Sách Phật giáo
Bản nguyện niệm Phật
Thứ hai, 21/07/2016 04:53
“Bỏ tâm tự lực của ‘tạp hạnh’, ‘tạp tu’ chỉ tin vào bản nguyện tha lực, nhất tâm cầu Phật A-di-đà cứu độ ta trong một đời này thoát khỏi luân hồi, vãng sanh thành Phật. Lúc phát khởi một niệm tín tâm, phải biết nhất định vãng sanh, nhất định được cứu độ! Từ nay về sau, hễ xưng danh hiệu Phật là vì muốn báo đáp ơn Phật mà hoan hỷ xưng niệm…”.
Tôi học Phật đến nay cũng đã lâu, tuy nhiên cũng đã từng đi trợ niệm người lâm chung! Lúc đối diện với người qua đời thường khiến cho người ta nhớ đến mấy câu thơ:
Cuối cùng thì một con đường vô thường này mỗi người chúng ta đều phải đối diện! Tuy nhiên, Phật A-di-đà đã từng phát đại nguyện muốn cứu độ tất cả chúng sanh niệm Phật. Nhưng lúc bình thường người không có tín tâm niệm Phật thì một khi đến lúc lâm chung làm sao có tín tâm niệm Phật vãng sanh? Đến lúc ấy, thật rất cần thiện tri thức đến ‘khuyến tín’, đến ‘trợ niệm’! Hoặc thân trung ấm trong giây phút ấy được Phật A-di-đà cứu độ! (Nhưng lại không có bảo chứng!?)
Trong xã hội hiện tại có nhiều cái chết không lường trước được như động đất, lũ lụt, hỏa hoạn, tai nạn máy bay, tai nạn xe cộ, giặc cướp, bệnh hoạn… đâu biết ‘vô thường’ lúc nào tới gõ cửa, điều này ai cũng cảm biết! Một mai hơi thở không hít vào thì mọi việc đều chẳng phải do ta có thể khống chế! Có thể nào nhất định nhờ được người khác ‘trợ niệm’ chăng! Vì thế lúc bình thường cần phải chuẩn bị trước mới tốt, nghĩa là có tín tâm chân thật đối với bản nguyện danh hiệu Phật A-di-đà. Đây mới là việc trọng yếu hơn hết trong một đời người!
Chúng ta là người học Phật đều biết Đức Thích Tôn đã từng truyền dạy tám muôn bốn nghìn pháp môn tu hành, nhưng vì sao đến lúc lâm chung mọi người thường đều vì người chết mà niệm tụng Nam Mô A Di Đà Phật, rất ít khi niệm thánh hiệu của Phật và Bồ-tát khác? Muốn hiểu rõ sự sâu mầu ở trong ấy, trước tiên cần phải xem trong Bát-chu tán do đại sư Thiện Đạo, tương truyền là hóa thân của Phật A-di-đà, có nói: “Các pháp môn có đến tám vạn bốn nghìn đều vì mục đích diệt nghiệp nhân vô minh, như thanh kiếm bén chính là danh hiệu Di-đà, xưng một tiếng danh hiệu Di-đà thì các tội đều tiêu trừ”.
Lại nói các pháp môn bất đồng đều là tiệm giáo, phải trải qua muôn kiếp tu hành gian khổ mới ngộ "Vô sanh”. Ngoài ra, chúng ta còn đối chiếu với lời của Liên Như thượng nhân: “Bỏ tâm tự lực của ‘tạp hạnh’, ‘tạp tu’ chỉ tin vào bản nguyện tha lực, nhất tâm cầu Phật A-di-đà cứu độ ta trong một đời này thoát khỏi luân hồi, vãng sanh thành Phật. Lúc phát khởi một niệm tín tâm, phải biết nhất định vãng sanh, nhất định được cứu độ! Từ nay về sau, hễ xưng danh hiệu Phật là vì muốn báo đáp ơn Phật mà hoan hỷ xưng niệm…”.
Qua đoạn văn trên, chúng ta biết các lời dạy của các vị Tổ sư trong tông Tịnh Độ đều là một mạch tương thông! Tóm lại ý nghĩa là: Hễ chẳng phải hạnh trực tiếp vãng sanh thì biến thành ‘tạp hạnh’, ‘tạp hạnh’ cũng chỉ cho tám muôn bốn nghìn pháp môn đều là một phương tiện giả lập! Từ lập trường của tông Tịnh Độ mà nói thì tám muôn bốn nghìn pháp môn là phương tiện (pháp môn giả tạm) vào tông Tịnh Độ. Nếu không có các ‘đạo khó hành’ của ‘Thánh đạo môn’ để so sánh thì chẳng biết sự đặc biệt thù thắng của pháp môn hoằng nguyện là ‘đạo dễ hành’. Phàm phu thường có thói quen ‘ngã chấp’ nên đều thích lấy tự lực tu hành để thể chứng.
Nhưng sự thật tám muôn bốn nghìn pháp môn khó hành, khó chứng, lại học cũng chẳng thành tựu, lúc ấy mới chịu buông bỏ thân tâm, quay đầu trở lại hướng vào trong biển đại nguyện Di-đà (đạo dễ hành).
Phàm phu cực khổ tu hành ‘đạo khó hành’ mới biết mình làm không nổi, cũng không tu nổi; đương lúc tuyệt vọng, hồi tâm chuyển ý, mới biết chỉ có dựa vào sức bản nguyện của Phật A-di-đà mới được cứu độ (ví như bảng đen cần phải dùng phấn trắng để viết chữ thì mới thấy chữ rõ ràng). Cho nên ‘đạo khó hành’ cũng là ‘lót đường’, cũng là ‘mở đường’ cho ‘đạo dễ hành’.
