sống tự lập trên mặt tâm lý là một hiện tượng khiến cho tâm trạng của cha mẹ trở nên buồn tủi vì cha mẹ cảm thấy kể từ nay con cái của mình bỏ rơi mình, không còn cho mình trách nhiệm thương yêu, chăm sóc và bao dung nữa. Đó là lý do bổn phận làm con cái cần phải luôn luôn cảm thông sâu sắc tấm gương tình cảm thương yêu vô bờ bến của những đấng sinh thành đã dành trọn cho mình và nên thường xuyên vấn an sức khỏe cha mẹ hai bên để cho cha mẹ vơi bớt phần nào tâm trạng buồn tủi mà họ đã cam chịu quá nhiều khổ đau trong cuộc đời.
b. Mục đích thứ hai
Vì quá thương yêu con cái, tâm hồn cha mẹ luôn luôn băn khoăn lo lắng, khiến cho tâm trạng không an, ăn ngũ không yên, sợ con cái của mình còn ngây thơ, thiếu kinh nghiệm, không đủ sức đương đầu trước cuộc đời quá nhiều cạm bẩy giăng mắc khắp nẻo đường trần. Quan niệm của cha mẹ cho rằng:
*. Trường học khác hơn trường đời, trường học chỉ dạy trên lý thuyết nhưng không có dạy trên kinh nghiệm sống; trường đời mặc dù không dạy trên lý thuyết, nhưng trực tiếp dạy trên kinh nghiệm. Chỉ có kinh nghiệm mới giúp con người sống thực tế hơn.
* Con cái của mình mặc dù thông minh trên trường học, nhưng thiếu kinh nghiệm trên trường đời. Cha mẹ mặc dù không thông minh bằng con cái trên trường học, nhưng rất kinh nghiệm trên trường đời.
* Con cái mới lớn lên còn ngây thơ trên trường đời, chúng nó chỉ biết bề mặt của trường đời mà không biết bề trái của nó. Thí dụ chúng nó chỉ biết bề mặt của tình yêu nhưng không biết mặt trái của tình yêu.
Trên trường đời, tuổi trẻ ngây thơ tưởng rằng: đời toàn là hoa gấm, vàng son trải thảm trên cuộc hành trình may mắn và hạnh phúc, nhìn đời với đôi mắt ngang bằng sổ thẳng mà không biết uyển chuyển tùy duyên để vương mình lên.
Trong xã hội, con người cần có mực thước công bằng để xây dựng đời sống vật chất, nhưng về mặt tình cảm, con người nếu như sử dụng mực thước công bằng để xây dựng hạnh phúc thì sẽ thất bại, nguyên vì “Thẳng mực tàu, đau lòng gổ”, mà ở đây con người phải xây dựng tình cảm trên nguyên tắc “Hạnh Tùy Duyên” để có hạnh phúc, giống như dòng nước uyển chuyển đều có mặt khắp nẻo ngọn ngành của sông hồ. Đối với cuộc đời Hạnh Tùy Duyên là hạnh biết sống đúng với châm ngôn của Phật giáo là:
Trong xã hội, con người cần có mực thước công bằng để xây dựng đời sống vật chất, nhưng về mặt tình cảm, con người nếu như sử dụng mực thước công bằng để xây dựng hạnh phúc thì sẽ thất bại, nguyên vì “Thẳng mực tàu, đau lòng gổ”, mà ở đây con người phải xây dựng tình cảm trên nguyên tắc “Hạnh Tùy Duyên” để có hạnh phúc, giống như dòng nước uyển chuyển đều có mặt khắp nẻo ngọn ngành của sông hồ. Đối với cuộc đời Hạnh Tùy Duyên là hạnh biết sống đúng với châm ngôn của Phật giáo là:
“Khôn thì chết, Dại thì chết, chỉ Biết thì mới sống”, chữ Biết ở đây nghĩa là sống biết tùy duyên theo hoàn cảnh. Người biết sống tùy duyên phải là người có kinh nghiệm đời và cha mẹ của chúng ta chính là một trong những người sống có kinh nghiệm ở đời. Cho nên chúng ta là con cái mới lớn lên cần phải có cha mẹ hướng dẫn trên kinh nghiệm trường đời. Đó là lý do cha mẹ hai bên lo lắng cho chúng ta khi chúng ta ra riêng tự lập.
