Lời Phật dạy
Ba học: Giới - Định - Tuệ (P.2)
Thứ sáu, 07/09/2018 04:47
Sanskrit gọi là Samādhi (Pāli: Samādhi), dịch âm là tam-ma-địa, có nghĩa là thiền định, tức là chuyên tâm chăm chú vào một đối tượng nào đó mà tinh thần chúng ta không bị chi phối bởi bất cứ một tác động nào khác ngoài đối tượng đó, hoặc là chỉ cho trạng thái ngưng đọng tĩnh lặng. Ngược lại với những trạng thái này thì chúng ta gọi là tâm bị tán loạn hay gọi là định tán. Theo Câu Xá tông và Duy thức tông thì định là một trong những tâm sở. Câu Xá tông lấy nó làm một trong mười đại địa pháp, còn Duy thức tông lấy nó làm một trong năm biệt cảnh. Đây là một trạng thái tinh thần đặc thù có được kh
Định
Lại nữa nhờ vào chỉ (śamathā = xà-ma-địa), quán (vipaśyanā = Tỳ-bà-xá-na), hành giả cũng có thể tuần tự đạt được những cảnh giới tùy theo căn cơ và lực định nhiều hay ít mà theo đó có những kết quả sai biệt như tứ thiền, tứ vô sắc, nhị vô tâm định, v.v… hoặc gọi chung là thiền định, hoặc dùng nghĩa của tâm một tánh cảnh mà gọi là samādhi (tam-ma-địa), hoặc còn gọi là tam-muội. Ở đây, định được coi như là một phạm trù trong ba phạm trù ba học giới-định-tuệ, là đại cương của phương pháp học thực tiễn của Phật giáo. Hơn nữa, định cũng được gọi là Thiền định, hay Thiền-na (dhyāna), Tịnh lự. Theo Chánh định trong Bát thánh đạo hay trong các pháp trợ đạo thì nó là một trong Ngũ căn, Ngũ lực, Thất giác chi.
Về ý nghĩa của định thì có rất nhiều thuyết khác nhau, căn cứ vào Trí độ luận 28 thì Thiền định và tứ Thiền, cả hai đều gọi là định hay tam-muội, nhưng theo Thập trụ Tỳ-bà-sa luận thì Thiền chỉ cho Tứ thiền, còn định chỉ cho Tứ vô sắc định, Tứ vô lượng tâm, v.v… Thành duy thức luận liễu nghĩa đăng 5 cho biết, định có những tên khác nhau và được chia ra làm 7 loại:
- Tam-ma-hứ-đa (samāhida), nghĩa là đẳng dẫn. Đẳng có nghĩa là xa lìa tâm trôi nổi của trạo cử, hôn trầm mà bảo trì bình đẳng đến khi nào cả hai thân và tâm đều ở trạng thái an ổn dẫn, có nghĩa là do tự lực mỗi cá nhân mà dẫn khởi phát sinh mọi công đức. Hành giả nào thường tu định này thì lìa được các phiền não và đưa đến sự phát sinh các thứ công đức thù thắng vi diệu. Đẳng dẫn này thông cả hai tâm định hữu và vô, nhưng nó không thông cho tán loạn.
- Tam-ma-địa, hay tam-muội (samādhi), có nghĩa là đẳng trì, còn gọi là chánh tân hành xứ. Hành giả nào thường tu định này thì tâm sẽ đoan trực, an trụ bất động vào một cảnh, có nghĩa là tâm bình đẳng nhiếp trì, thông với định, tán (loạn), nhưng rất ít hạn chế đối với hữu tâm, song sẽ không thông với vô tâm là bản thể của định.
- Tam-ma-bát-để (samāpatti), dịch là đẳng chí. Hành giả nào thường tu định (chánh thọ) này thì định sẽ hiện tiền, sẽ phát ánh sáng lớn, vui mừng thù thắng, nơi nhiễm không bị nhiễm, không bị thối chuyển, có nghĩa là thân tâm bình đẳng. Đối với cả hai định hữu tâm và vô tâm ít thông suốt, cũng không thông với tán vị là tự tướng của định.
