Hỏi - Đáp

Bàn về luân hồi và số mệnh

Thứ hai, 17/03/2021 10:44

Không bao giờ Phật giáo chủ trương sự đầu thai với ý nghĩa: “Linh hồn bỏ xác thân này để chui vào một xác thân khác”. Thuyết tái sanh của Phật giáo, thật ra, không gì khác hơn là thuyết nhân quả nghiệp báo mở rộng đến phạm vi tinh thần và đạo đức.

Vấn: Bạch Sư! Xin Sư từ bi giảng giải về luân hồi và số mệnh, chúng con xin được học tập?

Đáp: Sư sẽ vì quý Phật tử mà giảng giải về luân hồi và số mệnh; bài này Sư đã giảng vào năm thứ hai, khóa Tư (niên khóa 2000-2004) tại Trường Trung cấp Phật học tỉnh Đồng Nai.

Thuyết luân hồi trong nhà Phật

Nó không có một điểm nào gọi là đồng với thuyết đầu thai của Bà La Môn giáo, giữa hai nền giáo lý này có một sự sai biệt, không tùng cái xác thân, sau khi chết, linh hồn ấy bỏ cái vỏ hư hoại để chui vào một cái xác thân mới như ta vứt một chiếc áo cũ để khoát vào một chiếc áo mới.

Cứu chúng sinh thoát khỏi luân hồi

Đức Phật thấy rằng sự khốn khổ và đau đớn của họ chỉ là kết quả của nghiệp mà họ đã gây ra từ những đời trước.

Đức Phật thấy rằng sự khốn khổ và đau đớn của họ chỉ là kết quả của nghiệp mà họ đã gây ra từ những đời trước.

Thuyết “Luân hồi” của nhà Phật không có một mải mai nào giống với thuyết luân hồi đó của Bà La Môn giáo. Phật giáo không nhìn nhận có một hình thức sinh tồn nào độc lập đối với vật chất trên thế gian này. Tất cả những hiện tượng này cũng như hiện tượng vật lý đều bị thay đổi luôn luôn muốn không cũng không được. Vậy không có một phần tử nào thật sự bất biến để có thể gọi là ngã là linh hồn. Thế làm sao nói có “Thay hồn đổi xác” làm sao nói có “Luân hồi”, trong khi không có cái “Ngã” cũng như khi không có cái gọi là “Linh hồn”. Ở đây, nên ghi rằng danh từ “Tái sinh” không hoàn toàn đúng, vì danh từ ấy chỉ diễn đạt một sự tụng niệm mà thôi.

Chân chính mà nói, giáo lý của Nhà Phật về vấn đề này là luật nhân quả trong phạm vi luân lý. Vì bất luận một trạng thái vật chất nào hiện ra cũng là kết quả của một trạng thái trước và trạng thái này hiện ra làm nguyên nhân cho một trạng thái sau nữa. Cũng vậy đời sống vật chất và tình cảm hiện nay vừa là kết quả của sự tham sống ích kỷ của những đời sống tiếp dẫn sau khi ta chết. Vì từ giây phút tâm thức này đến giây phút tâm thức khác, không có cái gì gọi là bất biến.

Cái lịch trình tạo và bị tạo có thể ví với sự di động của một đợt sóng ngoài biển cả, trong trường hợp này, quả thật không có một phần nước nào thật sự lướt trên mặt biển để lượt từ đợt sóng này sang đợt sóng khác.

Cũng thế, theo Phật giáo, không có một cái ngã hay một linh hồn chạy lướt trên mặt biển luân hồi, mà chỉ có từng đợt sóng, tùy tâm tánh và nghiệp lực của nó mà hiện ra, ở đây thì như là người, ở chỗ kia thì như là thú, ở chỗ khác nữa là chúng sanh vô hình. Do đó chúng ta gọi là đời sống, thật ra chỉ là một dòng diễn tiến của hiện tượng vật chất (sắc) và tinh thần (tâm), dòng ấy chảy mãi không ngừng, từ rất xa xưa, trước khi chúng ta sanh ra trong đời này, và nó sẽ kế tiếp chảy sau khi chúng ta nhắm mắt theo dòng thời gian vô tận.

Cái nhóm năm uẩn mà người ta thường nhận lầm là con người, không thể nào là một cái ngã chân thật được, và không khác gì một ảo tưởng.

Đức Phật dạy: “Như Lai đã giải thoát mọi lý thuyết, ví Như Lai đã biết thế nào là hiện tượng hữu vi (sắc), thế nào là sự sanh thành hoại diệt của nó.