Điều nên nhớ cha mẹ hai bên có dạy dỗ cho chúng ta những điều gì, chúng ta nếu thấy những điều đó có lợi ích thiết thực cho mình thì chân thành tiếp nhận, còn chúng ta nhận thấy những điều dạy dỗ đó không thiết thực cho mình thì chỉ lắng nghe mặc niệm cho qua, không nên có thái độ phản ứng bất kính đối với bề trên.
Điều nên nhớ cha mẹ hai bên có dạy dỗ cho chúng ta những điều gì, chúng ta nếu thấy những điều đó có lợi ích thiết thực cho mình thì chân thành tiếp nhận, còn chúng ta nhận thấy những điều dạy dỗ đó không thiết thực cho mình thì chỉ lắng nghe mặc niệm cho qua, không nên có thái độ phản ứng bất kính đối với bề trên.
c. Mục đích thứ ba:
Như trước đã trình bày ở mục Giai Đoạn Tuổi Già, cha mẹ khi già yếu, tuổi gần đất xa trời, ngoài việc thân thể bất an, tứ chi mỏi mệt, tâm trạng của họ trở nên lo âu cho số phận hẩm hiu, cảm thấy đường trần lần lần thâu ngắn, hố thẳm tử sinh mỗi ngày mỗi gần kề, không biết rồi đây sau khi từ giả cuộc đời mình sẽ đi về đâu. Đứng trước tình trạng khổ đau vì mịt mờ nẻo trước này của đấng sinh thành, phận làm con hiếu hạnh phải thường xuyên đến vấn an sứ khỏe và tìm mọi cách an ủi cha mẹ cho vơi bớt não phiền ngỏ hầu đem lại đôi chút niềm vui cuối đời của tuổi xế chiều. Đó là nghĩa vụ của mục đích thứ ba.
3. Khuyến Khích Và Giúp Đỡ Cha Mẹ Trong Việc Tu Tập Đạo Đức
Đạo đức là nền tảng căn bản cho cuộc sống của con người có ý nghĩa. Con người cần đến đạo đức cũng như hoa cần đến hương sắc đúng như câu tục ngữ thường nói: “hoa thơm nhờ nhụy, người có giá trị nhờ đạo đức”. Đạo đức tự nó có từ trường móc nối và kết hợp thân thương của tất cả mọi người quy tụ về mình, hổ trợ cho mình đủ sức vượt qua mọi nẻo đường cay đắng của cuộc đời, đồng thời nó còn là một sợi giây vô hình thắt chặt sinh mệnh của mình trong đời này trải dài qua các đời sau trên cuộc hành trình chuyển hóa thăng tiến tâm linh. Có thể khẳng định đạo đức chính là liều thuốc dưỡng sinh để bồi dưỡng tâm linh tăng cường sức sống, tạo nguồn hạnh phúc an lạc thực sự cho mình.
Cha mẹ tuổi đã già cần phải tu tập để bồi dưỡng đạo đức làm hành trang cho kiếp sau trên con đường giác ngộ và giải thoát khổ đau của kiếp nhân sinh. Cũng vì lý do đó, khi cha mẹ tu tập đạo đức hay làm những việc phước thiện để bồi dưỡng đạo đức, phận làm con hiếu hạnh phải tìm mọi cách giúp đỡ cho cha mẹ đạt được như ý nguyện và cha mẹ nếu như chưa biết tu tập đạo đức thì hãy khuyến khích họ chuyên cần tiến tu đạo nghiệp cho đời sống nở hoa, đừng để họ lãng phí thì giờ của khoản đời xế chiều còn lại.
