Kiến thức

Ba điều tâm niệm

Thứ hai, 11/04/2021 12:08

Trong những chuyến hoằng pháp, tôi nhận thấy có nhiều người muốn nghe tôi giảng vì họ đang tìm cách vượt qua những căng thẳng trong cuộc sống, cho dù là trong công việc, trong các mối quan hệ hay chỉ là những khúc mắc nội tâm. Họ muốn tâm được bình an.

Nguyện luôn xem mình như đất

Thông thường, đầu tiên họ muốn thấy những pháp thực hành như thiền định hay tâm chính niệm có thể giúp ích như thế nào trong cuộc sống hàng ngày. Khi đã thấy như vậy, họ muốn tiến xa hơn một chút và bắt đầu thực sự tìm hiểu tâm, để thấu hiểu chính mình và những người xung quanh.

Bất cứ khi nào bắt đầu chia sẻ giáo pháp, tôi đều tập trung vào ba điểm cốt yếu, để bạn thấy triết lý sống này sẽ cải thiện cuộc sống của bạn như thế nào.

Điều đầu tiên là không ai khác có thể giúp bạn tiêu trừ khổ đau

Hiểu được về mối quan hệ nhân duyên tương hỗ, chúng ta sẽ thấy mình không hoàn toàn tuyệt vọng.

Hiểu được về mối quan hệ nhân duyên tương hỗ, chúng ta sẽ thấy mình không hoàn toàn tuyệt vọng.

Người duy nhất có thể làm được điều này chính là bạn. Thoạt nghe, điều này dường như hơi tiêu cực, song thực tế lại đầy tính khích lệ, bởi như vậy nghĩa là chúng ta đóng vai trò rất quan trọng trong bất cứ nghịch cảnh hay thuận duyên nào xảy ra đối với mình. Cách tư duy, hành xử và nhìn nhận hoàn cảnh sẽ ảnh hưởng đến những trải nghiệm trong cuộc sống của chúng ta. Chẳng hạn, hai người cùng trải qua một thử thách giống nhau, song với quan điểm nhìn nhận khác nhau, người này có thể vô cùng đau khổ còn kẻ kia lại cảm thấy nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Hay một người bám chấp vào tiền tài, danh vọng sẽ rất đau khổ nếu bị mất mát, trong khi người khác do hiểu bản chất của vô thường, sẽ ít bám chấp khổ đau trong hoàn cảnh tương tự. Như vậy, bạn có thể bắt đầu thấy cách nhìn nhận của chúng ta có thể nắm vai trò quyết định như thế nào đối với trải nghiệm hạnh phúc hay khổ đau của chính mình.

Điều thứ hai là vạn pháp đều do nhân duyên

Hãy nghĩ về sự đau khổ mà chúng ta tự gây nên trong tâm mỗi khi nổi cơn sân hận hay đố kỵ.

Hãy nghĩ về sự đau khổ mà chúng ta tự gây nên trong tâm mỗi khi nổi cơn sân hận hay đố kỵ.

Mọi việc xảy ra không bao giờ chỉ vì một nguyên nhân duy nhất mà vốn là kết quả của rất nhiều nhân duyên cùng hội tụ, cả bên trong lẫn bên ngoài. Chẳng hạn nhân duyên bên ngoài có thể khiến người bạn đời chia tay với bạn, song bạn đau khổ đến đâu còn tùy thuộc vào cách tâm bạn phản ứng trước hoàn cảnh bên ngoài đó như thế nào. Hãy nghĩ về việc bạn lúc yêu, lúc giận người đó. Chúng ta có những cảm xúc thăng trầm vui buồn về người bạn đời vì chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác. Trớ trêu thay, chúng ta thường tốn quá nhiều thời gian và công sức tìm cách kiểm soát các hoàn cảnh bên ngoài, trong khi lại để mặc cho xúc tình bên trong hoành hành một cách tự do, hoang dại. Hiểu được về mối quan hệ nhân duyên tương hỗ, chúng ta sẽ thấy mình không hoàn toàn tuyệt vọng. Nói như vậy không có nghĩa là phủ nhận tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh, mà cốt để chỉ ra rằng ít nhiều chúng ta vẫn có thể lựa chọn cách phản ứng và kiểm soát những nhân duyên điều kiện bên trong.

Hãy nghĩ về sự đau khổ mà chúng ta tự gây nên trong tâm mỗi khi nổi cơn sân hận hay đố kỵ. Khi bị ai đó thốt lời nhục mạ: ta có thể vô cùng tức giận và buồn bực, hoặc cũng có thể giữ bình tĩnh giải quyết khúc mắc mà không bị bám chấp vào những xúc tình đó. Điều này không có nghĩa ta phải cố gắng để chẳng bao giờ nổi giận hay bực tức, mà là việc chúng ta bám chấp vào những xúc tình phiền não đó tới mức nào.

Lắng nghe cõi lòng để nhìn thấy sự yêu thương

Điều thứ ba tôi muốn chia sẻ là chẳng có gì tồn tại như vẻ bề ngoài của nó

Hạnh phúc hay khổ đau đều bắt nguồn từ trong tâm.

Hạnh phúc hay khổ đau đều bắt nguồn từ trong tâm.

Đây là một khái niệm không phải lúc nào cũng dễ hiểu, song nếu quay lại với những thí dụ về hạnh phúc và khổ đau, chúng ta sẽ nhận ra rằng những xúc tình này vốn chẳng hề cố định, bất biến mà tùy thuộc vào sự phản ánh hay cảm nhận chủ quan của chúng ta. Điều này đúng với cả xúc tình như sân giận và cả với những gì chúng ta cho là đẹp hoặc tốt. Nếu bạn hỏi mười người thế nào là hạnh phúc, họ sẽ đưa ra những ý kiến rất khác nhau, đó có thể là sự giàu có, tình yêu thương, sự thành đạt, bình an hay sức khỏe. Mỗi người có một nhu cầu và cảm nhận hạnh phúc khác nhau. Khi bắt đầu hiểu được lẽ vô thường của hạnh phúc và khổ đau, bạn sẽ bớt bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh bên ngoài. Có thể bạn trân trọng công việc và nguồn thu nhập tốt của mình, nhưng niềm an lạc trong tâm bạn sẽ ít phụ thuộc vào điều này. Bạn biết rằng mọi thứ có thể thay đổi trong hôm nay hoặc ngày mai, và như vậy cũng chẳng sao, bởi vì bạn vẫn là bạn. Tương tự như vậy, bạn hiểu ra rằng bạn không phải là sân giận, ghen tỵ hay sầu não – những xúc tình này vốn chỉ là những trạng thái nhất thời của tâm, đến rồi đi, chứ không tồn tại bất biến. Hiểu được như vậy, chúng ta sẽ nhận ra rằng tâm có thể được chuyển hóa, được đào luyện, bất kể trong hoàn cảnh nào.

Những lợi ích của sự trung thực

Hạnh phúc hay khổ đau đều bắt nguồn từ trong tâm. Tuy không thể điều khiển người khác hay thay đổi ngoại cảnh, song chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được phản ứng cũng như cách nhìn nhận vấn đề của mình. Vì thế, đừng bao giờ tuyệt vọng. Chẳng có gì cố định bất biến, nhất là tâm lại càng không.

Ba hiểu biết cốt yếu này là điểm khởi đầu: đây là tinh túy của giáo pháp mà chúng ta có thể áp dụng vào đời sống và tư duy hàng ngày.

(Trích ấn phẩm “Tâm an lạc” - Ngài Gyalwa Dokhampa)

loading...