Kỳ thật, mục đích tu trì tám muôn bốn nghìn pháp môn đều vì phá vọng chứng chân, diệt trừ nhân quả vô minh ‘tam tế lục thô’ từ vô thủy đến nay, nhưng phàm phu dùng tự lực tu hành lại không chứng nổi. Vì thế, Phật A-di-đà đại từ đại bi muốn hồi hướng bản nguyện do Ngài tu hành khổ hạnh khó hành từ nhiều kiếp mới được thành tựu ban cho chúng ta để diệt trừ nghiệp nhân nghiệp quả của vô minh, ban cho chúng ta bản nguyện danh hiệu phá tan tăm tối vô minh, viên mãn đại nguyện thành Phật.
‘Như một ngọn đèn đốt lên thì phá tan bóng tối của vạn năm’. “Một câu xưng niệm danh hiệu Phật trừ diệt được tất cả tội” biểu thị tội nghiệp từ vô thủy đến nay chẳng làm chướng ngại việc vãng sanh của người tu pháp niệm Phật. A-di-đà Phật có đủ sức đại công đức diệt trừ tội chướng cho chúng sanh, có đại nguyện lực đưa chúng ta vãng sanh thành Phật, vì thế Ngài mới có thể thành Phật!
Thế nên, người có lòng tin nơi Phật thì một phen thấy Phật A-di-đà, một phen niệm danh hiệu Phật A-di-đà thì cảm nhận đã được cứu độ, đã được quyết định vãng sanh (việc này do Phật quyết định). Đương nhiên muốn có được sự cảm nhận này và lòng tin hoan hỷ thật sự được cứu độ thì cần phải hết sức tín nguyện thì mới có kết quả.
Cần phải nói rõ thêm, tám muôn bốn nghìn pháp môn đều là đạo khó hành, khó tiến tới mà dễ thoái lui, là ‘nhân hạnh’, là pháp tu chưa hoàn hảo. Danh hiệu Di-đà là ‘quả đức’, là quả giác ngộ đã hoàn thành! Tu trì tám muôn bốn nghìn pháp môn muốn thành Phật thì đều phải từ chứng quả vị A-la-hán trở lên mới tính, hoàn tất phải mất ba đại a-tăng-kỳ kiếp mới có thể tu thành Phật quả viên mãn! Nhưng người tu Tịnh Độ nhận lấy và thâm nhập một câu bản nguyện danh hiệu thì có thể vượt qua ba đại a-tăng-kỳ kiếp đi vãng sanh làm Phật, đây tức là hàm ý của câu “Một niệm vượt ba a-tăng-kỳ kiếp”. Đây thật là đại nguyện đại hạnh ‘biệt dị hoằng nguyện’ viên đốn, viên siêu!
Do đó đủ biết công đức (nhân hạnh) của tám vạn bốn nghìn pháp môn không thể nào sánh được với công đức của bản nguyện danh hiệu (quả đức). Do đó chúng ta nên vâng theo lời khuyên của Đại sư Thiện Đạo tu hành pháp môn có duyên với chúng ta, ít tốn công mà được nhiều lợi ích. Chỉ cần học cho tốt pháp môn tha lực bản nguyện niệm Phật, trước tiên cần phải bỏ tâm tự lực ‘tạp hạnh’ và ‘tạp tu’[1], chẳng những ‘tạp tu’ nghĩa là tự lực tu hành tám vạn bốn nghìn pháp môn cần phải xả bỏ mà ngay cả tâm tự lực niệm Phật[2] cũng phải xả bỏ! Chỉ hoàn toàn nương tựa vào bản nguyện danh hiệu của từ phụ A-di-đà mới có thể vãng sanh vào báo độ chân thật.
Phải biết danh hiệu này là do bản nguyện “Nếu chẳng được sanh thì ta không ở ngôi Chánh giác” mà thành tựu, là Nam-mô A-di-đà Phật ‘vãng sanh chánh giác, cơ pháp nhất thể thành tựu’, cho nên biết câu danh hiệu này là do Phật lực thành tựu, cũng là Phật lực hồi hướng cho chúng ta, cũng là pháp thể tuyệt đối tha lực cứu độ tất cả chúng sanh. Vì thế, nếu chẳng xả bỏ tự lực mà muốn thật sự có được tín tâm tha lực (tín tâm quyết định) vãng sanh báo độ thì không thể nào được! Vì ‘tín tâm quyết định’ chẳng phải là lấy tín tâm do tự lực của phàm phu phát khởi làm bản vị! Vì tâm của phàm phu là vọng tâm sanh diệt, không có thật thể! Vọng tâm của phàm phu chỉ thành cái ‘nhân’ của luân hồi, chẳng thể nào biến thành cái ‘nhân’ vãng sanh Tịnh Độ! Nhưng một mai lãnh thọ đại bi cứu độ của Phật A-di-đà, tiếp nhận ‘pháp môn tha lực niệm Phật’[3]. Tâm phàm phu có được tín tâm tha lực (Phật và phàm phu đồng một thể) liền biến thành cái nhân chân thật vãng sanh! Đây là do sáu chữ danh hiệu Nam-mô A-di-đà Phật là ‘chân như’ từ trong Phật quả sanh khởi, có sức công đức chân thật tự nhiên vận dụng độ chúng sanh! Đây tức là công đức vô thượng của ‘danh hiệu độc vận’[4]. Đúng như đại sư Liên Trì nói: “Di-đà chính là vạn đức hồng danh, danh hiệu vừa xưng niệm thì vạn đức đều tròn đầy, chẳng cầu phước mà phước tự đầy đủ”.