D. Đối Với Xã Hội
1. Khiêm Cung Đối Với Mọi Người
Khiêm là khiêm tốn, nghĩa là thể hiện cử chỉ hạ mình xuống ngang hàng với mọi người. Cung là cung kính, nghĩa là tỏ thái độ kính nể với mọi người. Khiêm Cung là hành động nhằm đả phá thái độ cống cao ngã mạn của con người. Người khiêm cung không phải làm mất thể diện của con người mà trái lại theo tỷ lệ nghịch còn đưa giá trị của con người nổi lên như ngôi sao sáng trong một bầu trời đen tối. Người khiêm cung cần phải nhận thức rõ những yếu tố quan hệ sau đây:
a. Sự sống còn của chúng ta vô cùng quan hệ mật thiết với xã hội, xã hội thương yêu che chở là chúng ta sống, xã hội ghét bỏ phá hoại là chúng ta đau khổ. Thí dụ: chúng ta mở tiệm buôn bán để kiếm cơm qua ngày phải nhờ khách hàng tiêu thụ; có nhiều khách hàng thương yêu đến tiêu thụ là chúng ta sống và có nhiều khách hàng ghét bỏ không đến ủng hộ là chúng ta thất bại. Sự sống còn của chúng ta quan hệ mật thiết với xã hội đúng với câu Tục Ngữ: “Bà con xa không bằng lối xóm gần”.
b. Trong xã hội, rất nhiều người có tính hay ganh tỵ hiềm khích so đo,..v..v... với những người hơn mình, họ không thích những người tài năng hơn họ, giàu sang hơn họ, thông minh hơn họ..v..v..... Họ đã không thích những người hơn họ mà còn tìm mọi cách phá hoại những người họ không thích bằng những phương tiện như chụp mũ, bôi bác, vu khống, chê bai,..v..v... làm sao cho những người đó mãi bị thất bại trên đường đời. Đây là đặc tính cố hữu của xã hội và theo Phật giáo xã hội nếu như không có những đặc tính nói trên thì không phải là xã hội trần gian.
Muốn cho cuộc sống của mình được thuận chiều mát mái theo chiều hướng đi lên trong việc xây dựng hạnh phúc an lạc, mỗi người trong gia đình cần phải thể hiện thái độ khiêm cung đối với mọi người. Thái độ khiêm cung là một trạng thái tâm lý móc nối tình cảm thân thương của tất cả mọi người quy tụ về mình nếu như không được trọn vẹn như ý muốn nhưng cũng giảm bớt đến mức trung bình những mâu thuẩn nghịch biến cản trở trên bước tiến lên xây dựng hạnh phúc và nhờ đó mình mới có cơ hội tạo dựng nền tảng an ổn cho cuộc sống lứa đôi.
2. Thể Hiện Đức Hạnh Của Bậc Trượng Phu Và Thục Nữ
Trượng Phu: Trượng là cây gậy, phu là người đàn ông; Trượng Phu nghĩa bóng ám chỉ cho người đàn ông là cột trụ của gia đình. Bậc trượng phu là người đứng đắn thể hiện được bốn đức hạnh của phái nam trong những phong cách đi đứng, nói năng, cư xử đới với mọi người, nghĩa là không vì giàu sang mà thay lòng, không vì thấp hèn mà đổi chí. Tứ Đức là hiếu, đễ, trung, tín.
* Hiếu nghĩa là hết lòng thờ kính cha mẹ; *- Đễ nghĩa là tỏ lòng yêu mến anh chị em; *- Trung nghĩa là trọn đời yêu nước thương dân;
* Tín nghĩa là quý trọng lời hứa trên hết.
