Kiến thức
5 bài được đọc nhiều nhất tháng 8 trên trang có gì đáng chú ý?
Chủ nhật, 29/08/2020 05:29
Gần 5 triệu lượt đọc trên trang mỗi tháng cho thấy lượng tiếp cận giáo lý Phật đà của độc giả Phật tử là rất lớn. Chất lượng nội dung bài viết trên trang luôn được cải thiện với sứ mệnh xiển dương Phật pháp tới Phật tử.
Trong tháng 8 này, 5 bài viết có số lượng độc giả truy cập nhiều nhất bao gồm:
1. Ác giả ác báo là có căn cứ khoa học
Đại học Gaddafi (Anh) và trường Đại học Texas (Mỹ) đã cùng thực hiện một nghiên cứu và chứng minh được rằng “ác hữu ác báo” là hoàn toàn có căn cứ khoa học.
Khoa học chứng thực hiện đại rất chú trọng tới căn cứ. Chỉ khi có một lượng lớn những căn cứ khoa học, con người mới thừa nhận và nhận thức một loại sự vật nào đó. Điều đó đã khiến rất nhiều truyền thống lưu lại từ những niên đại xa xưa, vì sự hạn cuộc của biện pháp tìm kiếm khoa học, mà luôn bị nhân loại bài xích và dị nghị. Thiện ác hữu báo (nhân quả) cũng là một trong số những ví dụ đó.
Tuy vậy, từ những nghiên cứu khoa học này có thể thấy được rằng, thiện ác hữu báo đã trở thành quy luật nền tảng vận hành cho toàn bộ xã hội nhân loại. Các nhà khoa học cũng chứng minh rằng niềm tin vào thiện ác hữu báo của cổ nhân hoàn toàn không phải là những mê muội, phong bế trong tư tưởng. Trái lại, đó là cái nhìn vô cùng khoa học, nhắm thẳng vào bản chất của sinh mệnh và vũ trụ.
Để minh hoạ cho lập luận "ác giả ác báo" là một quy luật của vũ trụ, Ban biên tập Phatgiao.org.vn đã đăng tải loạt bài về chủ đề "ác giả ác báo" để kể lại cùng quý vị cuộc đời bị nghiệp báo những đại gian thần mưu mô nham hiểm trong lịch sử Trung Hoa.
Phatgiao.org.vn lọt top 5 website trong báo cáo của comScore
2. Ngọc xá lợi dưới góc nhìn khoa học
Ngọc xá lợi là phần di thể của các vị cao tăng Phật giáo sau hỏa táng. Đó là những hạt kích thước nhỏ, có dạng tròn hoặc các dạng khác. Một số hạt nhỏ có thể trông giống ngọc trai hoặc pha lê, với màu sắc khác nhau. Ngọc xá lợi là bảo vật của Phật giáo toàn thế giới. Tất cả những gì thuộc về Đức Phật và các vị Thánh tăng như y bát, tóc, móng tay... cũng được xem là xá lợi.
Bài viết "Ngọc xá lợi dưới góc nhìn khoa học" nêu ra ba nguyên nhân hình thành xá lợi đó là sức mạnh tinh thần và lòng đại từ, đại bi của các vị cao tăng kết thành xá lợi; do thói quen ăn chay, ngồi thiền và do tình trạng bệnh lý (sỏi).
Vệc hình thành xá lợi có thể là sự kết hợp của cả ba giả thuyết: ăn chay và ngồi thiền; sỏi bệnh lý; và sự tinh thể hóa xương khi điều kiện hỏa táng phù hợp. Đây là giả thuyết thuyết phục nhất mà chúng ta có hiện nay.
3. Bài cúng rằm tháng 7 âm lịch tại nhà chuẩn nhất
Cúng rằm tháng 7 là một truyền thống lâu đời của người Việt. Tuy nhiên, cách khấn và bài cúng rằm tháng 7 sao cho đúng thì ít người biết. Ông cha ta thường có câu: “Cả năm không bằng rằm tháng 7, cả thảy không bằng rằm tháng giêng”, Ngoài những ngày Tết Nguyên Đán thì ngày rằm tháng 7 là ngày lễ lớn thứ hai trong năm theo lịch âm. Cúng rằm tháng 7 hay còn gọi cúng Tết Trung Nguyên. Cúng rằm tháng 7 hay cũng chính là đại lễ Vu Lan báo hiếu tại nhà.
Bài viết trên trang nhà phatgiao.org.vn đã hướng dẫn Phật tử cách thức và bài Kinh cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên, cúng thí thực cô hồn và cúng phóng sinh trong lễ cúng rằm tháng 7 tại nhà.