- Đà-na-diễn-na (dhyāna), Trung Hoa dịch là tịnh lự, còn gọi là thiền, nghĩa là ngưng thần xét nghĩ, chuyên nghĩ tưởng lặng yên, tức là trấn tĩnh nhớ nghĩ, thông cho cả hữu tâm, vô tâm, hữu lậu vô lậu, nhưng chúng chỉ giới hạn định của sắc giới, không thông cho định của vô sắc.
- Chất-đa-ế-ca-a-yết-la-đa (cittaikāgratā), Trung Hoa dịch là tâm một tánh cảnh, khích lệ siêng năng là chính trong việc thực hành tu tập, ý nói đem tâm hành giả tập trung vào một đối tượng là tự tánh của định.
- Xà-ma-tha (śamatha), dịch là chỉ, là chánh thọ, là đình chỉ tất cả các căn ác pháp bất thiện thì có thể diệt hết tất cả mọi thứ phiền não tán loạn, tức là tưởng nhớ đến lìa tà loạn, có ý là chúng ta đình chỉ thì tâm tịch tĩnh, rất ít có giới hạn đối với tịnh định của hữu tâm.
- Hiện pháp lạc trú (dṛṣṭa-dharma-sukha-vihara), có nghĩa là tu tập thiền định, lìa tất cả mọi vọng tưởng, thân tâm vắng lặng, hiện thọ cái vui của pháp hỷ mà an trụ không động, tức là đối với đời hiện tại chúng ta hưởng thọ pháp lạc của định, nhờ vào tịnh định, vô lậu định này, chúng chỉ giới hạn đối với bốn định căn bản của sắc giới thôi.
Định có hai loại: Một là sinh đắc định, là nếu ai sinh ở sắc giới, vô sắc giới, nhờ vào nghiệp lực đời trước tự nhiên có được định địa này (hai cõi này còn gọi là định địa). Hai, tu đắc định, tức là chúng sinh sinh vào cõi dục giới (nơi này gọi là tán địa), hành giả phải tu tập, định mới phát sinh. Hai định này hành giả ở trong định sắc giới thì gọi là sanh tịnh lự hay định tịnh lự, còn ở trong định vô sắc thì gọi là sanh vô sắc hay định vô sắc.
Giai đoạn mà hành giả nương vào nội dung của định để tu hành thì chúng ta có thể chia ra là nhiều loại. Câu Xá tông thì chia ra làm hai: Một là hữu tâm định, hai là vô tâm định. Hữu tâm định bao gồm cả bốn tịnh lự (tứ thiền, tứ sắc giới định) cùng với tứ vô sắc giới định hợp lại gọi là bát định hay còn gọi là bát đẳng chí.
Tứ tịnh lự, tức chỉ cho sơ tịnh lự, đệ nhị tịnh lự, đệ tam tịnh lự, đệ tứ tịnh lự. Ở sơ tịnh lự, hành giả trừ được ngôn ngữ nói năng, đệ nhị tịnh lự trở lên hành giả dần dần trừ được tầm, tứ, ưu, khổ, hỷ, lạc cùng các thọ. Hơn nữa, khi hành giả ở trong sơ tịnh lự thì hai thức của mũi và lưỡi không còn nữa. Từ đệ nhị tịnh lự trở lên thì năm thức bắt đầu không còn nữa.
Tứ vô sắc giới định gồm có:
- Không vô biên xứ định, ở đây, hành giả diệt trừ được sắc tưởng hữu đối (có đối tượng) có thể nhận thấy được do sự hòa hợp của nhãn thức cùng sắc tưởng hữu đối có thể nhận thấy nhờ vào sự hòa hợp của bốn thức tai, mũi, lưỡi, thân và cuối cùng là diệt trừ sắc tưởng vô đối (không có đối tượng, vô biểu sắc) không thể nhận thấy do sự hòa hợp của ý thức mà nhập vào tưởng hư không của vô biên.
- Thức vô biên xứ định, ở đây hành giả xả bỏ duyên không bên ngoài, chỉ còn duyên vào tâm thức để đi vào thức hành của vô biên.
- Vô sở hữu xứ định, ở đây hành giả chán ghét và lìa cái khổ của tất cả mọi duyên rộng lớn của thức xứ, diệt trừ luôn thức tưởng, tạo lập hành tướng vô sở hữu.