Thục Nữ: Thục là hiền lành có nết na, nữ là người đàn bà; Thục Nữ là chỉ cho người đàn bà có những đức tính hiền hòa, nhã nhặn, thể hiện được bốn đức hạnh cao quý:
• Công: mọi việc đều phải khéo léo,
• Ngôn: ăn nói phải khôn ngoan lễ phép,
• Dung: mặt mày phải nghiêm chỉnh, ăn mặc phải vén khéo kín đáo,
• Hạnh: nết na phải đằm thắm, đoan trang, thuần hậu, hiền lương.
Riêng đôi chồng vợ ngoài sự bồi dưỡng bốn đức hạnh của bậc Trượng Phu và Thục Nữ vừa được giải thích tổng quát mà ở đây còn phải chú trọng đến cung cách phục sức khi tiếp xúc với xã hội bên ngoài để nói lên được giá trị cao quý của bốn đức hạnh trên. Theo luân lý và đạo đức, đôi chồng vợ muốn thể hiện bậc Trượng Phu và Thục Nữ khi tiếp xức với xã hội bên ngoài cần phải quan tâm những điểm sau đây:
a. Khi giao tiếp với mọi người bên ngoài, chúng ta không nên ăn mặc thường phục ở nhà, nghĩa là chúng ta phải mặc sắc phục ngoại giao như theo người Việt Nam, người đàn ông phải mặc quần tây dài, áo dài tay và gài nút cổ đàng hoàng,..v..v...; ngươi đàn bà phải mặc áo dài,..v..v...., không nên mặc đồ ngắn hay đồ ngủ đi tiếp xúc với họ. Chúng ta ăn mặc những quần áo trong nhà, như quần ngắn, áo thun,..v..v.... ra ngoài tiếp xúc với mọi người có những lỗi lầm như sau:
* Tạo cho mọi người không thiện cảm với mình, vì chính mình tỏ thái độ khinh họ thấp hèn khi tiếp xúc.
* Tạo cho mọi người đánh giá mình thiếu học thức, thiếu văn hóa nên không biết cung cách giao tiếp.
b. Khi giao tiếp với mọi người bên ngoài, đàn bà thì không nên ăn mặc hở hang và nói năng lả lơi có tính cách khêu gợi tình dục với người khác phái. Ăn mặc hở hang và nói năng lả lơi để tiếp xúc với mọi người có những khuyết điểm như sau:
* Tạo cho đối phương khinh thường mình, đánh giá thấp cho mình là hạng bất chính.
* Tạo cho chồng dễ mất niềm tin với nhau trong khi sống chung qua cách phục sức hở hang hoặc nói năng thiếu tế nhị.
Đôi chồng vợ cần phải biết, người đàn ông thì có bạn trai và người đàn bà thì có bạn gái; người chồng khi ra ngoài xã hội ăn mặc không lịch sự làm cho vợ của mình mất mặt với bạn gái, vì bị những bạn gái bình phẩm tư cách, cũng như người vợ khi ra ngoài xã hội ăn mặc không đàng hoàng làm cho chồng của mình mất mặt với bạn trai, vì bị những bạn trai bình phẩm nết hạnh.
Đây là một trong những yếu tố cần phải quan tâm trong việc xây dựng hạnh phúc gia đình. Món hàng có giá trị là khi món hàng đó khó kiếm và ít gặp và tình yêu có lý tưởng là tình yêu khó kiếm và ít được thấy. Như vậy đôi chồng vợ muốn được hạnh phúc bền lâu thì lối ăn mặc và nói năng cũng cần phải cẩn thận.
3. Loại Bỏ Những Chuyện Thị Phi Ở Đời
Vấn đề thị phi được thấy trong quyển Niệm Phật Thập Yếu của Đại sư Thiền Tâm, trang 153 - 154 có ghi lại bài kệ Vô Tướng nơi Kinh Pháp Bảo Đàn của ngài Huệ Năng như sau:
“Muốn phá tan phiền não
Hãy trừ tâm thị phi
Thương ghét chẳng để lòng
Nằm thẳng đôi chân nghỉ!”
