Kiến thức

Âm dương trong việc làm phước

Thứ bảy, 17/02/2023 10:15

Những gì chúng ta cúng dường, làm phước là âm đức, còn cái mình hưởng thụ ăn chơi xa hoa là dương. Cho nên nếu chúng ta hưởng nhiều mà làm phước ít, tức là cái dương nhiều, cái âm ít thì ta sẽ dần hết phước, không giàu được nữa, có khi còn rơi vào nghèo khó.

Audio

Khi chúng ta có tiền mà đem bố thí thì ta đang làm âm mình đi và trời đất sẽ để lại cho mình. Đó là lý do tại sao những người hay bố thí, giúp đỡ người khác buộc phải giàu sang. Nếu ta có tình thương yêu - hãy cho đi, nếu có tài năng - hãy giúp đời, có sức khỏe - hãy cống hiến, phụng sự, hy sinh. Tức là ta cứ làm cho mình mất đi, trống đi, không giữ lại cái gì cho mình thì trời đất cứ lấp đầy lại mãi.

Sở dĩ trên đời xuất hiện những thiên tài cũng bởi lý do này. Do nhiều đời trước, khi biết cái gì họ cũng chỉ hết cho người khác mà không giấu giếm nên những đời sau từ khi còn bé họ đã bộc lộ tài năng phi thường.

Phải làm phước rất nhiều để làm gì?

4

Nếu xét trên tài sản thì việc đem của cải đi giúp đời, giúp người, giúp đạo là âm. Nhưng nếu nói trên phương tiện thì làm phước chưa là âm hay dương. Có điều, sau khi làm phước nếu ta đem khoe là dương. Người nào làm phước rồi đi kể lại với người khác để khoe là dương. Càng khoe nhiều chừng nào thì phước càng hết nhanh chừng đấy. Còn làm phước mà kín đáo, không khoe khoang là âm nên phước rất dồi dào. Do đó khi làm phước chúng ta phải rất kín đáo, im lặng, khiêm hạ là vì vậy.

Đó là lý do mà trong công hạnh của Bồ tát Đại Thừa, Phật dạy các Bồ tát rất kỹ, làm vô số việc công đức nhưng phải xem như không. Có vậy thì công đức của Bồ tát mới đến vô tận, vô biên để có thể thành Phật. Phật quả là tuyệt đối, là vô biên vô lượng. Nên chừng nào ta làm vô số điều công đức với chúng sinh mà không bao giờ hé môi thì mới đạt được. Còn nếu hé mối nửa lời thôi thì bắt đầu có cái giới hạn, không đạt được Phật quả. Nguyên tắc là như thế. Chúng ta cũng phải học hạnh đó, cố gắng siêng làm phước mà đừng chấp công, đừng khoe khoang. Đó vừa là đạo đức mà cũng là âm dương.

Bên cạnh đó, trong việc làm phước, nếu cái ta hưởng thụ bên ngoài rất ít, trong khi công đức làm bên trong rất nhiều thì phước ta hưởng rất lâu, sự thành công của ta cũng rất bền. Ví dụ chúng ta đi chùa và cúng cho chùa 5 triệu đồng, rồi sau đó mình đi ăn chơi hết 10 triệu đồng thì cái phước mình làm cho chùa từ từ mất luôn, do ta đã hưởng phước nhiều hơn cái mình cúng. Những gì chúng ta cúng dường, làm phước là âm đức, còn cái mình hưởng thụ ăn chơi xa hoa là dương. Cho nên nếu chúng ta hưởng nhiều mà làm phước ít, tức là cái dương nhiều, cái âm ít thì ta sẽ dần hết phước, không giàu được nữa, có khi còn rơi vào nghèo khó luôn. Người nào khôn ngoan, làm phước thật nhiều mà hưởng rất ít thì phước của họ rất bền, sau này sự nghiệp thành công rất lâu, chết rồi qua cõi kia tiếp tục hưởng phước.

loading...