Nhưng người tu hành nếu đem ‘tạp hạnh’, ‘tạp tín’ của tám muôn bốn nghìn pháp môn thêm vào trong công đức ‘bản nguyện danh hiệu’ thì biến thành ‘nghi hoặc Phật trí’ (chẳng dám toàn tin, toàn nương tựa bản nguyện Phật). Như vậy thì chẳng tương ưng với sức bản nguyện của Phật. Dùng tâm nghi ngờ này dù nỗ lực niệm Phật như thế nào đi nữa, cao nhất chỉ vãng sanh vào ‘hóa độ’, đợi đến chừng nào người này tiêu hết ‘tội nghi Phật’ thì mới được chuyển vào báo độ chân thật. Từ những phân tích kể trên, chúng ta mới biết vì sao pháp môn bản nguyện phải cực lực chủ trương xả bỏ tâm tự lực của ‘tạp hạnh’ và ‘tạp tu’?
Vì phàm phu thời mạt pháp tu tám muôn bốn nghìn pháp môn khó thành tựu, chẳng thể thoát sanh tử, vẫn không có cách ra khỏi sanh tử luân hồi, cho nên cần phải xả bỏ! ‘Xả tạp nhập chuyên’ nương vào sức bản nguyện của Phật mà vượt qua biển cả sanh tử, đây mới là người sáng suốt ‘khế cơ’, ‘khế lý’, là người chắc chắn có nhiều phước báo!
Đạo lý ‘xả tạp nhập chuyên’ này cũng giống như ăn quýt trước tiên phải lột bỏ vỏ sau đó mới ăn múi ngọt. Tâm tự lực tu ‘tạp hạnh’ và ‘tạp tu’ là ‘vọng’, là ‘vỏ’, là cái nhân luân hồi vì thế cần phải xả bỏ. Bản nguyện danh hiệu là ‘chân như’ là ‘múi quýt’ cần phải đem hết thân tâm nhận lấy nghĩa là lấy quả địa giác làm tâm nhân địa của chúng ta. Muốn chứng nhập ‘chân’ trước tiên cần phải xả bỏ ‘vọng’!
Hiện nay, người học Phật thường đem ‘học giải’ và ‘học hạnh’ hỗn hợp với nhau, cần phải biết nếu muốn ‘học giải’ thì phải như là đại sư Thiện Đạo nói: Tất cả giáo điển từ phàm tới thánh cho đến Phật quả đều phải học tức là nói giáo môn, giáo tướng, giáo pháp đều có thể học, đều nên nhận thức. Nhưng muốn thoát sanh tử thì cần phải chuyên tu một môn mà ‘học hạnh’. Nhưng ‘học hạnh’ như đại sư Thiện Đạo khuyên ‘cần phải ít tốn công mà được nhiều lợi ích’ tức là chỉ cho pháp môn bản nguyện niệm Phật, pháp niệm Phật vãng sanh thành Phật. Nhân vì thời kỳ mạt pháp, mạng người ngắn ngủi cũng không biết chết vào lúc nào, cho nên muốn giải quyết việc lớn sanh tử cho đến thành Phật thì cần phải chọn một pháp thích hợp với căn cơ của chính mình, pháp này phải ‘ít tốn công mà được nhiều lợi ích’, chọn pháp một đời có thể thành tựu mà tu mới thì có thể thỏa mãn đại nguyện thoát sanh tử cho đến thành Phật của chúng ta.
Do đây đủ biết, chẳng nên đem sự ‘học giải’ cầu tri giải tất cả sự tướng sự lý lẫn lộn với pháp ‘học hạnh’ liễu thoát sanh tử mà luận, rồi cho rằng cần phải có tri giải rất nhiều tức là cần phải đồng thời ‘kiêm tu’ rất nhiều pháp mới có thể liễu thoát sanh tử. Đây là người chẳng biết ‘Di-đà bản nguyện’ là pháp đặc biệt. Ví như bạn muốn học trồng lúa đương nhiên phải biết thời tiết, đất đai, hạt giống, phân bón v.v… các điều đó thuộc về tri giải cần phải ‘học’, nhưng một người đang đói sắp chết, bạn lại đem lý thuyết trồng lúa nói cho người ấy nghe thì không được rồi! Không có cơm ăn, phải đợi hiểu rõ về tri thức trồng lúa. Như người này chỉ cần ăn một chén cơm thì có thể no bụng, điều đó mới xứng đáng với nỗi khổ tâm của người trồng lúa, thì đâu phải là đến nỗi chết đói?
Chúng ta đang là người ở trong thời mạt pháp, là người tội nặng không biết phải bị chết lúc nào. Nếu thọ mạng dài lâu muốn học hiểu tất cả giáo pháp thì còn có thể được, nhưng muốn liễu thoát sanh tử thì lại giống như ‘ăn cơm’, chỉ cần một pháp (ăn cơm) thì giải quyết được ‘bệnh chết đói’ của ‘sanh tử’. Đương nhiên ‘ăn cơm trị bệnh đói’ không thể đánh đồng với công đức cứu độ của ‘danh hiệu bản nguyện của Phật’. Chỉ vì muốn cho người học dễ hiểu nên bất đắc dĩ phải lấy thí dụ trong sinh hoạt thường ngày để so sánh, nhờ đó mới biết được thâm ý Đức Phật trong kinh Vô Lượng Thọ muốn chúng ta ‘nhất hướng niệm Phật’.