Xây dựng hạnh phúc gia đình, vấn đề thị phi theo quan niệm Phật giáo cũng là một vấn đề tai họa không kém. Người đời thường bị một thứ bệnh cũng khó trị là những chuyện xấu trong gia đình không biết đóng cửa để dạy nhau, lại đi bán rao với mọi người, hoặc những chuyện xấu của người đời bên ngoài không quan hệ chút nào với gia đình mình lại mang vào nhà làm xáo trộn nếp sống bất an trong gia đình. Thứ bệnh này của con người, đức Phật ghép vào một loại bệnh là bệnh Vọng Ngôn (một thứ trong bốn thứ Vọng Ngữ).
Vọng Ngôn: nghĩa là chụp mũ, du khống, chuyện có cho là không có, chuyện không có cho là có, chuyện phải cho là quấy, chuyện quấy cho là phải, chuyện xấu trong nhà đem khoe ngoài đường, chuyện xấu ngoài đường mang về làm xáo trộn trong gia đình. Gia đình muốn được hạnh phúc bền lâu, chồng vợ cần phải tu tập những điều kiện sau đây:
Vọng Ngôn: nghĩa là chụp mũ, du khống, chuyện có cho là không có, chuyện không có cho là có, chuyện phải cho là quấy, chuyện quấy cho là phải, chuyện xấu trong nhà đem khoe ngoài đường, chuyện xấu ngoài đường mang về làm xáo trộn trong gia đình. Gia đình muốn được hạnh phúc bền lâu, chồng vợ cần phải tu tập những điều kiện sau đây:
* Không nên đem những chuyện thị phi bên ngoài vào nhà bình phẩm. Những chuyện thị phi bên ngoài không quan hệ chút nào với gia đình nếu đem vào nhà bình phẩm làm nếp sống gia đình trở nên sóng gió vô cớ, vì mỗi người có quan điểm khác nhau về chuyện thị phi đó; có một số gia đình cũng vì chuyện thị phi vô cớ nói trên sắp đi đến tình trạng chồng vợ ly dị với nhau. Cho nên luật của Phật cấm người phật tử chân chính tuyệt đối không nên đem những chuyện thị phi bên ngoài vào gia đình vô tình làm xáo trộn tâm linh của họ trở nên bất an.
* Không nên đem những chuyện xấu trong gia đình đi bán rao ra ngoài cho mọi người đều biết. Trong gia đình nếu có chuyện xấu gì, chồng vợ nên đóng cửa để sửa đổi cho nhau, không nên nhờ người ngoài can thiệp vào sẽ làm mất thể diện cả tông môn hai họ. Nếu như chồng vợ không giải quyết cho nhau được thì nên nhờ đến cha mẹ hai bên đứng ra hòa giải, hoặc chồng vợ có tín ngưỡng thì nhờ đến người lãnh đạo tinh thần đứng ra hòa giải. Còn người ở ngoài thì không thể nào hòa giải được và nếu như người hòa giải đó không được tốt thì tạo sự ly gián khiến cho hai bên càng đổ vở thêm và những điều xấu trong gia đình mình cũng vì họ không kín miệng cho nên mọi người ai cũng biết đến.
Tâm có hòa thuận thì chồng vợ mới có hạnh phúc và chuyện thị phi vừa trình bày là những điều kiện khiến cho tâm của chồng vợ trở nên bất hòa và từ đó lâu ngày nội kết sẽ đưa đến gia đình mất hạnh phúc. Đôi chồng vợ muốn sống có hạnh phúc thì phải tu tập tịnh khẩu để tránh những chuyện thị phi nói trên.
2. MIỆNG HÒA KHÔNG TRANH CẢI (Khẩu hòa vô tránh)
Miệng hòa không tranh cải nghĩa là lời nói phải hòa hợp không chống đối lẫn nhau, nghĩa là lời nói phải giữ gìn cho được ôn hòa nhã nhặn.