- Phi tưởng phi phi tưởng xứ định, còn gọi là phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ định. Ở đây hành giả lìa bỏ luôn hành tướng vô sở hữu, tri kiến được đặt về một hướng duy nhất là phi tưởng (không còn tưởng thô nữa) và cứ như vậy tiến lên đến lúc xả bỏ hành tướng của phi tưởng nữa luôn, để đạt được phi phi tưởng, ở đây chỉ còn có tưởng vi tế mà thôi.
- Không vô biên xứ định, ở đây, hành giả diệt trừ được sắc tưởng hữu đối (có đối tượng) có thể nhận thấy được do sự hòa hợp của nhãn thức cùng sắc tưởng hữu đối có thể nhận thấy nhờ vào sự hòa hợp của bốn thức tai, mũi, lưỡi, thân và cuối cùng là diệt trừ sắc tưởng vô đối (không có đối tượng, vô biểu sắc) không thể nhận thấy do sự hòa hợp của ý thức mà nhập vào tưởng hư không của vô biên.
- Thức vô biên xứ định, ở đây hành giả xả bỏ duyên không bên ngoài, chỉ còn duyên vào tâm thức để đi vào thức hành của vô biên.
- Vô sở hữu xứ định, ở đây hành giả chán ghét và lìa cái khổ của tất cả mọi duyên rộng lớn của thức xứ, diệt trừ luôn thức tưởng, tạo lập hành tướng vô sở hữu.
- Phi tưởng phi phi tưởng xứ định, còn gọi là phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ định. Ở đây hành giả lìa bỏ luôn hành tướng vô sở hữu, tri kiến được đặt về một hướng duy nhất là phi tưởng (không còn tưởng thô nữa) và cứ như vậy tiến lên đến lúc xả bỏ hành tướng của phi tưởng nữa luôn, để đạt được phi phi tưởng, ở đây chỉ còn có tưởng vi tế mà thôi.
Trong bát định thì giai đoạn hành giả đã nhập vào định cùng giai đoạn chuẩn bị tiếp cận định thì thời gian nhập vào định gọi là căn bản định hay còn gọi là căn bản đẳng chí, giai đoạn chuẩn bị tiếp cận gọi là giai đoạn cận phận định. Song, giai đoạn trước sơ tịnh lự thì không thể gọi là giai đoạn cận phận định (gần phần định) được mà được gọi là vị chí định (chưa đến được định), nên có ít nhất là bảy cận phận định. Hơn nữa, giai đoạn trung gian cận phận định giữa sơ tịnh lự và đệ nhị tịnh lự được gọi là trung gian định, hay là trung gian tịnh lự, nếu như tu tập định này (định trung gian), tức là sẽ sinh về cõi trời Đại Phạm. Trong đệ tứ tịnh lự từ hạ hạ phẩm cho đến thượng thượng phẩm. Trong cửu phẩm, thượng thượng phẩm, là định tối cao trong sắc giới định, được gọi là biên tế định.
Các định bát căn bản, bảy cận phận, trung gian và vị chí đã nêu lên ở trên chỉ hữu vô của tầm, tứ, v.v… phân lại thành ba loại Tam-ma-địa. Tầm, là chỉ cho tầm cầu lựa chọn, nhưng tác dụng tinh thần vẫn còn thô tạp; trong khi, Tứ chỉ cho quán sát tư duy, nên tác dụng tinh thần của nó là vi tế sâu xa. Ba loại tam-ma-địa là: Một, tam-ma-địa có tầm, có tứ của vị chí định cùng sơ tịnh lự, tức là định có giác, có quán. Hai, Tam-ma-địa không tầm, không tứ của trung gian định, tức là định không giác, không quán. Ba, tam-ma-địa không tầm không tứ của đệ nhị tịnh lự cận phận trở lên, tức là định không giác không quán. Đó gọi là ba loại định, hoặc gọi là ba tam-ma-địa, hay ba tam-muội.
Do tính chất của định nên có thể phân định ra làm 3 loại: Vị định, tịnh định, vô lậu định.
- Vị định còn gọi là vị đẳng chí. Định này tương ưng với tham ái phiền não khởi lên, đắm vị ái lạc đối với định của tịnh định niệm trước, thuộc bát căn bản định cùng trung gian định.