Phải biết ‘Học rộng vốn vì muốn thâm nhập giáo pháp, còn chuyên tu thì lập tức tổng trì tất cả giáo pháp’. Đương nhiên muốn hiểu nghĩa ‘tha lực niệm Phật vãng sanh’ thì có thể học ba kinh một luận[5] để biết, biết thô thiển cũng được! Nếu cho rằng nhất định phải học rộng các pháp thì tất cả bọn phàm phu ngu si không có hy vọng. Vì thế đừng ham tri giải mà bỏ phế thời gian ‘nhất hướng xưng danh’, cho nên cần phải tin sâu ‘phàm phu sanh tử tội ác nương bản nguyện Di-đà, dù niệm mười tiếng hay một tiếng đều được vãng sanh’ Giải hạnh như vậy mới là giải hạnh chân thật của người tu ‘bản nguyện niệm Phật’.
Tổ sư Ấn Quang cũng có nói: “Ở thế gian có người háo thắng cầu cao, thường nói đến tự lực, xem thường Phật lực mà họ chẳng biết từ lúc sanh ra cho đến lúc chết, không có một việc gì chẳng nhờ cậy sức của người khác, vậy mà họ chẳng lấy đó làm hổ thẹn, chứ đâu riêng gì một việc lớn liễu thoát sanh tử mà không chịu thừa nhận Phật lực. Sao lại táng tâm ngông cuồng đến thế! Hành giả Tịnh tông cần phải thống thiết răn dè”. Đồng thời Tổ sư Ấn Quang cũng chỉ rõ: “Xưa nay có nhiều người y cứ pháp môn thông đồ (Thánh đạo môn) để luận về pháp môn Tịnh Độ, do đó mà tự mình lầm, còn làm lầm người khác, rồi tự cho là hoằng pháp lợi sanh, loại người này nhiều không kể xiết! Điểm sai lầm bắt đầu từ chẳng chịu xét sự lớn nhỏ, khó dễ giữa Phật lực và tự lực. Cố dẫn pháp môn thông đồ cậy tự lưc để bình luận pháp môn đặc biệt nương Phật lực, cho nên đưa đến sự sai lầm này. Nếu biết Phật lực bất khả tư nghị không thể dùng sức tu trì của phàm phu có đủ thứ trói buộc để bình luận thì tất cả tâm nghi hoặc bất tín ấy biến mất”.
Từ những lời khai thị kể trên của tổ sư Ấn Quang mà biết ‘đoạn nghi sanh tín’ là quan trọng hơn hết đối với hành giả tu ‘bản nguyện thành Phật’. Hiện nay, nhiều người học Tịnh tông chưa thể nắm vững yếu chỉ của Tịnh tông là ‘tại đoạn nghi sanh tín, chứ chẳng tại công phu niệm Phật’, ‘tại tin sâu quyết định vãng sanh chứ chẳng tại phương pháp niệm Phật’. Vì thế, nghe pháp cốt sanh tín mà lại xả bỏ ‘đoạn nghi sanh tín’; trái lại chấp lấy tự lực niệm Phật phục đoạn phiền não. Dùng tâm tự lực tu pháp tha lực, dùng pháp thông đồ để tu pháp đặc biệt, thật là rất trái ngược với bản ý phát nguyện của Phật Di-đà, lại càng trái với bản hoài Phật lực bình đẳng từ bi cứu độ chúng sanh ở khắp mười phương. Hiện đời dù có được chút ít nhưng tổn thất thì rất lớn. Thật đáng tiếc thay!
Những điều phân tích ở trên cốt trông mong chúng ta đem hết sinh mạng hữu hạn vô thường này hướng vào trong biển bản nguyện của Phật A-di-đà để đạt đến vô lượng quang, vô lượng thọ thì mới thật sự không luống uổng một đời này.
Cư sĩ Định Huệ dịch
(dịch từ bài tiểu luận của Huy Trân trong "Hồi Quy Thiện Đạo Hoằng Nguyện Tịnh Độ Tư Tưởng)
(Tu viện Huệ Quang)
Chú thích:
[1] Người tạp hạnh, tạp tu là người tự lực kiêm tha lực, nhờ chư Phật Bồ-tát gia trì chỉ có chút cảm ứng là tạm thời tiêu tai, thoát nạn… giúp cho thêm phước thêm thọ, nhưng không thể thoát khỏi sanh tử luân hồi, thì làm sao có thể vãng sanh thành Phật? Vì thế nên cần phải xả bỏ!
[2] Người tự lực niệm Phật thường thường tự lực kiêm tha lực niệm Phật, sau đó hồi hướng Tịnh Độ, cầu lúc lâm chung Phật đến tiếp dẫn, hiện đời không bảo chứng, một đời không an tâm vì thế vẫn chẳng viên mãn.
[3] Pháp môn tha lực niệm Phật là pháp môn do A-di-đà Phật sáng lập dùng Phật lực (quang minh và danh hiệu) trực tiếp cứu độ chúng sanh cũng là pháp môn bản nguyện niệm Phật, hoằng nguyện niệm Phật. Ngày nay chúng ta tin được, niệm được thì được thành Phật độ chúng sanh, hoàn toàn là nhờ Phật lực giúp cho chúng ta thành tựu.