Bất kỳ trường hợp nào, nếu có điều gì thắc mắc cần phải thảo luận, nhưng phải trao đổi trong sự hòa nhã lễ độ để tránh sự cạnh tranh hơn thua, thù nghịch nhau. Muốn được như vậy, trong một gia đình, chồng vợ, con cái, anh em cần phải theo những luật lệ như sau:
1.Nhẫn Nhục Để Vượt Qua Mọi Trở Lực
Theo Phật giáo, cuộc đời luôn luôn có hai mặt: thiện và ác, tốt và xấu, thạnh và suy, ngày và đêm, nước lớn và nước ròng. Dòng đời luôn luôn vô thường biến đổi như dòng nước chảy và nhờ vô thường biến đổi cho nên con người mới sống cũng như nhờ dòng nước chảy cho nên dòng nước không bị hư thối. Cũng vì dòng đời vô thường biến đổi cho nên cuộc đời luôn luôn xuất hiện có hai mặt vừa kể ở trên. Chúng ta hiện đang sống trong dòng đời vô thường biến đổi và trong cuộc đời hai mặt thì làm sao tránh khỏi những trở lực đắng cay dồn dập đưa đến. Chúng ta cũng vì sống trong cuộc đời hai mặt và bị cuốn hút theo dòng đời vô thường biến đổi cho nên luôn luôn gặp rất nhiều ngang trái hơn là gặp nhiều may mắn.
Chúng ta là phật tử đã biết cuộc đời là như thế thì phải nên sống theo Hạnh Tùy Duyên. Hạnh Tùy Duyên nghĩa là đời sống của mình khi gặp con nước lớn, gặp nhiều phước lành, nhiều may mắn thì đừng tự hào buông thả, đừng tiêu hao lãng phí cuộc đời mà phải nên chuẩn bị lúc gặp phải con nước ròng, gặp phải thời vận suy tàn đắng cay dồn dập; còn đời sống của mình khi gặp phải con nước ròng, gặp lúc thời vận suy tàn, gặp nhiều trở ngại đắng cay thì cũng đừng thối chí ngả lòng, phải nhẫn nhục để vượt qua cơn nguy khó thì nhất định sẽ gặp nước lớn trở lại, sẽ gặp nhiều phước lành, nhiều may mắn tái diễn.
Chúng ta đã biết sống theo Hạnh Tùy Duyên nói trên, nghĩa là chúng ta đã chuẩn bị trước tư thế thì khi gặp phải những hoàn cảnh bất hạnh như đã nói ở trên không bao giờ bị khổ đau tuyệt vọng. Ngược lại chúng ta nếu như không biết sống theo Hạnh Tùy Duyên, nghĩa là không biết chuẩn bị trước tư thế thì sẽ rước lấy từ thất bại này đến thất bại khác trong cuộc đời.
Chúng ta đã biết sống theo Hạnh Tùy Duyên nói trên, nghĩa là chúng ta đã chuẩn bị trước tư thế thì khi gặp phải những hoàn cảnh bất hạnh như đã nói ở trên không bao giờ bị khổ đau tuyệt vọng. Ngược lại chúng ta nếu như không biết sống theo Hạnh Tùy Duyên, nghĩa là không biết chuẩn bị trước tư thế thì sẽ rước lấy từ thất bại này đến thất bại khác trong cuộc đời.
Những sự kiện trên dạy cho chúng ta rằng mình là người biết sống Hạnh Tùy Duyên khi gặp phải những hoàn cảnh bất hạnh, những trở ngại đắng cay dồn dập mang đến thì không nên mắng trời trách đất mà ở đây cần phải nhẫn nhục để vượt qua và biết rằng ngày mai trời sẽ sáng trở lại, không nên thối chí ngả lòng để rồi chính mình phải rước lấy những bất hạnh khổ đau.