- Tịnh định còn gọi là tịnh đẳng chí. Định này tương ưng với tâm thiện hữu lậu mà khởi lên định. Trong định này còn phân ra làm bốn cấp bậc: (1) Thuận thối phân định, nghĩa là thuận theo phiền não địa mà sinh khởi vị định. (2) Thuận trụ phân định, là thuận theo tịnh định địa. (3) Thuận thắng tiến phân địa, là thuận theo tịnh định thượng địa. (4) Thuận quyết trạch phân định, là thuận theo trí vô lậu mà khởi lên định vô lậu. Tịnh định này ở trong vị chí định, trung gian định, thất cận phân định, bát căn bổn định đều sinh khởi.
- Vô lậu định còn gọi là vô lậu đẳng chí, là nơi nương vào của các bậc Thánh để đạt được định trí vô lậu. Định này vẫn còn câu hữu với vị chí định, trung gian định, tứ căn bản định, phần dưới ba vô sắc định, là để đoạn trừ các phiền não còn sót lại, phần này tác dụng của nó rất mạnh.
Định hữu tâm lấy chỉ và quán phân ra làm hai phẩm, mà phân thành có quân (bình) và không quân (bình). Vị chí định cùng trung gian định, nếu đem chỉ và quán mà so sánh thì tác dụng của quán là thù thắng, tức phẩm quán tăng, phẩm chỉ giảm; còn tứ định vô sắc thì chỉ thù thắng, tức phẩm quán giảm, còn phẩm chỉ tăng; chỉ có bốn định căn bản của sắc giới thì chỉ và quán đều bình đẳng, hòa hợp cùng chuyển, cho nên gọi là tịnh lự. Ngoài ra bốn định vô sắc thì chỉ và quán cũng không được quân bình đồng hành, cho nên gọi chung là duy định.
Căn cứ theo Du-già sư địa luận 30 thì lấy phẩm Xà-ma-tha (chỉ) làm chỉ tức là nhiếp tâm ngưng tụ vào một chỗ, dùng phẩm Tỳ-bát-xá-na (quán) làm quán, tức là dùng tuệ lựa chọn, quán sát mọi đối tượng cảnh giới rồi dựa vào phẩm Xà-ma-tha mà khởi lên.
Phẩm Xà-ma-tha phân làm 9 loại tâm trụ:
- Nội trụ, còn gọi là linh trụ, tối sơ trụ, tức là nhiếp thu nương vào tất cả mọi cảnh duyên bên ngoài, xa lìa tán loạn bên trong, mà khiến cho tâm mình chấp chặt vào cảnh.
- Đẳng trụ, hay là chánh niệm trụ, là nhiếp tâm mình vào cảnh động mạnh, khiến tâm mình trụ khắp cảnh vi tế.
- An trụ, hay là phú thẩm trụ, là xa lìa tán loạn cùng thất niệm, đem tâm mình trụ vào cảnh bên trong.
- Cận trụ, còn gọi là hậu biệt trụ, là gần gũi niệm trụ nên lúc nào cũng tác ý.
- Điều thuận, còn gọi là điều nhu trụ, là đem tâm điều phục không cho tan chảy.
- Tịch tĩnh, còn gọi là tịch tĩnh trụ, thường thấy cái ác tầm tư sâu xa, cùng lỗi lầm của tùy phiền não, cho đến đem tâm nhiếp phục.
- Tối cực tịch tĩnh, còn gọi là hàng phục trụ, là chế phục do mất niệm mà hiện khởi tầm từ ác cùng tùy phiền não.
- Chuyên chú nhứ thú, còn gọi là công dụng trụ, là nhờ công lực mà định lực được tương tục.
- Đẳng trì, còn gọi là bình đẳng nhiếp trì, hay nhậm vận trì, là từ nơi nhân duyên tu tập luôn luôn, khiến cho định tâm của dụng vô công chuyển liên tục.
- Nội trụ, còn gọi là linh trụ, tối sơ trụ, tức là nhiếp thu nương vào tất cả mọi cảnh duyên bên ngoài, xa lìa tán loạn bên trong, mà khiến cho tâm mình chấp chặt vào cảnh.
- Đẳng trụ, hay là chánh niệm trụ, là nhiếp tâm mình vào cảnh động mạnh, khiến tâm mình trụ khắp cảnh vi tế.
- An trụ, hay là phú thẩm trụ, là xa lìa tán loạn cùng thất niệm, đem tâm mình trụ vào cảnh bên trong.
- Cận trụ, còn gọi là hậu biệt trụ, là gần gũi niệm trụ nên lúc nào cũng tác ý.