[4] Danh hiệu độc vận là bản nguyện danh hiệu của danh thể nhất trí, lý sự vô ngại là từ pháp thể trong bổn tánh chân như của Phật phát khởi để độ chúng sanh, có sức công đức chân thật đương nhiên sẽ độc tự vận tác cứu độ chúng sanh. Đó là ‘A-di-đà Phật là pháp giới thân vào trong tâm tưởng của tất cả chúng sanh’. Sức công đức của danh hiệu này có năng lực khiến chúng ta tin, khiến chúng ta niệm Phật, khiến chúng ta vãng sanh thành Phật độ chúng sanh, đều là pháp nhĩ vận tác một cách tự nhiên, đều là do Phật lực mà được thành tựu.
[5] Ba kinh một luận: Ba kinh là 1. Vô Lượng Thọ kinh 2. Phật thuyết A-di-đà kinh, 3. Quán Vô Lượng Thọ Phật kinh. Một luận là Vãng Sanh luận của bồ-tát Thế Thân.
Ngã kiến tha nhân tử
Ngã tâm nhiệt như hỏa
Bất thị nhiệt tha nhân
Khán khán luân đáo ngã
Dịch:
Ta thấy người khác chết
Tâm ta như lửa đốt
Chẳng phải đốt người khác
Nhìn lại tới phiên ta.
Cuối cùng thì một con đường vô thường này mỗi người chúng ta đều phải đối diện! Tuy nhiên, Phật A-di-đà đã từng phát đại nguyện muốn cứu độ tất cả chúng sanh niệm Phật. Nhưng lúc bình thường người không có tín tâm niệm Phật thì một khi đến lúc lâm chung làm sao có tín tâm niệm Phật vãng sanh? Đến lúc ấy, thật rất cần thiện tri thức đến ‘khuyến tín’, đến ‘trợ niệm’! Hoặc thân trung ấm trong giây phút ấy được Phật A-di-đà cứu độ! (Nhưng lại không có bảo chứng!?)
Trong xã hội hiện tại có nhiều cái chết không lường trước được như động đất, lũ lụt, hỏa hoạn, tai nạn máy bay, tai nạn xe cộ, giặc cướp, bệnh hoạn… đâu biết ‘vô thường’ lúc nào tới gõ cửa, điều này ai cũng cảm biết! Một mai hơi thở không hít vào thì mọi việc đều chẳng phải do ta có thể khống chế! Có thể nào nhất định nhờ được người khác ‘trợ niệm’ chăng! Vì thế lúc bình thường cần phải chuẩn bị trước mới tốt, nghĩa là có tín tâm chân thật đối với bản nguyện danh hiệu Phật A-di-đà. Đây mới là việc trọng yếu hơn hết trong một đời người!
Chúng ta là người học Phật đều biết Đức Thích Tôn đã từng truyền dạy tám muôn bốn nghìn pháp môn tu hành, nhưng vì sao đến lúc lâm chung mọi người thường đều vì người chết mà niệm tụng Nam Mô A Di Đà Phật, rất ít khi niệm thánh hiệu của Phật và Bồ-tát khác? Muốn hiểu rõ sự sâu mầu ở trong ấy, trước tiên cần phải xem trong Bát-chu tán do đại sư Thiện Đạo, tương truyền là hóa thân của Phật A-di-đà, có nói: “Các pháp môn có đến tám vạn bốn nghìn đều vì mục đích diệt nghiệp nhân vô minh, như thanh kiếm bén chính là danh hiệu Di-đà, xưng một tiếng danh hiệu Di-đà thì các tội đều tiêu trừ”.
Qua đoạn văn trên, chúng ta biết các lời dạy của các vị Tổ sư trong tông Tịnh Độ đều là một mạch tương thông! Tóm lại ý nghĩa là: Hễ chẳng phải hạnh trực tiếp vãng sanh thì biến thành ‘tạp hạnh’, ‘tạp hạnh’ cũng chỉ cho tám muôn bốn nghìn pháp môn đều là một phương tiện giả lập! Từ lập trường của tông Tịnh Độ mà nói thì tám muôn bốn nghìn pháp môn là phương tiện (pháp môn giả tạm) vào tông Tịnh Độ. Nếu không có các ‘đạo khó hành’ của ‘Thánh đạo môn’ để so sánh thì chẳng biết sự đặc biệt thù thắng của pháp môn hoằng nguyện là ‘đạo dễ hành’. Phàm phu thường có thói quen ‘ngã chấp’ nên đều thích lấy tự lực tu hành để thể chứng.
Nhưng sự thật tám muôn bốn nghìn pháp môn khó hành, khó chứng, lại học cũng chẳng thành tựu, lúc ấy mới chịu buông bỏ thân tâm, quay đầu trở lại hướng vào trong biển đại nguyện Di-đà (đạo dễ hành).
Phàm phu cực khổ tu hành ‘đạo khó hành’ mới biết mình làm không nổi, cũng không tu nổi; đương lúc tuyệt vọng, hồi tâm chuyển ý, mới biết chỉ có dựa vào sức bản nguyện của Phật A-di-đà mới được cứu độ (ví như bảng đen cần phải dùng phấn trắng để viết chữ thì mới thấy chữ rõ ràng). Cho nên ‘đạo khó hành’ cũng là ‘lót đường’, cũng là ‘mở đường’ cho ‘đạo dễ hành’.
Kỳ thật, mục đích tu trì tám muôn bốn nghìn pháp môn đều vì phá vọng chứng chân, diệt trừ nhân quả vô minh ‘tam tế lục thô’ từ vô thủy đến nay, nhưng phàm phu dùng tự lực tu hành lại không chứng nổi. Vì thế, Phật A-di-đà đại từ đại bi muốn hồi hướng bản nguyện do Ngài tu hành khổ hạnh khó hành từ nhiều kiếp mới được thành tựu ban cho chúng ta để diệt trừ nghiệp nhân nghiệp quả của vô minh, ban cho chúng ta bản nguyện danh hiệu phá tan tăm tối vô minh, viên mãn đại nguyện thành Phật.