Như Lai đã biết thế nào là những hành động của tâm (hành), thế nào là sự sanh thành và sự hoại diệt của chúng.

Như Lai đã biết thế nào là biết (thức), thế nào là sự sanh thành và sự hoại diệt của nó.

Số mệnh:

Phật nói: “Đừng tin ở lời người nào đã nghe thấy lời nói lại với chúng ta. Đừng tin ở sự truyền tụng, ở những nghị luận hợp lý, ở những bóng dáng bề ngoài, ở những quan điểm được đời ái mộ, ở những ước đoán thuận lý, và cũng đừng tin ở nơi ta, bởi lẽ ta là Thầy của người.

Mọi thứ đều có nhân duyên nghiệp quả của nó, vậy nên chúng ta nên hiểu và áp dụng lời Phật dạy vào trong mỗi ý nghĩ và hành động.

Mọi thứ đều có nhân duyên nghiệp quả của nó, vậy nên chúng ta nên hiểu và áp dụng lời Phật dạy vào trong mỗi ý nghĩ và hành động.

Bởi vậy, người đệ tử chân chính của Đức Phật rất xa tối nhắm mắt cúi đầu tin liều. Đó là một nhà tự do tín ngưỡng, tự do tư tưởng theo cái nghĩa cao cả nhứt của danh từ này. Người đệ tử chân chính của Đức Phật không lạc bước trong rừng tín điều tiêu cực lẫn tích cực, vì họ biết rằng những quan niệm mà gốc rễ nằm trong tình trạng mù quáng và trong sự tự mình dối gạt lấy mình mà thôi.

Số phận của chúng ta - Đức Phật đã dạy rành như thế - không phải do sự may rủi mù quáng định đoạt, cũng không phải tùy sự hành động độc đoán của một đấng tạo hóa hay tùy sự ban thưởng hoặc hình phạt của một vị thần linh nào, mà chắc chắn là do những hành động “nghiệp” của chúng ta đã gây ra trong những đời trước.

Đức Phật nhìn những người bệnh hoạn, cùi phong, đau khổ. Đức Phật thấy rằng sự khốn khổ và đau đớn của họ chỉ là kết quả của nghiệp mà họ đã gây ra từ những đời trước. Đức Phật xem xét kẻ giàu, người nghèo, người sướng, kẻ khổ và bất luận chỗ nào Đức Phật cũng đều tìm thấy dấu vết của Luật vay trả, của luật nhân quả, luật báo ứng và của Pháp, Pháp ấy cái đạo lý bao trùm vũ trụ ấy, và do Đức Phật tìm ra, được tóm tắt trong bốn chân lý cao cả như sau:

1. Chân lý về sự thống ngự của đau khổ

2. Chân lý về nguồn gốc của đau khổ

3. Chân lý về sự diệt khổ

4. Chân lý về con đường dẫn dắt đến sự diệt khổ.

Sự liên hệ giữa kiếp này với kiếp kia

Nói đến Bát chánh đạo là nói đến trung đạo mà Đức Phật đã giảng dạy như sau:

Con người mà mắc trong lưới mù quáng rồi, thì đừng lấy sự học đọc bề ngoài các Thánh kinh, đừng lấy sự cúng tế thần linh, cũng như đừng lấy sự nhịn đói sự ngủ dưới đất, thức khuya mệt nhọc, hay lấy sự đọc đi đọc lại lời cầu nguyện mà trở thành trong sạch được. Và cũng không phải lấy sự cúng chư Tăng, sự hành phạt thể xác, sự lễ bái tụng niệm bề ngoài mà làm cho con người trở nên thanh tịnh được, nếu trong tâm còn những ham muốn ích kỷ.

Cũng chẳng phải vì ăn thịt, ăn cá mà con người trở nên bất tịnh mà vì bởi say đắm, thèm thuồng, tự hào, khinh bỉ người khác với những ý muốn bất chánh, ác độc cho nên con người mới trở thành không trong sạch.

Có hai cách thái quá, một đằng là đắm mình trong dục lục, một đằng khác là đắm mình trong lối tu ép xác. Như Lai đã gạt bỏ hai cái thái quá ấy và tìm ra con đường trung đạo, con đường làm sáng mắt kẻ mù, rồi đưa họ đến chỗ an lạc, huyền diệu, giác ngộ và giải thoát.

loading...