Kiến thức

Ba câu hỏi lớn được giáo lý Duyên Sanh trả lời

Thứ ba, 22/06/2023 09:07

Chúng ta từ đâu đến? Tại sao chúng ta lại ở đây? Chúng ta sẽ đi về đâu? Đó là ba câu hỏi lớn được giáo lý Duyên Sanh trả lời.

Thứ nhất: Chúng ta từ đâu đến?

Trả lời: Chúng ta đến từ quá khứ đến, từ những gì chúng ta đã làm trước đây; từ những công việc vẫn chưa làm xong; từ những cái xấu và tốt trong quá khứ; từ tăm tối vô minh của chúng ta; từ những tham muốn của chúng ta. Vì thế, có thể nói chúng ta đi vào kiếp sống hiện tại này, mang theo với chúng ta những cái tốt và cái xấu của quá khứ.

Thứ hai: Tại sao chúng ta lại ở đây?

Trả lời: Chúng ta ở đây là vì quá khứ, nghiệp quá khứ khiến cho có tái sanh trong kiếp hiện tại và từ hiện tại sẽ tiếp tục tái sanh trong tương lai; chúng ta được đem đến đây bởi chính những buồn vui của chúng ta, và hầu hết chúng ta đều bị dẫn đến đây bởi tham ái, và chúng ta sẽ tồn tại ở đây cho đến khi nào cái tham ái ích kỷ của chúng ta được đoạn trừ. Đối với người trí, kiếp sống mà chúng ta đang sống ở đây là một cơ hội để loại bỏ cái gánh nặng mà chúng ta đã tích lũy trong quá khứ; để loại trừ những tà hạnh, tà kiến của chúng ta; để loại trừ những ý niệm sai lầm về sanh và tử; bỏ lại đằng sau tất cả mọi sự và đặt chân lên trên con đường trung đạo.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Thứ ba: Chúng ta sẽ đi về đâu?

Trả lời: Chúng ta sẽ đi theo quả của những nhân chúng ta đã làm. Những ai công việc (cần làm) chưa làm xong sẽ tiếp tục đi loang quanh trong vòng luân hồi và phải quay trở lại để làm tiếp công việc ấy. Những ai đi theo con đường trung đạo và đã hoàn tất những công việc (cần làm) của họ sẽ đạt đến Niết-bàn, sự diệt hoàn toàn của mọi khổ đau.

Gỡ bỏ tấm mặt nạ vô minh là công việc (cần làm) của con người. Giữ thăng bằng giữa những pháp thế gian (được mất, hơn thua,...) là con đường của Bậc Giác Ngộ. Thưởng ngoạn cuộc đời nhưng không để bị vướng mắc trong lối sống trần tục là pháp của Đấng Thế Tôn. Xuất ly cuộc sống trần tục để bước vào đời sống tâm linh cao quý hơn là lời khuyên của Đức Phật. An trú trong Niết Bàn, thực tại, thường hằng là cứu cánh của lối sống người Phật tử.

loading...