‘Như một ngọn đèn đốt lên thì phá tan bóng tối của vạn năm’. “Một câu xưng niệm danh hiệu Phật trừ diệt được tất cả tội” biểu thị tội nghiệp từ vô thủy đến nay chẳng làm chướng ngại việc vãng sanh của người tu pháp niệm Phật. A-di-đà Phật có đủ sức đại công đức diệt trừ tội chướng cho chúng sanh, có đại nguyện lực đưa chúng ta vãng sanh thành Phật, vì thế Ngài mới có thể thành Phật!
Thế nên, người có lòng tin nơi Phật thì một phen thấy Phật A-di-đà, một phen niệm danh hiệu Phật A-di-đà thì cảm nhận đã được cứu độ, đã được quyết định vãng sanh (việc này do Phật quyết định). Đương nhiên muốn có được sự cảm nhận này và lòng tin hoan hỷ thật sự được cứu độ thì cần phải hết sức tín nguyện thì mới có kết quả.
Cần phải nói rõ thêm, tám muôn bốn nghìn pháp môn đều là đạo khó hành, khó tiến tới mà dễ thoái lui, là ‘nhân hạnh’, là pháp tu chưa hoàn hảo. Danh hiệu Di-đà là ‘quả đức’, là quả giác ngộ đã hoàn thành! Tu trì tám muôn bốn nghìn pháp môn muốn thành Phật thì đều phải từ chứng quả vị A-la-hán trở lên mới tính, hoàn tất phải mất ba đại a-tăng-kỳ kiếp mới có thể tu thành Phật quả viên mãn! Nhưng người tu Tịnh Độ nhận lấy và thâm nhập một câu bản nguyện danh hiệu thì có thể vượt qua ba đại a-tăng-kỳ kiếp đi vãng sanh làm Phật, đây tức là hàm ý của câu “Một niệm vượt ba a-tăng-kỳ kiếp”. Đây thật là đại nguyện đại hạnh ‘biệt dị hoằng nguyện’ viên đốn, viên siêu!
Do đó đủ biết công đức (nhân hạnh) của tám vạn bốn nghìn pháp môn không thể nào sánh được với công đức của bản nguyện danh hiệu (quả đức). Do đó chúng ta nên vâng theo lời khuyên của Đại sư Thiện Đạo tu hành pháp môn có duyên với chúng ta, ít tốn công mà được nhiều lợi ích. Chỉ cần học cho tốt pháp môn tha lực bản nguyện niệm Phật, trước tiên cần phải bỏ tâm tự lực ‘tạp hạnh’ và ‘tạp tu’[1], chẳng những ‘tạp tu’ nghĩa là tự lực tu hành tám vạn bốn nghìn pháp môn cần phải xả bỏ mà ngay cả tâm tự lực niệm Phật[2] cũng phải xả bỏ! Chỉ hoàn toàn nương tựa vào bản nguyện danh hiệu của từ phụ A-di-đà mới có thể vãng sanh vào báo độ chân thật.
Phải biết danh hiệu này là do bản nguyện “Nếu chẳng được sanh thì ta không ở ngôi Chánh giác” mà thành tựu, là Nam-mô A-di-đà Phật ‘vãng sanh chánh giác, cơ pháp nhất thể thành tựu’, cho nên biết câu danh hiệu này là do Phật lực thành tựu, cũng là Phật lực hồi hướng cho chúng ta, cũng là pháp thể tuyệt đối tha lực cứu độ tất cả chúng sanh. Vì thế, nếu chẳng xả bỏ tự lực mà muốn thật sự có được tín tâm tha lực (tín tâm quyết định) vãng sanh báo độ thì không thể nào được! Vì ‘tín tâm quyết định’ chẳng phải là lấy tín tâm do tự lực của phàm phu phát khởi làm bản vị! Vì tâm của phàm phu là vọng tâm sanh diệt, không có thật thể! Vọng tâm của phàm phu chỉ thành cái ‘nhân’ của luân hồi, chẳng thể nào biến thành cái ‘nhân’ vãng sanh Tịnh Độ! Nhưng một mai lãnh thọ đại bi cứu độ của Phật A-di-đà, tiếp nhận ‘pháp môn tha lực niệm Phật’[3]. Tâm phàm phu có được tín tâm tha lực (Phật và phàm phu đồng một thể) liền biến thành cái nhân chân thật vãng sanh! Đây là do sáu chữ danh hiệu Nam-mô A-di-đà Phật là ‘chân như’ từ trong Phật quả sanh khởi, có sức công đức chân thật tự nhiên vận dụng độ chúng sanh! Đây tức là công đức vô thượng của ‘danh hiệu độc vận’[4]. Đúng như đại sư Liên Trì nói: “Di-đà chính là vạn đức hồng danh, danh hiệu vừa xưng niệm thì vạn đức đều tròn đầy, chẳng cầu phước mà phước tự đầy đủ”.
Nhưng người tu hành nếu đem ‘tạp hạnh’, ‘tạp tín’ của tám muôn bốn nghìn pháp môn thêm vào trong công đức ‘bản nguyện danh hiệu’ thì biến thành ‘nghi hoặc Phật trí’ (chẳng dám toàn tin, toàn nương tựa bản nguyện Phật). Như vậy thì chẳng tương ưng với sức bản nguyện của Phật. Dùng tâm nghi ngờ này dù nỗ lực niệm Phật như thế nào đi nữa, cao nhất chỉ vãng sanh vào ‘hóa độ’, đợi đến chừng nào người này tiêu hết ‘tội nghi Phật’ thì mới được chuyển vào báo độ chân thật. Từ những phân tích kể trên, chúng ta mới biết vì sao pháp môn bản nguyện phải cực lực chủ trương xả bỏ tâm tự lực của ‘tạp hạnh’ và ‘tạp tu’?