Bên cạnh hướng dân Phật tử cách thức cúng rằm tháng 7, bài viết "Bài cúng rằm tháng 7 âm lịch tại nhà chuẩn nhất" cũng lưu ý với Phật tử để thể hiện lòng biết ơn, báo đáp người đã khuất, con cháu nên chú ý làm việc thiện, bố thí cho người nghèo, giúp đỡ người khốn khổ. Ngoài ra, để tưởng nhớ đến ông bà, cha mẹ đã khuất núi, thế hệ sau nên nhắc nhở cho con cháu sống noi gương theo truyền thống hiếu đạo của người Việt. Đấy là sự tưởng nhớ, sự báo đáp lớn nhất đối với người đã nhắm mắt, xuôi tay. Khi ở chùa, các Phật tử nên làm việc phúc trong tháng 7 này như cúng dường, bố thí, chia sẻ cho những người khổ đau hay lên chùa tụng kinh lễ bái để cầu sự siêu thoát cho ông bà, tổ tiên; cầu phúc cho cha mẹ sống thọ, khỏe mạnh.
4. Phép màu nào giúp tôi thoát khỏi Pháp Luân Công
Bài viết "Phép màu nào giúp tôi thoát khỏi Pháp Luân Công" là lời tự sự của một Phật tử từng hơn 2 năm say mê tu luyện Pháp Luân Công và gần 3 năm quay về với sự tỉnh thức của đạo Phật. Những tâm sự của tác giả về việc dừng tu luyện Pháp Luân Công và quay về với đạo Phật chân chính là những lời cảnh báo đối với những người đang say mê tu luyện Pháp Luân Công.
Pháp Luân Công là một tổ chức ngụy trang Phật giáo, đã bóp méo giáo lý của Phật giáo. Phật giáo chân chính là đạo của giác ngộ chứ không phải đạo chủ trương mê tín, siêu hình hay thần thánh hóa vấn đề như Pháp Luân Công. Đức Phật chỉ ra con đường (cách thức) để diệt trừ những mê lầm, khổ đau trong tâm người. Cho nên, quay về với Phật Pháp và tu tập thiền định tôi để thấy sáng tỏ những gì mê mờ mà tác giả đã từng nhìn qua lăng kính của Pháp Luân Công.
5. Chuyện luân hồi chấn động của Hòa thượng Siêu Không tại Thái Lan
Giáo sư Ian Stevenson là một học giả nổi tiếng nghiên cứu về hiện tượng tái sinh luân hồi tại Đại học Virginia, Hoa Kỳ vì trong cuộc đời, ông đã thu thập và nghiên cứu hơn 3.000 trường hợp như vậy. Trường hợp luân hồi của Hòa thượng Siêu Không tại Thái Lan được ông nghiên cứu và công bố này gây chấn động thế giới.
Hòa thượng Siêu Không tại Thái Lan sinh ngày 12/10/1908 tại Pinnabas (tỉnh Surin). Tên thật của ông là Chaokhun Rajsuthajarn, tên thường gọi là Choate. Năm Choate hơn 40 tuổi, ông đến tu hành ở một ngôi chùa ở Bangkok. Khi đó, sư trụ trì hỏi ông rằng liệu có biết ai đó có thể nhớ lại kiếp trước của mình không, ông trả lời bản thân mình có thể. Vì vậy, Choate lại có cơ hội nói về kiếp trước của mình. Sau đó, ông đã làm theo lời khuyên của trụ trì, viết lại tất cả những trải nghiệm luân hồi của mình thành một cuốn sách. Đến năm 1969, cuốn sách nhỏ của ông đã được chính thức xuất bản.
Trong sách của mình, Hoà thượng Siêu Không đã miêu tả lại quá trình Nai Leng tử vong và chuyển sinh một cách rất tỉ mỉ, chi tiết và sinh động. Nai Leng là bác của Hòa thượng Siêu Không. Ông Nai Leng khi còn sống là một Phật tử, mỗi buối tối đều ngồi xếp bằng thiền định. Ông khi còn sống cũng hết mực quan tâm yêu thương em gái của mình tên là Nang Rien, cũng chính là mẹ của Hòa thượng Siêu Không.
Cổng Thông tin điện tử Phật giáo Việt Nam - Phatgiao.org.vn (Chủ quản: Ban Thông tin Truyền thông TW – Giáo hội PGVN) phát tâm công quả xây dựng và phát triển nội dung cũng như số hóa khối dữ liệu liên quan đến Phật giáo, thúc đẩy quá trình sống từ bi, trí tuệ…nhằm phục vụ công tác truyền thông Phật giáo, Giáo hội PGVN và lan tỏa Chính pháp tới tăng ni, Phật tử và những người mộ đạo Phật trên cả nước.
Phatgiao.org.vn là nơi đăng tải, tiếp nhận những bài viết, những thông tin Phật sự...của CTV, của Ban Truyền thông Phật giáo các tỉnh, các huyện gửi về với mục tiêu hướng tới là được tiếp cận, lan tỏa Phật sự trên khắp cả nước tới rộng rãi quý Phật tử trong và ngoài nước.
Phatgiao.org.vn rất hoan hỉ và mong rằng sẽ nhận được nhiều bài viết, những thông tin Phật sự...từ các CTV, Phật tử, Ban Truyền thông Phật giáo các tỉnh, các huyện...để cùng thực hiện sứ mệnh “Hoằng pháp vi gia vụ; Lợi sanh vi bản hoài”, hoằng pháp là bổn phận thiêng liêng của người đệ tử Phật, là bản nguyện của người tu hành.