- Điều thuận, còn gọi là điều nhu trụ, là đem tâm điều phục không cho tan chảy.
- Tịch tĩnh, còn gọi là tịch tĩnh trụ, thường thấy cái ác tầm tư sâu xa, cùng lỗi lầm của tùy phiền não, cho đến đem tâm nhiếp phục.
- Tối cực tịch tĩnh, còn gọi là hàng phục trụ, là chế phục do mất niệm mà hiện khởi tầm từ ác cùng tùy phiền não.
- Chuyên chú nhứ thú, còn gọi là công dụng trụ, là nhờ công lực mà định lực được tương tục.
- Đẳng trì, còn gọi là bình đẳng nhiếp trì, hay nhậm vận trì, là từ nơi nhân duyên tu tập luôn luôn, khiến cho định tâm của dụng vô công chuyển liên tục.
Phẩm Tỳ-bát-xá-na phân làm bốn loại tuệ hành: Một, chánh tư trạch, còn gọi là giản trạch chư pháp, dùng tư trạch phân biệt tịnh hạnh chỗ duyên của bất tịnh, từ bi, duyên khởi, giới giữ ngưng niệm, năm loại cảnh, khéo léo tích hợp mọi duyên, giới, xứ, duyên khởi, xứ, phi xứ, năm loại cảnh, tịnh hoặc chỗ duyên các pháp sai biệt của đạo đời và đạo xuất thế. Hai, tối cực tư trạch, đối trong các pháp sai biệt tư trạch thật tánh bình đẳng. Ba, châu biến tầm tư, là nương vào tác ý phân biệt giữ lấy tướng các pháp mà biến tầm tư. Bốn, tư biến tư sát, còn gọi là châu thẩm quán sát, là rõ hết mọi cảnh sở duyên truy cầu.
Định vô tâm chia làm định vô tưởng và định diệt tận, quân (bình) là định do diệt trừ tâm, tâm sở; định vô tưởng liên hệ với phàm phu cùng ngoại đạo, họ ngộ nhận rằng trạng thái vô tưởng là chân Niết-bàn nên họ đã tu tập định này. Còn định diệt tận thì liên hệ các Thánh giả, họ đem cảnh giới định làm tĩnh của cõi vô dư Niết-bàn mà tu tập định. Ngoài vô tưởng định ra, tứ thiền, tứ vô sắc, diệt tận, v.v… chín định, không mắc dị niệm gián tạp mà thuận theo thứ tự đó tu hành có được sở đắc, cho nên còn gọi là cửu thứ đệ định vô gián thiền. Nhưng đối với A-la-hán giải thoát không cần thời gian mà định lực được tự tại, nương vào tứ thiền, tứ vô sắc, bát định, hành giả có thể siêu việt một địa, định tu có được một tầng gọi là siêu định, hay siêu đẳng chí, hay siêu tam-muội.
Theo Câu-xá luận 28 thì hành giả tu tướng của bát định phân ra làm hai loại là hữu lậu và vô lậu. Nhưng y cứ vào Du-già sư địa luận 31 thì gia hành của nhập định có 9 loại:
- Tương ưng gia hành, là đối tham, hành giả siêng tu bất tịnh quán; đối với sân, hành giả siêng tu từ bi quán; đối với si, hành giả siêng tu duyên khởi quán; đối với kiêu mạn, hành giả siêng tu giới (cõi) sai biệt quán; đối với tầm, tư, hành giả siêng tu giữ ngưng niệm.
- Xuyến tập gia hành, là luôn tu tập chỉ, quán.
- Bất hoãn gia hành, là thường thích xa lìa, tu tập cần hành mà không dám trì hoãn.
- Vô đảo gia hành, là nương vào pháp cùng nghĩa mà không đắm chấp vào kiến thủ của mình.
- Ứng thời gia hành, là biết rõ tướng cùng lúc tu của chỉ, quán, cử, xả, v.v…
- Giải liễu gia hành, là đối với trước sau cùng của chỉ, quán, cử, xả biết rõ ràng, chứng đắc nhập, trụ, xả của định đều tự tại.
- Vô yếm túc gia hành, là đối với tiểu định không thối lui, tiến lên cầu pháp thượng thắng.
- Bất xả ách gia hành, không khiến tâm mình chạy theo ngoại cảnh mà nỗ lực điều hòa nhu nhuyến.