Vì phàm phu thời mạt pháp tu tám muôn bốn nghìn pháp môn khó thành tựu, chẳng thể thoát sanh tử, vẫn không có cách ra khỏi sanh tử luân hồi, cho nên cần phải xả bỏ! ‘Xả tạp nhập chuyên’ nương vào sức bản nguyện của Phật mà vượt qua biển cả sanh tử, đây mới là người sáng suốt ‘khế cơ’, ‘khế lý’, là người chắc chắn có nhiều phước báo!
Đạo lý ‘xả tạp nhập chuyên’ này cũng giống như ăn quýt trước tiên phải lột bỏ vỏ sau đó mới ăn múi ngọt. Tâm tự lực tu ‘tạp hạnh’ và ‘tạp tu’ là ‘vọng’, là ‘vỏ’, là cái nhân luân hồi vì thế cần phải xả bỏ. Bản nguyện danh hiệu là ‘chân như’ là ‘múi quýt’ cần phải đem hết thân tâm nhận lấy nghĩa là lấy quả địa giác làm tâm nhân địa của chúng ta. Muốn chứng nhập ‘chân’ trước tiên cần phải xả bỏ ‘vọng’!
Hiện nay, người học Phật thường đem ‘học giải’ và ‘học hạnh’ hỗn hợp với nhau, cần phải biết nếu muốn ‘học giải’ thì phải như là đại sư Thiện Đạo nói: Tất cả giáo điển từ phàm tới thánh cho đến Phật quả đều phải học tức là nói giáo môn, giáo tướng, giáo pháp đều có thể học, đều nên nhận thức. Nhưng muốn thoát sanh tử thì cần phải chuyên tu một môn mà ‘học hạnh’. Nhưng ‘học hạnh’ như đại sư Thiện Đạo khuyên ‘cần phải ít tốn công mà được nhiều lợi ích’ tức là chỉ cho pháp môn bản nguyện niệm Phật, pháp niệm Phật vãng sanh thành Phật. Nhân vì thời kỳ mạt pháp, mạng người ngắn ngủi cũng không biết chết vào lúc nào, cho nên muốn giải quyết việc lớn sanh tử cho đến thành Phật thì cần phải chọn một pháp thích hợp với căn cơ của chính mình, pháp này phải ‘ít tốn công mà được nhiều lợi ích’, chọn pháp một đời có thể thành tựu mà tu mới thì có thể thỏa mãn đại nguyện thoát sanh tử cho đến thành Phật của chúng ta.
Do đây đủ biết, chẳng nên đem sự ‘học giải’ cầu tri giải tất cả sự tướng sự lý lẫn lộn với pháp ‘học hạnh’ liễu thoát sanh tử mà luận, rồi cho rằng cần phải có tri giải rất nhiều tức là cần phải đồng thời ‘kiêm tu’ rất nhiều pháp mới có thể liễu thoát sanh tử. Đây là người chẳng biết ‘Di-đà bản nguyện’ là pháp đặc biệt. Ví như bạn muốn học trồng lúa đương nhiên phải biết thời tiết, đất đai, hạt giống, phân bón v.v… các điều đó thuộc về tri giải cần phải ‘học’, nhưng một người đang đói sắp chết, bạn lại đem lý thuyết trồng lúa nói cho người ấy nghe thì không được rồi! Không có cơm ăn, phải đợi hiểu rõ về tri thức trồng lúa. Như người này chỉ cần ăn một chén cơm thì có thể no bụng, điều đó mới xứng đáng với nỗi khổ tâm của người trồng lúa, thì đâu phải là đến nỗi chết đói?
Chúng ta đang là người ở trong thời mạt pháp, là người tội nặng không biết phải bị chết lúc nào. Nếu thọ mạng dài lâu muốn học hiểu tất cả giáo pháp thì còn có thể được, nhưng muốn liễu thoát sanh tử thì lại giống như ‘ăn cơm’, chỉ cần một pháp (ăn cơm) thì giải quyết được ‘bệnh chết đói’ của ‘sanh tử’. Đương nhiên ‘ăn cơm trị bệnh đói’ không thể đánh đồng với công đức cứu độ của ‘danh hiệu bản nguyện của Phật’. Chỉ vì muốn cho người học dễ hiểu nên bất đắc dĩ phải lấy thí dụ trong sinh hoạt thường ngày để so sánh, nhờ đó mới biết được thâm ý Đức Phật trong kinh Vô Lượng Thọ muốn chúng ta ‘nhất hướng niệm Phật’.
Phải biết ‘Học rộng vốn vì muốn thâm nhập giáo pháp, còn chuyên tu thì lập tức tổng trì tất cả giáo pháp’. Đương nhiên muốn hiểu nghĩa ‘tha lực niệm Phật vãng sanh’ thì có thể học ba kinh một luận[5] để biết, biết thô thiển cũng được! Nếu cho rằng nhất định phải học rộng các pháp thì tất cả bọn phàm phu ngu si không có hy vọng. Vì thế đừng ham tri giải mà bỏ phế thời gian ‘nhất hướng xưng danh’, cho nên cần phải tin sâu ‘phàm phu sanh tử tội ác nương bản nguyện Di-đà, dù niệm mười tiếng hay một tiếng đều được vãng sanh’ Giải hạnh như vậy mới là giải hạnh chân thật của người tu ‘bản nguyện niệm Phật’.