2. Ái Ngữ Trong Việc Đối Xử
Ái ngữ nghĩa là lời nói thương yêu ngọt ngào. Đôi chồng vợ hằng ngày đối xử với nhau cần phải sử dụng đến ái ngữ. Châm ngôn thường nói: “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
Làm người ai cũng có lúc lỗi lầm và ai cũng có tự ái cá nhân và không muốn người khác phê bình những khuyết điểm của mình. Chồng hay vợ nếu như có những khuyết điểm gì và muốn họ sửa đổi thì phải đối xử với nhau bằng những lời ái ngữ với những nguyên tắc sau đây:
*. Đừng phê bình, đừng sửa chữa chồng hay vợ trước mặt mọi người hoặc trước mặt con cái.
*. Phải dùng những lời ái ngữ để phê bình hay sửa chữa, nghĩa là phải ca ngợi chồng hay vợ 80 phần trăm những hạnh kiểm ưu điểm rồi sau đó nói một cách nhẹ nhàng những khuyết điểm để họ sửa chữa.
*. Phải nghe tiếng lòng của họ đừng nghe tiếng nói của họ, nghĩa là khi mình phê bình sửa chữa chồng hay vợ, thâm tâm của họ đã biết họ có lỗi, nhưng họ vì tự ái cá nhân cho nên vẫn cứ cải bướng không chịu nhịn. Lúc đó chồng hay vợ phải lắng nghe khi nhận biết được tiếng lòng của họ đã ăn năn thì làm thinh bỏ đi chỗ khác để họ tự động âm thầm sửa chữa, đừng chấp trước những lời cải bướng của họ mà phải đưa đến sự bất an trong gia đình.
Chồng hay vợ nếu như chấp trước những lời cải bướng của họ thì sẽ đưa đến tình trạng họ lại trở mặt lỳ lợm không chịu sửa đổi những khuyết điểm theo như ý mình muốn, điều đó đúng với câu tục ngữ: “Nhân cùng tắc biến, vật cùng tắc phản”, nghĩa là con người nếu như dồn họ vào đường cùng thì họ nghịch biến trở lại chống mình, con vật nếu như dồn nó vào đường cùng thì nó phản lại cắn mình.
Chồng hay vợ nếu như chấp trước những lời cải bướng của họ thì sẽ đưa đến tình trạng họ lại trở mặt lỳ lợm không chịu sửa đổi những khuyết điểm theo như ý mình muốn, điều đó đúng với câu tục ngữ: “Nhân cùng tắc biến, vật cùng tắc phản”, nghĩa là con người nếu như dồn họ vào đường cùng thì họ nghịch biến trở lại chống mình, con vật nếu như dồn nó vào đường cùng thì nó phản lại cắn mình.
Đây là nguyên tắc ái ngữ để đối xử với nhau cho đẹp lòng chồng vợ và để cho nhau hòa hợp sống chung. Đó cũng là những yếu tố trong việc xây dựng hạnh phúc gia đình được bền lâu.
3. Thắc Mắc Cần Phải Giải Tỏa
Chồng hay vợ có những thắc mắc gì trong gia đình thì phải trực tiếp trình bày thẳng với nhau mong sớm giải tỏa, đừng để ẩn uất nội kết lâu ngày trong lòng trở thành ung thư tâm lý. Tâm lý khi bị ung thư về những thắc mắc ẩn uất nội kết thì khó khăn trong việc trị liệu tâm bệnh cũng như bệnh ung thư tham lam, sân hận, si mê,..v..v.... đã nội kết lâu đời trong tâm hồn con người thì không dễ gì xóa bỏ tận gốc rể. Tâm lý ung thư nói trên cũng là nguyên nhân đưa đến tình trạng bất an trong gia đình khó bề hòa hợp mà gia đình nếu như không thể hòa hợp thì việc xây dựng hạnh phúc lâu dài không thể nào thành công tốt đẹp.