- Chánh gia hành, là đối với cảnh sở duyên luôn luôn phát khởi hiểu hơn.
Nhờ tu tập 9 loại gia hành này thì có thể khiến tâm mau chóng đạt định; nếu theo thứ tự tu tập rồi cùng tác ý, thắng giải tác ý, quả cứu cánh gia hành tác ý cùng bảy loại tác ý thì sẽ chứng nhập được sơ tịnh lự địa. Hơn nữa, người tu định nên xa lìa 4 loại chướng ngại:
- Chướng khiếp nhược, là không hy vọng giải thoát.
- Chướng cái phú là chỉ cho dục tham, sân nhuế, hôn miên, trạo hối, nghi.
- Chướng tầm tư, là nhiễm ô của tầm tư dục…
- Chướng tự cử, là tri kiến cao cử hạ liệt.
Ngoài những chướng này ra thì chánh nghĩa của Thuyết nhứt thiết hữu bộ lấy dục giới làm tán địa chứ không phải tu địa, lìa dục địa. Định địa chỉ thuộc trong sắc giới và vô sắc giới. Theo các nhà Đại chúng bộ thì ở trong dục giới cũng có định.
- Tương ưng gia hành, là đối tham, hành giả siêng tu bất tịnh quán; đối với sân, hành giả siêng tu từ bi quán; đối với si, hành giả siêng tu duyên khởi quán; đối với kiêu mạn, hành giả siêng tu giới (cõi) sai biệt quán; đối với tầm, tư, hành giả siêng tu giữ ngưng niệm.
- Xuyến tập gia hành, là luôn tu tập chỉ, quán.
- Bất hoãn gia hành, là thường thích xa lìa, tu tập cần hành mà không dám trì hoãn.
- Vô đảo gia hành, là nương vào pháp cùng nghĩa mà không đắm chấp vào kiến thủ của mình.
- Ứng thời gia hành, là biết rõ tướng cùng lúc tu của chỉ, quán, cử, xả, v.v…
- Giải liễu gia hành, là đối với trước sau cùng của chỉ, quán, cử, xả biết rõ ràng, chứng đắc nhập, trụ, xả của định đều tự tại.
- Vô yếm túc gia hành, là đối với tiểu định không thối lui, tiến lên cầu pháp thượng thắng.
- Bất xả ách gia hành, không khiến tâm mình chạy theo ngoại cảnh mà nỗ lực điều hòa nhu nhuyến.
- Chánh gia hành, là đối với cảnh sở duyên luôn luôn phát khởi hiểu hơn.
Nhờ tu tập 9 loại gia hành này thì có thể khiến tâm mau chóng đạt định; nếu theo thứ tự tu tập rồi cùng tác ý, thắng giải tác ý, quả cứu cánh gia hành tác ý cùng bảy loại tác ý thì sẽ chứng nhập được sơ tịnh lự địa. Hơn nữa, người tu định nên xa lìa 4 loại chướng ngại:
- Chướng khiếp nhược, là không hy vọng giải thoát.
- Chướng cái phú là chỉ cho dục tham, sân nhuế, hôn miên, trạo hối, nghi.
- Chướng tầm tư, là nhiễm ô của tầm tư dục…
- Chướng tự cử, là tri kiến cao cử hạ liệt.
Ngoài những chướng này ra thì chánh nghĩa của Thuyết nhứt thiết hữu bộ lấy dục giới làm tán địa chứ không phải tu địa, lìa dục địa. Định địa chỉ thuộc trong sắc giới và vô sắc giới. Theo các nhà Đại chúng bộ thì ở trong dục giới cũng có định.
Theo Pháp giới thứ đệ quyển hạ thì Thiền có thế gian thiền (hữu lậu định), xuất thế gian thiền (vô lậu định).
