Kiến thức

An lạc tức khắc

Chủ nhật, 24/11/2023 01:06

Có đạo hữu hỏi tôi rằng thực sự có luân hồi (hệ quả của lý nhân quả) hay không? Sở dĩ có câu hỏi đó đa số là vì kẹt ở chỗ chỉ thấy có những gì xảy ra trong đời sống ở kiếp này như theo pháp của Phật thì nhân quả cần thấy qua 3 đời: quá khứ, hiện tại, vị lai…

Có những nhân quả dù nhân tạo trong đời này nhưng quả có khi phải qua đời sau hoặc những đời sau mới trỗ. Và hoặc trong đời này dù sống rất là thiện nhưng hay gặp nhiều cảnh xấu. Rối cũng cần phân biệt  định nghiệp và bất định nghiệp. Dù đã tạo nhân nhưng khi nhân chưa thành quả mà do những nhân duyện khác ngược lại thì nhân sẽ bị tiêu trừ và không thành quả. Còn khi tạo nhân mà quả trở thành định nghiệp thì quả phải trỗ. Trong trường hợp này thì cho dù có tu tập thì quả cũng xảy ra; nhưng sự khác biệt là nếu có tu tập thì chúng ta sẽ dễ chấp nhận một cách an nhiên.

Và khi được hỏi về luân hồi thì tôi trả lời rằng: trừ những người đã đạt quả thì không ai thấy được nhân quả qua 3 đời nhưng chúng ta có thể thấy những chỉ dấu (indices); chẵng hạn những hiện tượng thần đồng, những hiện tượng một người tự nhiên nói một ngoại ngữ mà người đó chưa từng học qua; hoặc là kể một nơi chốn mà người đó chưa hề đi tới, và rồi chúng ta thấy những trẻ sơ sinh dù mới có vài tháng nhưng đã có tính khí riêng biệt rõ ràng những thứ đó hoàn toàn không do dạy dỗ…Nhưng những điều đó hoàn toàn không quan trọng. Điều tôi muốn nói với các đạo hữu là dù các đạo hữu có còn một chút nghi ngờ về luân hồi thì cũng nên hành trì theo Phật pháp. Tại sao vậy? Thí dụ như không có luân hồi, các bạn đi tìm hạnh phúc theo sự hiểu của mình như cần phải có nhiều tiền, cần có một danh vọng, địa vị; cần có một tình yêu…Chỉ là những ảo tưởng vì tất cả những gì ở bên ngoài đó đều hình thành do nhân duyên và tan biến cũng bằng nhân duyên.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Bởi vì nhân duyên tạo thành bởi những điều kiện. Hễ có điều kiện này thì có cái kia...không có thì thôi. Rồi thì, bạn sẽ phải miên man đối đầu với lo âu, sợ hải…Rồi vì vậy lúc tuổi già, bạn cảm nhận cuộc đơi thật là vô nghĩa. Nhưng khi các bạn tu tập theo Phật pháp thì mọi điều kiện sẽ từ từ tan biến: chẵng hạn bạn cúng dường bố thí không đặt điều kiện là đạt được cái này hay cái nọ mà đơn thuần là chia sẻ những gì mình có và người khác đang cần…Khi có tu tập hành trì (chẵng hạn thể hiện từ bi hỉ xả…) thì chúng ta cũng có an lạc ngay lâp tức, lo âu và sợ hải trở nên xa lạ, hanh phúc ngay trong tầm tay. Hoặc nói đơn giản hơn, nếu chúng ta sống không mong cầu, không dính mắc thì chúng ta cũng có an lạc ngay lập tức bởi vì những khổ đau, lo âu, sợ hải do chúng ta có quá nhiều điều ham muốn (tài, sắc, danh tực, thùy…) có quá nhiều dính mắc về vật chất, tình cảm, tinh thần…Điều đó không có nghĩa là từ bỏ tất cả những thứ này vì chúng cũng đến do nghiệp quả trong quá khứ đời trước hoặc đời này nhưng đừng sử dụng chúng để tạo nghiệp xấu mà ngược lại nên cố gắng nhờ những quả tốt để tạo thêm nhiều nhân tốt. Nói thì cũng khó mà có an lạc tức khắc vì chúng ta đều chịu áp lực rất mạnh cuả nghiệp lực cũ nhưng chắc chắn nếu ta liên tục tu tập thì càng ngày ta càng an lạc nhiều hơn. Và rồi chúng ta càng ngày càng có cái cảm nghiệm sống rất thực, sống thực chứ không phải chỉ là hiện hữu (vivre au lieu d’exister). Và rồi nếu có luân hồi thì dĩ nhiên sự hành trì sẽ đem lại kết quả, cho dù không giải  thoát thì kiếp tới cũng sẽ tốt hơn kiếp hiên tại. Tức là dù có luân hồi hay không thì tu tập theo đao Phật cũng tạo quả tích cực.

Một điều tôi muôn nói thêm là trong tiến trinh tu tập chúng ta nên làm những gì chúng ta có thể làm và hãy tạm bỏ qua những gi ngoài tầm tay. Chẵng hạn khi bố thí, ta có khi nghe nói đến ‘tam luân không tịch’ tức là 3 thứ không: không có ngưòi bố thí, không có ngưòi nhận bố thí và không có của cải bố thí (tam luân không tịch thôi nên dành cho các vị đại bồ tát). Chúng sinh như chúng ta có ký ức, có ý thức cho nên dỉ nhiên chúng ta phải biết là ta có bố thí, có ngươi nhận bố thí, và có của bố thí; có điều là ta nên mau quên những gì ta làm và luôn luôn ý thức rằng tất cả những gì ta làm dù có tạo nhiều công đức hay phước đức đến đâu cũng chưa bằng một hạt cát trong sa mạc công đức và cũng chỉ là một giọt nước trả ơn cho cả đại dương mà ta nhận được tư những ơn chư Phật, chư Bô tát và chúng sinh.                              

Hoặc câu nói ‘năng lễ, sở lễ tánh không tịch’ và được lý giải rằng nếu lễ lạy trong tinh thần tánh không thì một lạy này bằng cả ngàn lạy bình thường. Thực là sai lầm khi so sánh hai thứ hoàn toàn khác nhau. Không thể nào nói 1000 con chuột bằng một con bò. 1000 con chuột là 1000 con chuột và một con bò là một con bò. Thôi thì ta cứ lễ lạy chư Phật một cách bình thường như là một chứng tỏ lòng thành kính và biết ơn, thế thôi.  

loading...