Những thắc mắc trong gia đình muốn giải tỏa thì chồng và vợ phải thực hiện những điều kiện sau đây:
* Chồng vợ phải luôn luôn tâm niệm rằng, mình là người cột trụ trong gia đình, là cây đại thọ làm chỗ nương tựa vững chắc và che mát cho các con. Chồng vợ sống chung đừng tạo nên sự rạn nứt với những thắc mắc không đâu khiến đưa đến tình trạng bất hòa trong gia đình gây ảnh hưởng không tốt tâm lý cho con cái. Đôi chồng vợ sống chung hằng ngày cứ mãi chạm mặt cách lòng, nghĩa là hai người thường giáp mặt gặp nhau hằng ngày mà lòng của hai người cách xa nhau ngàn dặm là hiện tượng tâm hồn của đôi bên không có chút hòa hợp, tình trạng như thế chẳng những gây ảnh hưởng không tốt cho đời sống của chính mình mà còn ô nhiễm đến tâm lý của con cái.
Theo Tâm Lý Học, chồng vợ mặc dù sống chung với nhau, nhưng tâm hồn của hai người không còn tin tưởng với nhau để nương tựa thì nhất định mỗi người sẽ đi tìm người khác để gửi gắm tình cảm và con cái của mình cũng vậy một khi đã mất niềm tin nơi cha mẹ thì mặc dù sống chung với cha mẹ nhưng với thái độ chạm mặt cách lòng của cha mẹ, chúng nó cũng sẽ đi tìm ngưới khác bên ngoài để nương tựa. Trong một gia đình sống chung, tâm hồn của mỗi người lại đi theo lối rẻ của mỗi ngã thì làm sao có được hạnh phúc. Nhằm ngăn ngừa những hiện tượng không tốt xảy đến trong gia đình, phận làm cha mẹ chồng vợ nếu có những thắc mắc gì thì phải nên lập tức cùng nhau giải tỏa ngay, đừng tạo tình trạng chạm mặt cách lòng xảy ra vô tình làm mất hạnh phúc cho nhau.
Theo Tâm Lý Học, chồng vợ mặc dù sống chung với nhau, nhưng tâm hồn của hai người không còn tin tưởng với nhau để nương tựa thì nhất định mỗi người sẽ đi tìm người khác để gửi gắm tình cảm và con cái của mình cũng vậy một khi đã mất niềm tin nơi cha mẹ thì mặc dù sống chung với cha mẹ nhưng với thái độ chạm mặt cách lòng của cha mẹ, chúng nó cũng sẽ đi tìm ngưới khác bên ngoài để nương tựa. Trong một gia đình sống chung, tâm hồn của mỗi người lại đi theo lối rẻ của mỗi ngã thì làm sao có được hạnh phúc. Nhằm ngăn ngừa những hiện tượng không tốt xảy đến trong gia đình, phận làm cha mẹ chồng vợ nếu có những thắc mắc gì thì phải nên lập tức cùng nhau giải tỏa ngay, đừng tạo tình trạng chạm mặt cách lòng xảy ra vô tình làm mất hạnh phúc cho nhau.
* Muốn giải tỏa những thắc mắc nếu có, đôi chồng vợ vì hạnh phúc chung mỗi người phải có thiện chí giác ngộ thật sự để cùng nhau hóa giải trong sạch tận đáy lòng những nghi kỵ khiến không còn dấu vết trong tâm hồn. Nguyên tắc giải tỏa những thắc mắc, chồng và vợ hai người phải đối diện trực tiếp, phải đặt trên nền tảng xây dựng, phải trao đổi với nhau bằng những lời lẽ ái ngữ, nhằm cải tiến để sống chung mà không phải để hơn thua, trong lời nói.
* Sau khi trao đổi giải tỏa xong, chồng vợ kể từ đấy trở về sau xả bỏ tất cả những khuyết điểm đã qua xem như không có chuyện gì cả, tuyệt đối không được nhắc đi nhắc lại nhiều lần những lỗi lầm đã được giải tỏa. Đôi chồng vợ nếu như mỗi lần có chuyện gì xảy ra cứ mãi nhắc lại những lỗi lầm đã qua vô tình khơi dậy sóng gió trong gia đình như khơi lại đốm lửa đã t&a