Thế gian thiền là chỉ cho thiền định thực hành của người thế gian, tức chỉ cho tứ căn bản thiền, tứ vô sắc định. Xuất thế gian thiền có hai:
- Xuất thế gian thiền còn gọi là nhị thừa cộng thiền gồm lục diệu môn, thập lục đặc thắng, thông minh, cửu tưởng, thập tưởng, bát bối xả, bát thắng xứ, thập nhứ thiết xứ, luyện thiền, thập tứ biến hóa, nguyện trí, đảnh thiền, vô tránh tam-muội, sư tử phấn tấn, siêu việt tam-muội, tam minh, lục thông, v.v…
- Xuất thế gian thượng thượng thiền, còn gọi là bất cộng thiền, như tự tánh cùng cửu chủng đại thiền, thủ lăng nghiêm cùng bách bát tam-muội, bất động cùng bách nhị thập tam-muội, v.v…
Định được thuyết minh trình bày theo kinh điển Nguyên thủy thì nội dung của định là lấy định học trong ba học, chánh định trong bát chánh đạo, toàn bộ đều nói đến 4 thiền định:
- Sơ Thiền, lìa các dục, lìa các pháp bất thiện, có tầm, có từ, ly sinh hỷ lạc, tức đầy đủ sơ Thiền.
- Đệ nhị thiền, tầm và từ đình chỉ, nội tâm thanh tịnh, tâm thống nhất, không tầm, không từ, định sinh hỷ lạc, đầy đủ nhị thiền.
- Đệ tam thiền, lìa bỏ tâm hỷ, nương lìa bỏ mà trụ, có niệm có chánh tri, thân thọ lạc, “có xả có niệm mà trụ lạc”, đầy đủ đệ tam thiền.
- Đệ tứ thiền, đoạn hết khổ vui, đã diệt vui lo, nên không khổ không vui. Nhờ nương xả mà niệm thanh tịnh “xả niệm thanh tịnh”, đầy đủ đệ tứ thiền.
- Sơ Thiền, lìa các dục, lìa các pháp bất thiện, có tầm, có từ, ly sinh hỷ lạc, tức đầy đủ sơ Thiền.
- Đệ nhị thiền, tầm và từ đình chỉ, nội tâm thanh tịnh, tâm thống nhất, không tầm, không từ, định sinh hỷ lạc, đầy đủ nhị thiền.
- Đệ tam thiền, lìa bỏ tâm hỷ, nương lìa bỏ mà trụ, có niệm có chánh tri, thân thọ lạc, “có xả có niệm mà trụ lạc”, đầy đủ đệ tam thiền.
- Đệ tứ thiền, đoạn hết khổ vui, đã diệt vui lo, nên không khổ không vui. Nhờ nương xả mà niệm thanh tịnh “xả niệm thanh tịnh”, đầy đủ đệ tứ thiền.
Định là chỉ cho trạng thái tinh thần an tĩnh thống nhất, nhưng phương pháp cho tâm tĩnh thì có rất nhiều trình độ không đồng nhau, như tâm tĩnh thường ngày của định dục giới thì chưa phải là tâm tĩnh của tinh thần chân chánh, khi nào tinh thần ở trạng thái thống nhất chân chánh mới gọi là định căn bản, chúng thuộc về định của sắc giới và vô sắc giới. Tứ thiền là định căn bản của sắc giới định; định sắc giới, nếu đạt đến an tĩnh, tiếp cận với trạng thái vô niệm, vô tưởng thì gọi là định vô sắc giới. Tóm lại, định của sắc giới và vô sắc giới là chỉ trạng thái của tâm trong thiền định, như sắc giới bị khu biệt vào trong tứ thiền, vô sắc giới cũng bị khu biệt vào trong bốn giai đoạn không vô biên xứ, thức vô biên xứ, vô sở hữu xứ, phi tưởng phi phi tưởng xứ, đó là biểu thị cho trạng thái an tĩnh từ từ theo thứ lớp.
Theo các nhà Đại thừa, thì có rất nhiều thuyết nói về các chủng loại định. Theo tông Duy thức cùng Du già hành quán của Mật tông, bốn loại Tam-muội của Thiên Thai tông cùng Tọa thiền của Thiền tông, tất cả đều lấy thiền định làm nền tảng cơ bản thực tiễn cho phương pháp tu tập của mình.
Riêng thiền của Thiền tông Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam cùng Thiền-na (dhyāna) của Ấn Độ không đồng trên mặt ý chỉ, nó không những chỉ định học trong ba học cùng thiền Ba-la-mật trong Ba-la-mật, mà trong ý chỉ toàn thể ba học cùng toàn thể của lục Ba-la-mật về nội dung đều thống nhất. Vì thiền của Thiền tông không những chỉ thống nhất sự vắng lặng của tâm, mà còn khai ngộ trí tuệ nữa. Mục đích thiền của thiền tông là kiến tánh, tâm địa khai minh, đây cũng là biểu thị của thiền truy cầu ngộ nhập trí tuệ, nên thiền tông không còn là thiền-na (dhyāna) tư duy, tịnh lự.