Tổ sư Ấn Quang cũng có nói: “Ở thế gian có người háo thắng cầu cao, thường nói đến tự lực, xem thường Phật lực mà họ chẳng biết từ lúc sanh ra cho đến lúc chết, không có một việc gì chẳng nhờ cậy sức của người khác, vậy mà họ chẳng lấy đó làm hổ thẹn, chứ đâu riêng gì một việc lớn liễu thoát sanh tử mà không chịu thừa nhận Phật lực. Sao lại táng tâm ngông cuồng đến thế! Hành giả Tịnh tông cần phải thống thiết răn dè”. Đồng thời Tổ sư Ấn Quang cũng chỉ rõ: “Xưa nay có nhiều người y cứ pháp môn thông đồ (Thánh đạo môn) để luận về pháp môn Tịnh Độ, do đó mà tự mình lầm, còn làm lầm người khác, rồi tự cho là hoằng pháp lợi sanh, loại người này nhiều không kể xiết! Điểm sai lầm bắt đầu từ chẳng chịu xét sự lớn nhỏ, khó dễ giữa Phật lực và tự lực. Cố dẫn pháp môn thông đồ cậy tự lưc để bình luận pháp môn đặc biệt nương Phật lực, cho nên đưa đến sự sai lầm này. Nếu biết Phật lực bất khả tư nghị không thể dùng sức tu trì của phàm phu có đủ thứ trói buộc để bình luận thì tất cả tâm nghi hoặc bất tín ấy biến mất”.
Từ những lời khai thị kể trên của tổ sư Ấn Quang mà biết ‘đoạn nghi sanh tín’ là quan trọng hơn hết đối với hành giả tu ‘bản nguyện thành Phật’. Hiện nay, nhiều người học Tịnh tông chưa thể nắm vững yếu chỉ của Tịnh tông là ‘tại đoạn nghi sanh tín, chứ chẳng tại công phu niệm Phật’, ‘tại tin sâu quyết định vãng sanh chứ chẳng tại phương pháp niệm Phật’. Vì thế, nghe pháp cốt sanh tín mà lại xả bỏ ‘đoạn nghi sanh tín’; trái lại chấp lấy tự lực niệm Phật phục đoạn phiền não. Dùng tâm tự lực tu pháp tha lực, dùng pháp thông đồ để tu pháp đặc biệt, thật là rất trái ngược với bản ý phát nguyện của Phật Di-đà, lại càng trái với bản hoài Phật lực bình đẳng từ bi cứu độ chúng sanh ở khắp mười phương. Hiện đời dù có được chút ít nhưng tổn thất thì rất lớn. Thật đáng tiếc thay!
Những điều phân tích ở trên cốt trông mong chúng ta đem hết sinh mạng hữu hạn vô thường này hướng vào trong biển bản nguyện của Phật A-di-đà để đạt đến vô lượng quang, vô lượng thọ thì mới thật sự không luống uổng một đời này.
Cư sĩ Định Huệ dịch
(dịch từ bài tiểu luận của Huy Trân trong "Hồi Quy Thiện Đạo Hoằng Nguyện Tịnh Độ Tư Tưởng)
(Tu viện Huệ Quang)
Chú thích:
[1] Người tạp hạnh, tạp tu là người tự lực kiêm tha lực, nhờ chư Phật Bồ-tát gia trì chỉ có chút cảm ứng là tạm thời tiêu tai, thoát nạn… giúp cho thêm phước thêm thọ, nhưng không thể thoát khỏi sanh tử luân hồi, thì làm sao có thể vãng sanh thành Phật? Vì thế nên cần phải xả bỏ!
[2] Người tự lực niệm Phật thường thường tự lực kiêm tha lực niệm Phật, sau đó hồi hướng Tịnh Độ, cầu lúc lâm chung Phật đến tiếp dẫn, hiện đời không bảo chứng, một đời không an tâm vì thế vẫn chẳng viên mãn.
[3] Pháp môn tha lực niệm Phật là pháp môn do A-di-đà Phật sáng lập dùng Phật lực (quang minh và danh hiệu) trực tiếp cứu độ chúng sanh cũng là pháp môn bản nguyện niệm Phật, hoằng nguyện niệm Phật. Ngày nay chúng ta tin được, niệm được thì được thành Phật độ chúng sanh, hoàn toàn là nhờ Phật lực giúp cho chúng ta thành tựu.
[4] Danh hiệu độc vận là bản nguyện danh hiệu của danh thể nhất trí, lý sự vô ngại là từ pháp thể trong bổn tánh chân như của Phật phát khởi để độ chúng sanh, có sức công đức chân thật đương nhiên sẽ độc tự vận tác cứu độ chúng sanh. Đó là ‘A-di-đà Phật là pháp giới thân vào trong tâm tưởng của tất cả chúng sanh’. Sức công đức của danh hiệu này có năng lực khiến chúng ta tin, khiến chúng ta niệm Phật, khiến chúng ta vãng sanh thành Phật độ chúng sanh, đều là pháp nhĩ vận tác một cách tự nhiên, đều là do Phật lực mà được thành tựu.
[5] Ba kinh một luận: Ba kinh là 1. Vô Lượng Thọ kinh 2. Phật thuyết A-di-đà kinh, 3. Quán Vô Lượng Thọ Phật kinh. Một luận là Vãng Sanh luận của bồ-tát Thế Thân.