Theo Đại thừa nghĩa chương 11, các nhà Phật học đối với giới địa của sở y bốn thiện căn có nhiều thuyết khác nhau, như Tôn giả Đạt-ma-đa-la cho rằng, dục giới không có định, nên bốn thiện căn chỉ sắc giới là chỗ nhiếp, còn Tôn giả Đàm-sa cho rằng dục giới có sáu Thiền định, nên nương vào sáu thiền định tu tập khởi lên bốn thiện căn, và Ma-ha Tăng-kỳ bộ cũng chủ trương dục giới có thiền định, nên bốn thiện căn nhiếp đối với dục giới.
Y cứ vào Nhiếp Đại thừa luận thích 11, Thanh tịnh đạo luận của Tiểu thừa thì lập ra 67 loại định và Đại thừa thì lập ra 500 định, mặc dù lập ra nhiều loại định như vậy, nhưng chúng được bốn loại định Đại thừa quang định, Tập phước đức định, Giám hộ định và Thủ Lăng già định tổng nhiếp tất cả, vì bốn loại định này nó thông nghiệp cho tất cả các định, nương vào đó mà tu tập mười Ba-la-mật, có thể khiến cho hành giả chúng ta thành thục Phật độ thanh tịnh.
Y cứ vào Quán vô lượng thọ kinh, hành vãng sinh Tây phương Cực lạc Tịnh độ có hai thiện định và tán. Thiện Đạo Tịnh độ tông đời Đường chủ trương định thiện là đối với thiện định tâm để làm mọi việc thiện, cũng là dừng nghỉ tạp niệm; tán thiện là tán tâm để làm mọi việc thiện cũng tức là bỏ tà tu thiện. Hai cách này hợp lại gọi là hai thiện định và tán. Hành giả nào tu tập theo hai pháp môn này thì gọi là định cơ và tán cơ.
Qua những trình bày ở trên về định, dù chúng mang nhiều hình thức để tùy thuộc vào căn cơ hành giả nhưng mục đích của định học là khiến cho hành giả trước hết nắm bắt được mọi ách yếu cốt lõi. Tùy theo căn cơ mà chúng ta học và đem ra áp dụng chính nó vào cuộc sống. Dù là tiểu hay là đại thì cốt lõi của thiền định là làm hành giả chuyên tâm chăm chú vào một đối tượng nào đó, mà tinh thần chúng ta không bị chi phối bởi bất cứ một tác động nào khác ngoài đối tượng đó; từ đây tâm hành giả phát sinh trạng thái ngưng đọng tĩnh lặng, từ đó tâm trở nên thanh tịnh và trong sáng; lúc này tâm trí tuệ hành giả tự phát sinh.
Thật ra, nếu xét về mặt hiện khởi của sát-na sinh diệt thì định cũng chính là một hình thức của giới chứ không là gì khác hơn, nhưng ở đây chỉ khác trong chức năng làm thanh tịnh ba nghiệp. Bởi Định nghiêng về việc thanh tịnh nghiệp ý nhiều hơn là giới, ngược lại giới nghiêng nặng về thân khẩu nhiều hơn. Vì ở đây chúng tùy thuộc vào thuộc tính của từng phạm trù nên có sự phân chia như vậy mà thôi.
Còn tiếp...
Đại Lãn (Thích Đức Thắng)
TIN, BÀI LIÊN QUAN:
Thật ra, nếu xét về mặt hiện khởi của sát-na sinh diệt thì định cũng chính là một hình thức của giới chứ không là gì khác hơn, nhưng ở đây chỉ khác trong chức năng làm thanh tịnh ba nghiệp. Bởi Định nghiêng về việc thanh tịnh nghiệp ý nhiều hơn là giới, ngược lại giới nghiêng nặng về thân khẩu nhiều hơn. Vì ở đây chúng tùy thuộc vào thuộc tính của từng phạm trù nên có sự phân chia như vậy mà thôi.
Còn tiếp...
Đại Lãn (Thích Đức Thắng)
TIN, BÀI LIÊN QUAN: